Serbia ký thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc
Theo hiệp định thương mại tự do mới, hơn 10.000 sản phẩm của Serbia và gần 9.000 sản phẩm của Trung Quốc sẽ được hưởng lợi.
Tổng thống Serbia Aleksander Vucic (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Bắc Kinh bên lề hội nghị về sáng kiến Vành đai và Con đường. Ảnh: EPA
Theo mạng tin châu Âu EurActiv.com ngày 18/10, Serbia và Trung Quốc đã ký một số hiệp định song phương để tăng cường hợp tác, quan trọng nhất là hiệp định thương mại tự do, theo đó thuế hải quan sẽ không còn áp dụng đối với các sản phẩm của Serbia và Trung Quốc kể từ khi hiệp định có hiệu lực vào cuối mùa xuân năm 2024.
Thay vì tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tiến trình Berlin ở Tirana vào đầu tuần này, Tổng thống Aleksander Vucic đã tới Trung Quốc để ký một số thỏa thuận. Sự vắng mặt của Tổng thống Vučić làm dấy lên tin đồn trong các nhà ngoại giao EU rằng ông không muốn đối mặt với những câu hỏi khó về vụ tấn công khủng bố ngày 24/9 ở phía Bắc Kosovo, các biện pháp có thể có từ EU và những lời kêu gọi cắt giảm quan hệ với Nga và Trung Quốc.
Với sự có mặt của ông Vučić và người đồng cấp Trung Quốc, Tập Cận Bình, bốn thỏa thuận đã được ký kết tại Bắc Kinh. Các bên cũng nhất trí một thỏa thuận khung cho dự án xây dựng đường cao tốc và một thỏa thuận hiện đại hóa mạng lưới cố định, cùng với một nghị định thư về hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng của Khu công nghiệp Trung Quốc – Serbia “Mihajlo Pupin” ở Serbia.
Video đang HOT
Theo hiệp định thương mại tự do mới, hơn 10.000 sản phẩm của Serbia và gần 9.000 sản phẩm của Trung Quốc sẽ được hưởng lợi, nghĩa là khi thỏa thuận có hiệu lực vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau, công dân Serbia và Trung Quốc sẽ không còn phải trả thuế hải quan đối với các sản phẩm này.
Liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng ở Serbia, Bộ Giao thông, Cơ sở hạ tầng và Xây dựng nước này đã ký ba thỏa thuận thương mại với các công ty Trung Quốc. Các thỏa thuận bao gồm việc xây dựng đường cao tốc “Osmeh Vojvodine”, dự kiến khởi công trong vài tháng tới, với giấy phép đã được cấp cho 5,5 km đầu tiên.
Trong khi thỏa thuận thứ hai được ký kết để xây dựng đường cao tốc dài 105 km nối Belgrade, Zrenjanin và Novi Sad, thì thỏa thuận thứ ba liên quan đến việc mua 5 đoàn tàu cao tốc của Trung Quốc với giá 54 triệu euro.
Liên quan đến việc xuất khẩu nông sản từ Serbia, Bộ trưởng Nông nghiệp Serbia Jelena Tanasković đã ký thỏa thuận với Trung Quốc nhằm hài hòa hóa việc xuất khẩu táo từ Serbia. Bà chỉ ra rằng các cuộc đàm phán về vấn đề này đã kéo dài 6 năm.
Tại Trung Quốc, một hợp đồng cũng đã được ký với công ty Trung Quốc Huawei cho giai đoạn thứ ba trong việc hiện đại hóa mạng cố định của Telekom Srbija. Theo Vladimir Lučić, Giám đốc công ty, đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình hiện đại hóa mạng cố định.
Sau cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Vucic cho biết cuộc thảo luận diễn ra thân thiện và đề cập đến tất cả các vấn đề quan trọng. “Chúng tôi nhận được sự thông cảm tuyệt đối từ phía Trung Quốc, đặc biệt là về Kosovo. Chúng tôi đã thảo luận về kết nối cơ sở hạ tầng, tăng số lượng đầu tư và thiết lập thêm các đường bay”, ông Vicic thông báo.
“Hiệp định thương mại tự do có ý nghĩa rất lớn; chúng tôi cần phát triển mạnh ngay cả trước khi vào EU. Chúng tôi mong muốn thỏa thuận này có hiệu lực trước tháng 5 hoặc tháng 6 năm tói. Tôi rất tự hào về điều đó. Công nghệ kỹ thuật số và đổi mới đang giúp tăng tốc hợp tác trong các lĩnh vực này”, nhà lãnh đạo Serbia nói thêm.
Tổng thống Putin "bảo vệ" Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông coi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc là mong muốn hợp tác trên toàn cầu.
Hãng tin Tass và Reuters hôm nay (15/10) dẫn lời Tổng thống Putin nói, chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc, gồm cả chính sách được thực hiện trong BRI, được xây dựng dựa trên việc tìm kiếm sự thỏa hiệp. Và rằng, Bắc Kinh nỗ lực tìm kiếm các dự án và cách thức đạt mục tiêu chung được tất cả mọi người chấp nhận.
"Chúng tôi thấy một số người coi đó là nỗ lực của Trung Quốc nhằm đè bẹp ai đó dưới sức mạnh của họ, song chúng tôi không thấy như vậy, Nga chỉ thấy mong muốn hợp tác. Theo tôi, ưu điểm chính của khái niệm hợp tác mà Trung Quốc đưa ra là: Trong khuôn khổ hợp tác, không ai áp đặt bất cứ thứ gì lên người khác".
Người đứng đầu nước Nga nói, điểm độc đáo của Trung Quốc trong việc xây dựng quan hệ với các quốc gia khác hiện nay là "không ai áp đặt hay ép buộc bất cứ ai điều gì. Chỉ có cơ hội được đưa ra". Theo ông Putin, "đó là sự khác biệt giữa Sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình với những dự án khác mà các nước có khuynh hướng thực dân theo đuổi".
Tổng thống Nga cho biết thêm, Sáng kiến Vành đai và Con đường là kịp thời và đang phát triển tốt.
Ông Putin sẽ dự Diễn đàn Vành đai và Con đường tổ chức tại Bắc Kinh vào 17-18/10. Người đứng đầu nước Nga đã tham dự hai diễn đàn trước đó, diễn ra lần lượt vào 2017 và 2019.
BRI là một dự án về mạng lưới năng lượng và cơ sở hạ tầng toàn cầu mà Trung Quốc đưa ra cách đây một thập niên nhằm kết nối châu Á với châu Phi và châu Âu thông qua các tuyến đường bộ và hàng hải.
Thủ tướng Ý nói gì về Vành đai và Con đường khi gặp Thủ tướng Trung Quốc? Truyền thông Ý ngày 10.9 loan tin Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã phác thảo kế hoạch của nước này rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường trong cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ngày 9.9. "Thủ tướng (Meloni) đã chuyển ý định rút khỏi dự án (Sáng kiến Vành đai và Con đường) với người đồng cấp...