Sếp Xiaomi tại Ấn Độ thẳng thắn thừa nhận hãng đang học hỏi chiến lược từ các hãng khác trong đó có Samsung
Tuy đang là hãng dẫn đầu thị trường smartphone Ấn Độ nhưng Xiaomi khẳng định, công ty vẫn còn phải học hỏi chiến lược phát triển lâu dài của các hãng, trong đó có Samsung.
Xiaomi và Samsung là những đối thủ chính trên thị trường smartphone Ấn Độ, điều đó không có nghĩa là họ không học hỏi lẫn nhau. Khi được hỏi về việc liệu Xiaomi có học hỏi điều gì từ chiến lược của Samsung hay không, giám đốc điều hành Xiaomi tại Ấn Độ, ông Manu Kumar Jain đã đã có những chia sẻ thẳng thắn.
Manu Jain, CEO Xiaomi tại thị trường Ấn Độ
Jain cho biết, Xiaomi đang không ngừng học hỏi từ chính các đối thủ, bao gồm cả Samsung để hoàn thiện mô hình kih doanh và tăng trưởng doanh số.
Xiaomi bắt đầu tấn công thị trường Ấn Độ với chiến lược bán hàng trực tuyến. Sau khi đã có được thị phần ban đầu và được người dùng biết đến, Xiaomi bắt đầu chuyển sang chiến lược bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng từ cách đây khoảng 2 năm trước. Chiến lược này có phần giống với cách Samsung đã làm hồi mới gia nhập thị trường Ấn Độ. Kể từ đó đến nay, Xiaomi đã chiếm được gần 30% thị phần tại Ấn Độ, vượt mặt cả Samsung.
Jain chia sẻ với giới truyền thông: “Đó thực sự là một khởi đầu khó khăn. Chúng tôi hầu như không thể bán được bất kỳ chiếc smartphone nào ngoài cửa hàng trong vòng 6 tháng đầu tiên. Chúng tôi đang học hỏi Samsung và Vivo trong cách mở rộng sự hiện diện tại các cửa hàng ở quốc gia này”.
Mô hình kinh doanh của Xiaomi thời kỳ đầu có sự học hỏi khá nhiều của Samsung, đó là việc tung ra nhiều mẫu smartphone mới với sự thay đổi nhỏ, tức là cấu hình và giá bán giữa các model kế cận không có sự khác biệt quá lớn.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, nhờ việc tích cực mở rộng số lượng cửa hàng, thị phần của Xiaomi trên thị trường smartphone Ấn Độ đã tăng nhanh và đạt mức 29%, bất chấp doanh số bán smartphone của hãng đã giảm khoảng 2% so với cùng kỳ trước đó.
Video đang HOT
Mặt khác, Samsung gần đây lại quay trở lại chiến lược bán trực tuyến như trước kia. Cụ thể hãng đã ra mắt dòng smartphone M-series chuyên bán trực tuyến tại Ấn Độ. Tuy nhiên có vẻ chiến lược cũ chưa thể phát huy hiệu quả trong lúc này khi thị phần của hãng đã giảm từ 26% so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 23%.
Xiaomi hiện đang đặt mục tiêu mở khoảng 10 ngàn cửa hàng bán lẻ tại Ấn Độ và phấn đấu đạt 50% doanh số từ kênh bán trực tiếp tại thị trường Ấn Độ vào cuối năm nay.
Jain cho rằng, quyết định chuyển từ bán hàng trực tuyến sang bán tại cửa hàng là đúng đắn và hợp lý trong bối cảnh Xiaomi đã chạm ngưỡng giới hạn với thị phần 50% trên kênh bán hàng trực tuyến. Đó cũng là lý do chính buộc Xiaomi phải chuyển hướng sang kênh bán trực tiếp.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp bán hàng trực tiếp là đẩy chi phí vận hành tăng cao. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán sản phẩm và lợi nhuận của công ty.
Jain thừa nhận: “Đúng là chi phí kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng cao hơn so với bán trực tuyến. Nhưng tôi có thể tự tin nói rằng, chi phí vận hành cửa hàng của chúng tôi thuộc hàng thấp nhất trong số các thương hiệu. Các thương hiệu khác thường có xu hướng tạo ra từ 3-4 lớp phân phối, gồm quốc gia, tiểu bang, thành phố và đôi khi còn có cả các nhà phân phối nhỏ hơn, trước khi sản phẩm đến được tay người bán lẻ và khách hàng. Nhưng chúng tôi chỉ có một cấp phân phối duy nhất”.
Vị giám đốc điều Xiaomi tại Ấn Độ nhấn mạnh: “Tác động lớn nhất tới lợi nhuận của chúng tôi không phải đến từ việc bán hàng qua kênh trực tiếp mà bởi sự dao động của đồng đô la. Nếu đồng đô la tăng, chi phí của chúng tôi cũng sẽ tăng. Đó là bởi dù chúng tôi đang sử dụng các linh kiện tại Ấn Độ, nhưng hầu hết linh kiện của một chiếc smartphone vẫn cần phải mua bằng đồng đô la tại các nước khác”.
