Sếp thay đổi thái độ 180 độ khi không được lên chức Giám đốc, nàng công sở sốc nặng hỏi ý dân mạng
Từ một người chăm lo chu đáo cho đời sống của cả phòng, sếp trở nên cáu bẳn và hay trách móc.
Dân công sở vẫn thường truyền tai nhau rằng, “Khi một nhân viên rời đi, không phải họ mệt mỏi với công việc mà thay vào đó, họ quá chán ngán với người làm sếp”. Thật vậy, mâu thuẫn với cấp trên là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc dân công sở phải nói lời chia tay với công ty.
Tuy nhiên, nếu sếp xấu tính từ những ngày đầu thì chẳng có gì đáng để bàn thêm. Còn trong trường hợp, những ngày đầu, sếp là người vô cùng tâm lý, nâng đỡ, dìu dắt chúng ta trong công việc nhưng đột nhiên trở nên cáu bẳn, thay tính đổi nét thì phải làm thế nào?
Đó cũng là câu hỏi được một nàng công sở vừa đặt ra để tham vấn ý kiến của cộng đồng mạng. Cụ thể, cô bộc bạch:
“Mọi người đã bao giờ cảm thấy bị ngộp thở bởi sự thoải mái chưa? Diễn tả như thế này không biết đã chính xác chưa nhưng nó là dòng đầu tiên chạy trong đầu mình khi vừa nhận được mail của sếp sáng nay.
Sếp mình, một người đàn ông 37 tuổi, đi lên từ hai bàn tay trắng, giờ có tất cả mọi thứ trong tay trừ một chức danh cho xứng đáng với công sức mà anh đã bỏ ra cho cái chi nhánh này (sếp mình là Phó giám đốc một chi nhánh Ngân hàng, điều anh cần là chức Giám đốc kia).
Tụi mình, 5 đứa, được anh cưu mang, dạy dỗ từ ngày còn lõm bõm bước chân vào ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp, cá nhân mình thì từ ngày còn thực tập, anh dìu dắt sau đó thì tuyển vào chính thức luôn. Phòng mình – phòng kinh doanh, đặc thù đòi hỏi phải nhanh nhẹn, chạy ngược xuôi tìm kiếm khách hàng.
Tuy nhiên, anh với những mối quan hệ luôn kiếm được nhưng deal tốt, khách hàng lớn và nghiễm nhiên tụi mình trở thành những bộ óc ngồi một chỗ xử lý hồ sơ. Không nắng tới mặt, không mưa tới đầu nhưng KPIs liên tục đủ, anh chưa từng to tiếng với đứa nào, cũng chưa đứa nào phải buông lời than vãn cho công việc này.
Cho đến một ngày, mọi chuyện thay đổi, Giám Đốc đương nhiệm bị thay thế, và buồn một nỗi, người thay thế không phải là anh. Không bàn đến sếp mới, mà riêng anh đã có sự thay đổi lớn. Nhiệt huyết anh dành cho Ngân hàng này biến mất, thay vào đó, anh công khai chê bai ngân hàng, chê bai cơ chế, bảo tụi mình kiếm việc khác mà làm, lương cao hơn, môi trường tốt hơn công việc hiện tại mà tụi mình đang làm.
Mình sốc, không nghĩ tư tưởng anh lại thay đổi như vậy. Nhưng càng sốc hơn, chỉ một thời gian ngắn sau, anh trở lại như ban đầu khi nghe phong phanh anh đã đạt được thỏa thuận với sếp mới khi sếp bảo chỉ ngồi đây 1-2 năm và nhường ghế lại cho anh.
Video đang HOT
Một bạn phòng mình, giai đoạn giao thời, chính anh bảo sang bank khác làm, anh set-up phỏng vấn xong xuôi, deal lương xong, gấp rưỡi hiện tại. Thì nay anh đột nhiên quay sang chê bank kia, mục đích giữ bạn lại. Bạn chưng hửng không biết phải làm sao. Một chị vừa cấn thai nghén, èo uột phải nghỉ anh nhăn nhó mà không biết rằng có giai đoạn căng thẳng, liên tiếp phải xử lý những hồ sơ gấp cho anh mà đành đoạn mất một đứa con vừa thành hình.
Riêng mình, tối hôm đó làm việc đến 7:30 ra khỏi cơ quan thì 8:30 đi sinh, không một ngày nghỉ dưỡng, đến 4 tháng đã bị í ới gọi đi làm. Vậy mà, sau khi đi làm lại, mình không được giao một việc gì rõ ràng. Mình có dư ra thời gian rảnh một chút ngồi tại bàn làm việc thì lâu lâu anh lại lướt qua đía nhẹ một câu bảo không ai rảnh bằng mình. Chua chát!
Phòng mình, không ai tốn một ngày phép nào, muốn nghỉ chỉ cần báo miệng với anh. Nhưng ngược, đừng mong nghỉ dù việc riêng có gấp thế nào. Mọi người sợ, sợ rằng nếu nghỉ, anh sẽ nhăn, sẽ làm chậm công việc của anh, một nỗi sợ vô hình nhưng ám ảnh.
