Sếp “vạch lá tìm sâu”: Kiểm tra camera văn phòng từ vài tháng trước rồi phạt nhân viên 200k vì… vắt áo lên ghế làm việc
Ngoài ra, cô nàng “nạn nhân” trong vụ phạt gây chấn động làng công sở còn kể thêm “sếp rất thích nhân viên về muộn buổi chiều và làm việc không nghỉ trưa”.
Môi trường làm việc vốn lắm thị phi nên dân công sở không chỉ đề phòng đồng nghiệp xung quanh mà còn phải dè chừng cả những vị sếp tưởng đáng kính nhưng thực chất xấu tính không ai bằng. Đây cũng chính là lý do mà câu nói “nhân viên không nghỉ vì việc khó, đôi khi họ nghỉ chỉ vì có một vị sếp tồi” ra đời.
Nói có sách mách có chứng, câu chuyện với nhiều tình tiết gây bất ngờ của một nàng công sở dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế nào là muốn nghỉ việc chỉ vì sếp tồi:
“Hiện tại mình đang làm nhân viên văn phòng. Đây là công việc mình yêu thích, mức lương có thể chấp nhận được, vấn đề mình đang bận tâm là sếp. Sếp rất thích nhân viên về muộn buổi chiều và làm việc không nghỉ trưa, kể cả khi công việc đó không gấp, có thể để hôm sau hoặc nghỉ trưa xong làm cũng được nhưng sếp cứ thích réo nhân viên.
Lúc đang ăn trưa sếp nhắn tin bảo ngủ ít thôi lát ra làm việc tiếp, và nhiều lúc chiều sát giờ về thì gửi task mới yêu cầu làm. Dĩ nhiên là không có phụ cấp overtime hay là một lời động viên nào cả, đổi lại là sự rình rập qua camera và vạch lá tìm sâu, lôi những lỗi từ mấy tháng trước ra dọa phạt. Thậm chí mình còn bị phạt 200k rất vô lý vì… vắt áo lên ghế làm việc.
Do đây là công việc đầu tiên nên mình không rõ có phải làm ở đâu cũng phải chấp nhận như vậy không, rất mong nhận được sự chia sẻ của mọi người. Giờ cả mình và đồng nghiệp đều chỉ biết động viên nhau mỗi khi bị sếp ‘củ hành’ thôi”.
Câu chuyện trên sau khi được chính chủ đăng đàn vào trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người mà điển hình là anh chị em văn phòng. Tất nhiên, bởi chính tính chất quá ư là gây sốc xuất phát từ tâm tính của vị sếp thích vạch lá tìm sâu, trách phạt nhân viên vô cớ vớ vẩn nên rất đông dân mạng đã nói lời “gạch đá” bên dưới phần bình luận:
Video đang HOT
“Sếp xàm vậy trời. Chắc phạt xong lấy tiền đó đi đóng hụi đó hay gì? Nghỉ đi cho lành, sếp kiểu này không phải dạng vừa đâu, mình sao đủ ‘tố chất’ để phụng sự lâu dài”.
“Nghỉ ngay và luôn đi, theo sếp như này lâu ngày lây tính nhỏ nhen, không có gì đáng học ở 1 lãnh đạo phạt 200k chỉ vì vắt áo ở ghế như vậy đâu”.
“Việc cần làm bây giờ là nên tạo mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp. Xong rồi rủ nhau cả đám nghỉ cả đám cho rồi. Sếp tồi mãi mãi là sếp tồi, không thay đổi gì được đâu”.
“Nghỉ thôi, mình không thể làm việc ở nơi có sếp hãm như vậy được đâu, trước 25 tuổi phải tìm được người sếp giỏi và cho mình kinh nghiệm, đừng phí thời gian nữa bạn à. Nghe bạn nói đây là công việc đầu tiên chắc là còn trẻ lắm, đi đi chờ chi”.
Quả thật, chuyện sếp thích “vạch lá tìm sâu”, tìm lỗi để phạt nhân viên không phải là chuyện hiếm đối với dân công sở. Ấy thế hành vi check camera “rình mò” lỗi từ vài tháng trước xong phạt nhân viên 200k chỉ vì vắt áo khoác trên ghế làm việc như trên đúng thật là hy hữu.
Cộng với “sở thích” được thấy nhân viên đi sớm về muộn, không được nghỉ trưa thì lời khuyên nên nghỉ việc càng sớm càng tốt của dân mạng dành cho nàng công sở nhân vật chính suy cho cùng cũng là hợp lý, phải không nào?
Theo toquoc
Cho rằng dân công sở Việt đang dần "quen mùi" với việc bị bóc lột, chàng trai được dân mạng ủng hộ nhiệt liệt
"Dường như dân công sở Việt đang tự đánh giá thấp chính mình, tự mình bỏ qua quyền được nghỉ ngơi, được sống đúng nghĩa rồi cứ thế xem việc bản thân bị bóc lột sức lao động là bình thường".
Giữa hàng loạt các bài viết than khóc kể khổ của dân công sở về môi trường làm việc tệ hại như sếp khó tính, công ty bạc đãi nhân sự, lương thưởng thấp, thời gian quá tải,... được đăng tải mỗi ngày vào trong khắp các hội nhóm diễn đàn lớn nhỏ trên MXH thì mới đây, đã có một bài viết xuất hiện đánh thẳng vào thực trạng này với đại ý mong mỏi hội công sở tuyệt đối không nên bán rẻ sức lao động của mình. Cụ thể, toàn bộ bài viết có nội dung như sau:
"Mọi người có thấy mấy chuyện bóc lột sức lao động đang dần trở thành bình thường không?