Tất nhiên dù chi phí bán hàng có tăng lên thì cũng không phải là mối lo lớn nhất của Xiaomi trong tương lai khi hãng dự kiến có thể lấy nguồn thu từ dịch vụ Internet và ứng dụng di động để bù đắp cho khoản chi phí tăng cao.
Tham khảo Indiatimes
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp xây nhà máy smartphone thứ 2 ở Hòa Lạc, muốn "lật đổ" Samsung và Oppo ngay trên sân nhà
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam theo thống kê của Forbes, tham vọng sẽ giành được thị phần lớn trên thị trường smartphone trong nước và cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như Samsung hay Oppo.
Theo bài viết trên báo Finalcial Times, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người đứng đầu tập đoàn Vingroup đang tìm cách giành thị phần từ một số đối thủ lớn trên thị trường smartphone, bao gồm Samsung hay Oppo.
Một giám đốc điều hành tại Vingroup tiết lộ với trang Finalcial Times, ông Vượng đang nhắm mục tiêu đạt được 5 triệu chiếc smartphone trước năm 2021. Bên cạnh đó, VinSmart - công ty con và là thương hiệu smartphone của Vingroup tham vọng muốn định hình lại thị trường smartphone trong nước.
Mặc dù mới chỉ gia nhập thị trường smartphone từ năm 2018 nhưng Vingroup đã cho thấy sự đầu tư nghiêm túc khi quyết định chuyển hướng từ bất động sản, dịch vụ sang sản xuất smartphone. Tập đoàn này hiện sở hữu hãng công nghệ Tây Ban Nha có tên BQ với số cổ phần 51%. Nhờ lợi thế công nghệ và đội ngũ chuyên gia chất lượng nên VinSmart không mất quá lâu để tung ra dòng sản phẩm Vsmart đầu tiên.
Bà Katherine Nguyễn (Nguyễn Thị Bích Phượng), phó tổng giám đốc VinSmart cho biết, mục tiêu của công ty là phấn đấu đạt công suất tối đa tại nhà máy ở Hải Phòng trong ít nhất 2 năm tới.
Bà nhấn mạnh: "Chiếc bánh còn rất lớn và người tiêu dùng vẫn đang tăng lên". Cũng theo bà Phượng, VinSmart đang có kế hoạch xây dựng thêm một nhà máy sản xuất smartphone thứ hai ở khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội. Đây cũng là nơi VinSmart dự kiến sẽ đặt dây chuyền sản xuất TV thông minh trong Q3/2019.
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thay đổi các quy định trong nhiều ngành như xe hơi và dược phẩm nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước như VinGroup sau nhiều năm nền kinh tế chỉ phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài như Samsung, hãng smartphone hiện chiếm tới một nửa thị phần smartphone tại Việt Nam.
Tuy nhiên các nhà phân tích cảnh báo, mục tiêu mà Vingroup đặt ra khá liều lĩnh, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu smartphone toàn cầu đang có dấu hiệu chậm lại. Trong khi đó tại thị trường Việt, Samsung và Oppo vẫn đang là những hãng "chiếm sóng" gần như toàn bộ thị trường.
Rushabh Doshi, giám đốc nghiên cứu của hãng phân tích Canalys chia sẻ: "Nếu Vingroup muốn đạt mục tiêu bán ra được 5 triệu máy vào năm 2021, họ sẽ phải thực hiện được hai việc sau: xây dựng giá trị thương hiệu và đánh bại Samsung và Oppo về cả mặt thương hiệu lẫn chiến lược tiếp thị".
Để phần nào thực hiện hóa chiến lược trên, VinSmart đã đầu tư mạnh tay cho công nghệ mới khi mở thêm 3 công ty chuyên phân tích dữ liệu, sản xuất phần mềm và nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hồi cuối năm 2018. Trước đó Vingroup đã mạnh tay chi 3 ngàn tỷ đồng để thành lập VinSmart.
Bà Phương khẳng định : "Tầm nhìn của của Vingroup không chỉ là tạo ra một chiếc smartphone. Chúng tôi đang hướng tới cả một hệ sinh thái, nhằm mục đích tạo ra một cuộc sống liền mạch, kết nối và giúp mọi người kết nối với người thân và những điều thú vị khác trong cuộc sống của họ".
Theo ông Doshi, dù tuổi đời còn khá non trẻ nhưng VinSmart nói riêng và Vingroup nói chung đã trở thành một thương hiệu nội địa đáng chú ý. Cách đây không lâu VinSmart còn gây bất ngờ khi lần đầu tiên gia nhập thị trường châu Âu.
Hãng phân tích Canalys dẫn số liệu tiết lộ, tính riêng trong năm 2018, người tiêu dùng Việt đã mua khoảng 15 triệu chiếc smartphone. Con số này dự báo có thể tăng lên tới gần 17 triệu chiếc vào năm 2021.
Theo VN Review
Samsung tin tưởng chiến lược TV của mình đủ sức cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc tại thị trường Ấn Độ Samsung đã thay đổi chiến lược để tăng sức cạnh tranh trên thị trường TV Ấn Độ. Không chỉ riêng mảng kinh doanh smartphone của Samsung đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ Trung Quốc. Hoạt động kinh doanh TV của hãng cũng đang bị "tấn công" bởi hàng chục thương hiệu mới và tạo ra nhiều áp...