Serbia: Sơ tán một khu vực để phá dỡ đạn pháo chưa nổ
Ngày 19/4, cơ quan tình trạng khẩn cấp thành phố Nis phía Bắc Serbia thông báo người dân một khu vực trong thành phố sẽ phải sơ tán trong ngày 21/4 để lực lượng chức năng phá dỡ một quả đạn pháo chưa nổ còn sót lại.
Thị trưởng Dragana Sorirovski cho biết các đội chuyên tháo gỡ bom mìn sẽ có mặt tại hiện trưởng ngày 21/4 để phá dỡ quả đạn pháo nặng 1.000kg, được cho là do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ném xuống vào năm 1999. Để phục vụ cho việc phá dỡ, trong khu vực này sẽ cấm hoàn toàn người dân và các phương tiện đỗ trên đường.
Các cơ quan chức năng sẽ thông báo và cung cấp hướng dẫn cụ thể để đảm bảo an toàn cho người dân.
Năm 1999, thành phố Nis từng hai lần bị ném bom chùm trong chiến dịch ném bom kéo dài 78 ngày của NATO nhằm vào Serbia, khiến hơn 20 dân thường thiệt mạng.
Tranh cãi quanh việc con rể ông Trump muốn phá bỏ tòa nhà biểu tượng ở Serbia
Một tòa nhà đổ nát ở Belgrade, nơi được coi là biểu tượng quốc gia sau chiến dịch ném bom của NATO ở Serbia năm 1999, có thể sớm trở thành một khách sạn hạng sang với tiền đầu tư từ con rể của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông Jared Kushner, con rể và cũng từng là cố vấn Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, hồi giữa tháng 3 đã xác nhận kế hoạch đầu tư vào bất động sản hạng sang ở Serbia, bao gồm cả địa điểm từng trụ sở của quân đội Nam Tư trước đây, theo AFP.
Nhà lập pháp Aleksandar Jovanovic Cuta thuộc phe đối lập ở Serbia và một cuộc điều tra của báo The New York Times đã tiết lộ rằng chính phủ Serbia sẽ chuyển tòa nhà và khu đất xung quanh cho một công ty thuộc sở hữu của ông Kushner.
Tòa nhà bị đánh bom tọa lạc như một biểu tượng quốc gia tại thủ đô Belgrade của Serbia. Ảnh AFP
Kế hoạch bị rò rỉ cho thấy tòa nhà sẽ được thay thế bằng 3 tòa tháp áp kính cao lớn, cách trụ sở Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Serbia chỉ vài mét.
Theo báo The New York Times, công ty của ông Kushner đã giành được hợp đồng thuê với thời hạn 99 năm một cách miễn phí.
Việc mua bán tòa nhà là vấn đề nhạy cảm đối với người Serbia vì công trình đã trở thành biểu tượng sau chiến dịch ném bom của liên quân NATO do Mỹ dẫn đầu vào năm 1999 nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Kosovo. Nhiều người dân địa phương đã bày tỏ sự tức giận trước tin tức về kế hoạch xây dựng khách sạn tại điểm này.
"Cứ để tòa nhà này như vậy thêm 200 năm nữa không thực sự là một giải pháp. Nhưng tôi phản đối ý tưởng tặng nó như một món quà cho bất kỳ ai - đặc biệt là những người khởi xướng chuyện đã xảy ra", AFP dẫn lời nhà báo đã nghỉ hưu Srdja Nikolic.
Nguyên nhân bất ngờ buộc Mỹ phải cho oach tạc cơ B-2 ném bom sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư?
Chiến dịch ném bom ở Serbia, khi đó là một phần Nam Tư, bắt đầu vào ngày 24.3.1999 mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Chiến dịch kết thúc vào tháng 6 năm đó với việc lực lượng Serbia rút khỏi Kosovo, chấm dứt cuộc xung đột đã khiến hơn 13.000 người thiệt mạng.
Theo ông Nikolic, tòa nhà đổ nát "là bằng chứng cho thấy luật pháp quốc tế đã từng bị phá hoại", cho thấy "Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã từng bị chà đạp bằng những lý do sai trái".
Tòa nhà từng là trụ sở của quân đội Nam Tư và được chính phủ Serbia tuyên bố là "tài sản văn hóa" vào năm 2005.
Ký ức về chiến dịch ném bom của NATO vẫn còn hiện diện khắp nơi ở Serbia và sau một phần tư thế kỷ, người dân địa phương hầu như vẫn có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với liên minh này.
Số người chết chính thức trong 11 tuần ném bom chưa bao giờ được xác nhận. Các thống kê dao động từ 500 người, theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), đến 2.500 người, theo các quan chức Serbia.
Tiết lộ những cam kết an ninh EU sẵn sàng cung cấp cho Ukraine Vấn đề trên được đưa ra sau khi EU cho biết không thực hiện được cam kết cung cấp cho Ukraine một triệu viên đạn pháo vào tháng 3/2024. Tổng thống Ukraine Zelensky (phải) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Leyen. Ảnh: Reuters Bloomberg ngày 22/11 đưa tin, Ủy ban châu Âu đã gửi dự thảo khung tới các quốc gia thành...