Còn nhiều, nhiều chuyện nữa nhưng mình tự hỏi có phải mình đang nói xấu anh mình/sếp mình hay không, nhưng mình thật sự mệt mỏi khi sáng nay cả phòng nhận mail anh phê bình, ám chỉ cả phòng thụ động, không tìm kiếm khách hàng, không có hồ sơ mới. Tìm đâu bây giờ giữa thời dịch bệnh, tìm đâu khi một mớ hồ sơ anh mang về còn chưa giải quyết hết. Đầu tuần buồn nhiều một chút”.
Ngay sau khi vừa được đăng tải, câu chuyện của nàng công sở nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Rất nhiều ý kiến chia sẻ quan điểm đã được để lại:
“ Khi con người ta sống tốt nhưng chưa gặp được quả ngọt thì hoặc là họ vẫn cứ thật kiên trì, siêng năng cố gắng đợi thành công giống như Chris Gardner hoặc tự biến thành Joker để bảo vệ mình”.
Mình có cảm giác như sếp bạn đang trong giai đoạn “đổ lỗi” và “hận cả thế giới” vậy. Có lẽ là 1 hệ quả của việc cảm thấy sự nỗ lực không được công nhận xứng đáng. Nếu anh ấy đã từng là người làm bạn thấy tin tưởng và ngưỡng mộ thì hãy tiếp tục tin rằng đây chỉ là 1 giai đoạn “lag nhẹ” trong tính cách. Đồng thời cũng cần chủ động lên để học cách chia sẻ với sếp. Đôi khi, người ta không cần bạn hỗ trợ việc gì lớn lao, chỉ cần người biết chia sẻ và lắng nghe từ những điều nhỏ nhất thôi”.
Đến bây giờ, khi sếp bạn bất mãn với công ty mà đối xử với bạn không như lúc đầu, rõ ràng bạn có thể lựa chọn, hoặc là ra đi vì bạn đã đủ lông đủ cánh, bạn có thể tìm được một công việc khác với một môi trường bạn thấy phù hợp. Hoặc bạn có thể lựa chọn ở lại tiếp tục hậu thuẫn sếp, nếu bạn cảm thấy đó là điều bạn muốn”.
Có những áp lực cũng như sức nặng vô hình mà chỉ có ngồi ở vị trí của sếp mới cảm nhận một cách sâu sắc và rõ nét được. Điều này không khỏi khiến cách cư xử của sếp có phần thay đổi và không ổn định.
Ai cũng có những sự lựa chọn cho riêng mình, cho nên nếu cảm thấy vẫn còn níu kéo và gắn bó được với người đã từng dìu dắt mình thì hãy cứ tiếp tục, còn không thì cứ mạnh dạn rời đi.
Cuộc đời cũng như sự nghiệp là những ngã rẽ, những lần chạm tạm biệt và tái ngộ. Do đó, chia tay nhau không có nghĩa là dừng lại mà chỉ đơn giản là để cho bản thân mình có những hướng đi mới tốt đẹp hơn.
Nàng công sở đăng đàn tố sếp "nhã nhặn nhưng làm ăn bội tín", dân mạng tràn vào hỏi sao chưa nghỉ việc đi?
"Ví dụ là công ty mua hàng, mình khảo giá 2 nhà cung cấp sau khi deal thì chọn 1 chỗ giá hợp lý và đồng ý xác nhận mua của họ, nếu chỗ còn lại đưa giá thấp hơn thì sếp liền bắt mình đi... lật kèo".
Nói xấu sếp trên MXH dường như là một hoạt động quen thuộc đối với cộng đồng dân công sở. Từ vấn đề sếp xấu tính, cộc cằn hay thiếu công bằng trong vấn đề lương thưởng đều có thể trở thành chủ đề để hội công sở mang ra cho "500 anh em" cư dân mạng mổ xẻ, bàn tán.
Mới đây, xoay quanh "câu chuyện muôn thuở" này, đã có một nàng công sở đăng đàn tố sếp vui vẻ nhưng bội tín khiến bao người phải xôn xao. Cụ thể, cô viết trong một hội nhóm có rất đông thành viên trên MXH như sau:
"Sự bội tín nơi công sở.
Mình đã làm công ty hiện tại 2 năm và vẫn luôn trăn trở 1 vài điều trong suốt chừng ấy thời gian. Các sếp mình là 1 người khá tốt, vui tính nhưng cách làm việc của họ làm mình rất rất khó chịu. Rất nhiều lần họ làm mình cảm thấy căm phẫn và luôn xem điều đó là hiển nhiên. Mọi người ơi, mình không biết mình suy nghĩ vậy là có sai không hay việc này quá bình thường nơi công sở hiện nay?
Ví dụ là công ty mua hàng, mình khảo giá 2 nhà cung cấp sau khi deal thì chọn 1 chỗ giá hợp lý và đồng ý xác nhận mua của họ, nếu chỗ còn lại bèn đưa giá thấp hơn thì sếp liền bắt mình đi lật kèo.
