Sếp trẻ ‘thất vọng vì nhân viên không chịu làm không công’, dân tình đồng loạt phản ứng: ‘Ở nhà rửa bát cho mẹ còn được cho ăn cơm’
Chia sẻ được cho là từ một người sếp trẻ về việc ‘thất vọng khi nhân viên hám tiền, không chịu làm không công’ khiến dân tình dậy sóng.
‘Mình là sếp. Mình thật sự thất vọng vì không ai chịu làm không công cho công ty, các bạn trẻ bây giờ hám tiền vậy sao?’ - quan điểm của một người tự nhận là sếp, được chia sẻ vào diễn đàn mạng nhanh chóng thu hút sự ý và tranh luận của đám đông.
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra: có nên làm… không công cho công ty, làm gì cũng đòi quy ra tiền có là hám tiền, nhân viên tăng ca công ty không trả lương thì như thế nào? Khẳng định các bạn trẻ ‘giờ hám tiền’ vì không chịu làm không công cho công ty cũng khiến cho nhiều người dậy sóng.
Sau thời gian học tập, có được công việc đúng chuyên môn mình yêu thích được xem là may mắn của nhiều người. Tuy vậy, thu nhập là một trong những mối quan tâm hàng đầu và là tiêu chí để các bạn xác định có gắn bó lâu dài với công việc hay không. Bên cạnh những công việc đặc thù ‘làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu’ thì cũng có những việc làm đòi hỏi phải làm thêm giờ và hiển nhiên không có thêm thu nhập.
Chấp nhận làm thêm không công nhưng với các bạn trẻ họ cần nhận lại được giá trị là sự ghi nhận và học hỏi được thêm kiến thức. Nếu công ty cần những người sẵn sàng làm thêm không lấy lương nhưng làm cho xong thì với số đông, công ty nên xem lại.
‘Mình là nhân viên. Mình thật sự thất vọng vì sếp có 1-2 đồng mà cũng kỳ kèo với nhân viên trong khi bắt người ta tăng ca, làm lố phần việc, tuyển dụng 1 việc bắt làm 10 việc mà ko trả thêm đồng nào. Chơi vậy ai chơi lại?’ – một bạn phản bác.
Bên cạnh tiền, nếu công ty và sếp trả cho nhân viên những giá trị khác để họ cảm thấy hạnh phúc khi được làm thêm mới là yếu tố quan trọng. Đó là ý kiến của bạn Thế Anh: ‘Ngoài tiền ra, nếu sếp trả bằng những giá trị khác thì em sẵn lòng thôi. Xe muốn chạy đc thì phải có năng lượng. Năng lượng đó có thể là hơi nước, xăng hoặc cơm. Nên sếp có thể trả công em bằng tiền, kim cương, bitcoin… hoặc dạy cho em một cái gì đó mà em chưa biết. Chứ sếp tính không trả công em thì đương nhiên em nghỉ thôi. Trên đời này làm gì có vật thể nào tự sinh công hả sếp’.
‘Chả có ông sếp nào nói vậy hết. Nói vậy nhân viên nó lại bảo là ng*’
‘Tùy công ty thôi ạ. Nếu là một công ty có tiếng, nhiều năm chinh chiến trên thương trường, đáng học hỏi, đem lại cho chúng em những giá trị lớn như tri thức, như các mentor, như các khóa học, sinh viên chúng em có khi cầu nguyện để được thực tập ở đó ấy chứ ạ’
‘Không công’ ở đây là ‘không lương’ hay ‘không tính công – công sức, thời gian, chất xám,…’
Nếu không lương thì maybe vẫn có thể chứ, vì ngoài lương, thưởng, còn có rất nhiều yếu tố để nhân viên cống hiến cho công ty. Còn ‘không tính công’ coi như công sức người ta là không khí thì thôi… nghỉ đi. Ở nhà rửa bát cho mẹ còn được cho ăn cơm!’
Còn bạn, bạn nghĩ sao nếu sếp yêu cầu làm thêm giờ nhưng… không tính lương?
Sếp 'nhà người ta' ở Bình Dương: Bao ăn ở, xét nghiệm cho công nhân, tặng thêm 1 triệu nếu ở lại công ty
Hành động tuyệt vời của người sếp trong câu chuyện đang thu hút sự chú ý của dân mạng.
Dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều lĩnh vực bị ảnh hướng, nhiều công ty phải cắt giảm nhân sự, lương thưởng để đảm bảo hoạt động. Có những người lao động phải ngậm ngùi rời công ty và rơi vào cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên không thể không nhắc đến những nghĩa cử ấm lòng khiến bất cứ ai cũng thấy xúc động.
Mới đây, trên hội nhóm ở Facebook xuất hiện video một người sếp ở Bình Dương đang nói chuyện với anh chị em công nhân.
Video: Sếp ở Bình Dương chia sẻ với anh chị em công nhân gây sốt. Nguồn Bình Dương 24h.
Đứng trước các anh chị em công nhân, người sếp này chia sẻ: 'Khi ở lại công ty các anh chị em được lo đầy đủ cơm nước: sáng trưa chiều (miễn phí), anh em nào tăng ca sẽ có phần cơm khuya để có sức làm việc. Ngoài ra, các anh chị em ở lại, công ty sẽ phụ cấp thêm mỗi tháng 1 triệu đồng, để chi tiêu lặt vặt.
Công ty cũng sẽ chủ động mời đơn vị Đa khoa Medic Bình Dương đến lấy mẫu xét nghiệm để mọi người an toàn và yên tâm làm việc. Chi phí lấy mẫu bốn trăm, bốn trăm mấy đó công ty tài trợ luôn'.
Khi một chị công nhân hỏi 'Anh ơi, mình ở lại công ty có được sắp xếp chỗ ngủ đàng hoàng không?, lãnh đạo công ty nói: 'Đây là trách nhiệm của công ty'.
Sếp cho biết công ty sẽ lo chỗ ăn ở cho công nhân ở lại để phòng chống dịch.
'Các anh chị Quản đốc lưu ý giùm tôi, anh chị em công nhân là tài sản của công ty đấy. Các quản đốc phải phối hợp với các bên chuẩn bị chỗ ngủ sạch sẽ, lắp đặt vòi sen, nhà tắm cho các anh chị em nghỉ ngơi, giặt giũ', vị sếp có tâm này dặn dò.
Video được nhiều người chia sẻ và lan toả, tất cả đều dành những lời tốt đẹp nhất để gửi ban lãnh đạo công ty này. Đồng thời, người xem cũng bày tỏ mong muốn lãnh đạo các công ty khác cũng quan tâm nhân viên để họ có động lực cống hiến.
Qua tìm hiểu, được biết, đây là công ty Trần Đức, ở Thuận An, Bình Dương.
Người phụ nữ ném trăm triệu từ tầng 3 xuống đất, bất ngờ sự thật phía sau Hình ảnh người sếp đứng trên ban công tầng 3 ném tiền xuống dưới cho nhân viên thi nhau nhặt đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng. Mới đây, một đoạn clip được người dùng TikTok có tên @ayangyasmin đã lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội Indonesia. Trong clip, một người phụ nữ đang đứng trên ban công...