‘Sếp rất tốt nhưng lương rất thấp’, bạn có nên tìm việc mới hay không?
Một bài post với vỏn vẹn vài chữ trên một diễn đàn ngay lập tức thu hút hàng nghìn lượt tương tác, phản ứng của cộng đồng.
Khi còn là sinh viên, ai cũng mơ ước có được một việc làm phù hợp với mức lương ổn định sau khi ra trường. Mọi người đều nỗ lực học tập, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân, mục tiêu hướng đến là được làm công việc đúng với đam mê và được trả thù lao xứng đáng.
Với nhiều GenZ, đi làm không chỉ được thể hiện, được học tập và tiến bộ mà còn phải gánh trên vai gánh nặng cơm áo gạo tiền. Ngoài việc phù hợp thì lương cao cũng là động lực giúp họ có thêm cảm hứng cống hiến.
Tuy nhiên không ít người đã bị rơi vào những tình huống khó xử như: lương cao mà sếp chán, hoặc lương thấp mà sếp tốt. Mới đây, trên một diễn đàn, vấn đề này đã được đặt dưới dạng câu hỏi để tham khảo ý kiến của cộng đồng. Ngay lập tức, câu hỏi này trở thành đề tài ‘hot’, nhận được hàng nghìn ý kiến của GenZ, 9X và cả 8X.
‘Sếp rất tốt nhưng lương rất thấp, có nên tìm việc mới không đây?’.
Nhiều bạn trẻ đang đi làm cho rằng lương có thể tăng nhưng tư duy và tầm nhìn của sếp thì khó thay đổi. Nên thà… ráng chờ tăng lương còn hơn làm việc với một người sếp ‘ba chấm’.
‘Sếp rất tốt nghĩa là sếp là một người có cái nhìn đúng. Bản thân nên cải thiện nhiều thứ hơn, cố gắng làm việc thật tốt và mang lại nhiều giá trị cho sếp và công ty, thì sếp sẽ nâng lương thôi ‘ – bạn Thái Vũ bình luận.
‘Nếu sếp rất tốt thì chắc chắn sẽ không để lương của bạn rất thấp đâu’ - một bạn khác chia sẻ.
‘Biết đâu ló là bài test cho quá trình làm việc 5 năm chặng đường dài. Làm việc quên mình. Sau thời gian ấy vẫn không có gì thay đổi thì xem lại bản thân mình!’ - một người khác bình luận.
Video đang HOT
Một số ý kiến khác của dân mạng:
‘Nếu mình đi làm vì sếp thì ở, còn nếu đi làm vì tiền thì đi’;
‘Em nói thật, em đi làm vì nuôi sống bản thân và gia đình. Sếp tốt nhưng lương có thể nuôi sống em thì em làm tiếp vì đó là tình nghĩa. Còn sếp tốt mấy mà lương không đủ đóng tiền trọ, ăn hàng tháng thì cho em xin lỗi. Đi làm mà toàn bù lỗ thì chỉ có con đại gia đi làm vì niềm vui’;
‘Vậy có lẽ do năng lực bạn chưa xứng đáng được hưởng lương cao! Đi làm gặp được người sếp tốt là may mắn 1/3 đời người rồi. Hãy cố gắng kiên trì học tập người sếp đó của bạn’;
‘Sếp tốt thì sao? Không lẽ làm cho ổng cả đời? Thực tế xíu đi, đi làm quan trọng là thực lực và trau dồi kinh nghiệm cho mục tiêu của mình. Cảm thấy đủ thì nhảy thôi.’…
Còn bạn thì sao? Nếu sếp tốt mà lương thấp thì bạn có tìm công việc khác không?
Nghỉ phép sếp vẫn nhắn hỏi công việc: Sự vô tâm hay tư bản tàn nhẫn?
Thông thường một ngày làm việc sẽ kéo dài từ 8-9h sáng đến 5-6h chiều tùy theo chế độ của mỗi công ty. Điều này có nghĩa rằng khoảng thời gian trên là lúc để bạn xử lý công việc, deadline được giao.
Nếu hoàn thành xong xuôi công việc thì những ngày nghỉ tuần, nghỉ phép sẽ là lúc để bạn có thể hoàn toàn thư giãn và dành thời gian cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người sếp không quá để ý đến kì nghỉ của nhân viên mà vẫn giao việc như một lẽ thường tình.
Không ít các sếp vẫn giao việc đều đặn kể cả vào ngày nghỉ của nhân viên. (Ảnh: Chụp màn hình)
Mới đây, một người dùng mạng đã chia sẻ câu chuyện của mình khi ở trong hoàn cảnh "ngày nghỉ cũng không yên" và nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Cụ thể bài đăng như sau:
"Chuyện là thế này. Tối qua khoảng 11h mấy đột nhiên trưởng nhóm của tôi gửi tin nhắn bảo có deadline gấp cần hoàn thành, yêu cầu tôi làm xong trước 12h30 rồi gửi lại cho anh ấy. Nhưng lúc đó tôi vừa mới làm xong việc, về nhà ăn cơm tắm rửa, cơ thể và tinh thần đều mệt mỏi.