Bên mình có nhiều vật phẩm POSM (vật phẩm quảng cáo), thường độ bền là khoảng 6 tháng, nếu không va chạm nhiều. Do tính chất phải di chuyển nhiều nên tuổi thọ POSM ngắn đi là dễ hiểu. Khi bị hư gì thì sếp lại yêu cầu mình đổ lỗi cho bên thi công làm không chắc chắn, để họ sửa lại.
Chuyện này xảy ra rất nhiều lần. 1 cái POSM mà bắt người ta sửa 7, 8 lần. Và mình cảm thấy rất vô duyên và hạch sách. Trong khi họ cũng biết là nguyên nhân do phía công ty mình.
Bên mình cũng có nhiều hợp đồng đăng ký triển lãm. Có 1 hợp đồng bên mình đã trả phí 50% rồi. 1 ngày đẹp trời, sếp nói mình là không muốn làm nữa. Mình nói là ký hợp đồng rồi sao cancel được, thì mới phán là ký rồi còn cancel được, miễn sao tiền chưa chuyển khoản, à mà nếu chuyển khoản rồi thì tiếp tục thôi...
Tuyển dụng, dù không ưng cũng không viết mail từ chối vì lý do tốn thời gian, để người ta tự hiểu. Và rất nhiều việc khác... Mình không hiểu nổi là công ty làm ăn như vậy thì sao vẫn có khách hàng nhỉ?".
Quả thật, hành vi lật lọng trong các mối làm ăn giao thương giữa những doanh nghiệp với nhau không còn là chuyện quá hiếm, và câu chuyện trên cũng vậy. Thuận mua vừa bán, miễn sau tiền còn nằm trong tay mình thì chữ "tình" bao giờ cũng nằm dưới chữ "lợi" vài bậc.
Với tính chất thường thường đó, cứ tưởng dân mạng cùng lắm là sẽ lắc đầu ngán ngẩm và âm thầm bỏ qua câu chuyện của nàng công sở, dành nhiều thời gian hóng các chủ đề khác drama hơn, nhưng không, trái lại, bài viết tố sếp bội tín của cô nàng đã bất ngờ thu hút được rất nhiều sự quan tâm của mọi người.
Càng thú vị hơn, thay vì chăm chăm mắng chửi sự lật lọng trong làm ăn của các vị sếp nhân vật chính, dân mạng lại "tràn" vào để hỏi đúng nàng công sở 1 câu: "Thế sao còn làm?".
"Mình thấy chuyện này cũng bình thường mà, cái thắc mắc là bạn thấy sếp như vậy bạn khó chịu, thế sao không nghỉ để đi tìm công ty khác phù hợp hơn?".
"Mình cũng không hiểu nổi là tại sao bạn còn ở đấy mà vẫn chưa nghỉ nữa á. Làm ăn kinh doanh, việc gì cũng có cái giá và nguyên do của nó. Bội tín nhưng về những mặt khác lại tốt, khách hàng vẫn cứ thích 'giao du' thôi".
"Nếu môi trường không phù hợp, các sếp không có cùng chí hướng với bạn, bạn phải khó chịu khi làm các công việc được giao, thế tại sao chưa nghỉ? Khách hàng cũng giống như bạn vậy đó, cảm thấy sự bội tín này chẳng là gì so với cái mình nhận được nên mới luyến lưu thôi. Bạn tiếc lương, khách hàng tiếc các hợp đồng béo bở, bội tín có ý nghĩa gì?".
Qua các bình luận trên mới thấy rằng, chiêu trò, yêu sách, thói xấu trong làm ăn kinh doanh nhiều không biết kể đâu cho hết, đến mức nó trở thành chuyện thường mà nhiều người chẳng buồn quan tâm nữa. Thế nhưng, trong trường hợp cô nàng trên, là một phần trong bộ máy làm việc bội tín nhưng lại đi chê trách cái sự bội tín đó thì khó trách được việc dân mạng đặt ngược lại vấn đề.
Dù câu hỏi của dân mạng chưa có lời hồi đáp từ nàng công sở nhưng tin chắc rằng, chính cô ấy cũng đang không biết phải trả lời ra sao hoặc rất có thể, cô cũng đang tự hỏi chính mình: "Ủa sếp vậy sao mình còn làm ta?". Khi cô tìm được đáp án cho câu hỏi trong đầu mình chính là lúc cô biết được vì sao khách hàng vẫn tìm đến công ty cô.
Theo Trí Thức Trẻ
Sếp "vạch lá tìm sâu": Kiểm tra camera văn phòng từ vài tháng trước rồi phạt nhân viên 200k vì... vắt áo lên ghế làm việc Ngoài ra, cô nàng "nạn nhân" trong vụ phạt gây chấn động làng công sở còn kể thêm "sếp rất thích nhân viên về muộn buổi chiều và làm việc không nghỉ trưa". Môi trường làm việc vốn lắm thị phi nên dân công sở không chỉ đề phòng đồng nghiệp xung quanh mà còn phải dè chừng cả những vị sếp tưởng...