Đọc bài viết của nhiều người toàn là làm ngoài giờ không được tính công, không phụ cấp, làm đến 8-10h đêm mới về. Rồi thì ngày nghỉ cũng phải ôm việc về nhà. Đôi khi các bạn mới vào nghề cứ nghĩ mình cố gắng, mình cống hiến, mình chịu khổ chút, nhưng thực tế là tiếp tay cho bóc lột. Dần dần những điều đó trở thành bình thường. Giờ người ta không chỉ đòi hỏi bạn làm hết công suất trong giờ mà còn phải tươi vui nhận việc ngoài giờ lao động. Ôi chuyện gì đang xảy ra thế?
Mình thấy ở đẩu ở đâu cứ chê người Việt làm việc không năng suất các thứ, thế mà cũng đòi giảm giờ làm blah blah. Đúng là có trường hợp lười biếng nhưng các bạn nhìn lại bản thân mình xem, đa phần chúng ta đều đang làm bục mặt ra còn gì?
Hiệu quả, tốc độ đâu kém ai. Dường như người lao động Việt đang tự đánh giá thấp chính mình, tự mình bỏ qua quyền được nghỉ ngơi, được sống đúng nghĩa. Trừ khi các bạn đam mê công việc một cách đặc biệt, không thì mình nghĩ chẳng ai muốn làm ngoài giờ, làm hùng hục mà vẫn bị chê trách, vẫn ren rén sợ sếp không vui đâu.
Mình nghĩ dành 8h/ngày, 5 hoặc 5,5 ngày/tuần cho công việc là đủ, với dân văn phòng nói chung. Hãy cố gắng theo đúng như vậy, đừng đánh đổi thời gian sống để bị bóc lột. Nếu bạn cảm thấy có thể làm thêm, có sự yêu thích thì hãy dành thời gian ngoài giờ cho công việc, còn không, hãy từ chối, đừng biến làm ngoài giờ trở thành nghĩa vụ".
Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và đồng tình của dân mạng mà nhất là hội "500 anh chị em" công sở. Tuy nhiên, nhiều ý kiến bổ sung bên dưới phần bình luận lại cho biết thêm rằng, chẳng ai có thể bóc lột được sức lao động của ta nếu ta không cho phép. Vì vậy, vấn đề này về bản chất là nằm ở sự lựa chọn của mọi người.
"Đúng là ngày nay có quá nhiều người mà mình cảm thấy họ thực sự bị bóc lột ý, nào là làm 9-10 giờ/ngày nhưng không được tính là tăng ca. Nhưng chợt nghĩ, họ chấp nhận như thế còn gì, công ty có quyền gì mà ép uổng, chả lẽ đe dọa bằng vũ lực à? Đã chọn thì phải chịu, than vãn gào khóc suy cho cùng cũng không ai giúp đỡ được".
"Ở những công ty nhỏ lẻ, hộ gia đình, gia đình trị thì mới như thế, chung quy ra cũng là vì quy mô nhỏ. Còn những công ty có cấu trúc hẳn hoi, bộ máy lớn và lâu năm, không hề có mấy cái chuyện bóc lột xảy ra. Và nếu có, cũng sẽ dễ giải quyết. Hãy làm mới mình, phát triển bản thân và nhảy việc nếu bạn cảm thấy không ổn, dù cho là lí do gì đi nữa. Ai cũng có quyền tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp mà".
"Vấn đề này thường thấy nhất ở những người trẻ, thiếu kinh nghiệm chinh chiến trong môi trường công sở. Do đó, công ty áp cái gì thì nghe cái đó, không biết đòi hỏi quyền lợi. Cho nên, qua đây chị khuyên mấy em nên tìm hiểu về luật lao động cho kỹ, cứ dứt áo ra đi một khi cảm thấy mình bị 'hà hiếp' quá đáng".
Quả thật, thời buổi phát triển, nhiều công ty đã biết quý trọng nhân tài hơn và tạo cho nhân viên của mình một môi trường làm việc sao cho thoải mái nhất với các chính sách, đãi ngộ công bằng, hợp lý; ấy thế bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít các công ty "xấu" chuyên gia bóc lột sức lao động của "lính" trong khi lương thưởng lại eo hẹp, thậm chí còn tìm cách rút bớt đi.
Thôi thì nếu không may vấp phải trường hợp thứ 2, dân công sở mà nhất là những người trẻ nên tham khảo câu chuyện và các bình luận trên, theo đó lấy động lực, tự tin bước chân ra khỏi công ty "độc hại" để bảo vệ quyền lợi cũng như là sức lao động của bản thân.
Theo toquoc
Kể chuyện "bỏ của chạy lấy người" khỏi công ty Nhật, nàng công sở còn tiết lộ 3 lý do gây bất ngờ Với sự xuất hiện ngay giữa thời điểm nhiều dân công sở muốn nhảy việc, bên dưới phần bình luận, hàng loạt ý kiến đã được viết ra với hy vọng có thể giúp cho những ai đang thòm thèm nhảy sang công ty Nhật có thêm thông tin tham khảo. Nhiều người hay kháo nhau rằng, các công ty Nhật Bản chính...