Nhưng thầm nghĩ dù sao anh ta cũng là trưởng nhóm nên tôi đã xem thử công việc mà anh ta gửi. Không phải chuyện gì quan trọng lắm nhưng vì công việc nên tôi vẫn cố gắng làm thật nhanh để hoàn thành trước 12h30.
Sáng hôm sau, đáng lẽ hôm nay là ngày tôi xin nghỉ phép, cũng đã báo cho trưởng nhóm rồi, nhưng anh ta mới sáng sớm đã nhắn tin hỏi tôi dậy chưa. Lúc này tôi mới dậy nên thật sự không muốn trả lời, vì có cảm giác anh ta sẽ lại giao việc cho tôi.
Trong một tuần chắc hơn phân nửa thời gian anh ta đều như vậy, thế nên tôi muốn hỏi mọi người, tôi nên trả lời anh ta như thế nào hay nên làm như thế nào?..."
Cả năm làm việc, ngày nghỉ cũng phải làm thì tránh làm sao được nhân viên bức xúc. (Ảnh minh họa: Face Works)
Rất nhiều luồng ý kiến đã được đưa ra bên dưới bài chia sẻ này. Người thì cho rằng bạn nhân viên này đã quá dễ dãi và chính vì chấp nhận công việc sếp giao bất kì khi nào kể cả ngày nghỉ đã tạo ra tiền lệ cho những lần sau đó.
Song cũng có người lại nghĩ, nếu sếp nhắn tin thì dù việc có quan trọng hay không cũng nên nhắn lại. Đây không chỉ là phép lịch sự mà còn để lại ấn tượng tốt, quyết định trong tương lai sếp có yên tâm giao việc quan trọng cho bạn hay không.
Có vẻ như vấn đề này là nỗi niềm của rất nhiều nhân viên đang đi làm hiện nay. Nhưng hãy thử phân tích một cách công bằng để xem đôi bên cần ứng xử như thế nào mới hợp lý nhé.
Ngày nghỉ phép thì có nên nhận tin nhắn giao việc. (Ảnh minh họa: Cloudify)
Đầu tiên, việc sếp giao việc cho nhân viên chẳng có gì là quá đáng cả. Nếu gửi tin nhắn yêu cầu công việc ngoài giờ thì rất có thể đó là việc quan trọng hoặc gấp rút cần bạn tham gia hỗ trợ, xử lý.
Bản thân các sếp hết giờ làm cũng muốn buông bỏ công việc, thoải mái nghỉ ngơi nhưng khi có chuyện thì cũng bất đắc dĩ phải chỉ đạo nhân viên giải quyết mà thôi. Khi gửi tin nhắn giao việc cho ai đó thì có thể trong đầu cấp trên cũng đã có tính toán và tin tưởng người đó sẽ hoàn thành tốt công việc.
Mặc dù vậy, cấp trên vẫn luôn cần phải có sự sắp xếp hợp lý về mặt khối lượng cũng như thời gian để nhân viên có thể chủ động hơn trong việc riêng. Ngoài ra, sếp cần rõ ràng nếu làm việc ngoài giờ thì nên tính tiền làm thêm sòng phẳng để nhân viên không cảm thấy quyền lợi của mình bị bóc lột.
Không muốn làm mất lòng sếp thì phải ứng xử khéo léo. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Mặt khác, nhân viên cũng không cần quá cứng nhắc hay lơ đi những tin nhắn từ sếp. Việc làm này sẽ chỉ khiến hình ảnh của bạn xấu đi trong mắt cấp trên, từ đó ảnh hưởng tới việc thăng tiến.
Nếu cảm thấy có thể và bản thân tình nguyện, sự hỗ trợ kịp thời của bạn với công việc dù là trong ngày nghỉ sẽ được các sếp ghi nhận. Không có công lao thì cũng có khổ lao, nỗ lực về lâu dài cũng có thể mang lại lợi ích nhất định.
Còn nếu không muốn trả lời tin nhắn công việc mà đồng thời tránh mất lòng sếp thì tốt nhất trước ngày nghỉ, hãy bàn giao lại công việc cho đồng nghiệp. Khi đó, nếu sếp giao việc liên quan, bạn có thể chuyển trực tiếp cho người đã bàn giao và đừng quên báo cáo lại tình hình cho cấp trên để họ biết tìm ai mà "nắm đầu" nhé.
Kĩ năng xử lý tình huống chốn văn phòng luôn đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế để không mệt thân lại chẳng mất lòng sếp. Nếu rơi vào trường hợp trên bạn sẽ có phản ứng thế nào, hãy chia sẻ cho chúng tôi biết nhé.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Người phụ nữ ném trăm triệu từ tầng 3 xuống đất, bất ngờ sự thật phía sau Hình ảnh người sếp đứng trên ban công tầng 3 ném tiền xuống dưới cho nhân viên thi nhau nhặt đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng. Mới đây, một đoạn clip được người dùng TikTok có tên @ayangyasmin đã lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội Indonesia. Trong clip, một người phụ nữ đang đứng trên ban công...