Sếp OceanBank đưa tận tay “lãi suất đi đêm” với khách hàng VIP
Sáng nay (1.9), dù các cựu lãnh đạo OceanBank “điểm tên” từng đơn vị nhận tiền trả lãi quá quy định song đại diện nhiều khách hàng đã phủ nhận.
Sáng nay, tiếp tục thẩm vấn việc nhận tiền lãi suất ngoài hợp đồng trái quy định do OceanBank chi trả, TAND Hà Nội thẩm vấn đại diện một số đơn vị có quan hệ tín dụng với nhà băng này trong giai đoạn 2008-2015. Người đại diện Tổng công ty Dầu Việt Nam và hai quỹ của ngành dầu khí cho hay năm 2013 có gửi 1.500 tỷ đồng. Tiền lãi thực hiện đúng hợp đồng, không nhận lãi ngoài.
Một người khác đại diện cho cùng lúc sáu đơn vị trong ngành dầu khí cũng khai trong quá trình điều tra đã trả lời công an rằng “không nhận khoản lãi ngoài”. Sáu đơn vị chỉ nhận hoa, bánh kẹo do OceanBank chăm sóc vào dịp lễ, Tết, không nhận tiền.
Theo vị đại diện, duy nhất một phụ nữ làm việc tại Công ty Dầu khí miền Trung cho biết có nhận 17,2 triệu đồng do OceanBank chuyển vào tài khoản cá nhân. “Tuy nhiên, đề nghị toà nhìn nhận đây là tài khoản cá nhân không phải của tập thể”, vị này nói.
Chi lãi ngoài chỉ giao dịch miệng
Trước tòa sáng nay, Nguyễn Thanh Ly (đại diện Liên doanh Việt Nga – Vietsovpetro) cho hay tài khoản của công ty không nhận khoản nào lãi ngoài hợp đồng từ OceanBank.
Đối chất việc này, cựu Tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn khẳng định nhiều lần đi quan hệ “đưa tiền chi lãi ngoài” cho Vietsovpetro, người nhận khi kế toán trưởng, lúc là tổng giám đốc.
Video đang HOT
Nguyễn Xuân Sơn đang trả lời việc chi lãi ngoài cho các đơn vị. Nguồn: Zing
“Gặp nhiều lần, đưa nhiều lần, mỗi lần 10.000-20.000 USD hoặc 200-300 triệu đồng. Tổng số khá nhiều”, cựu Tổng giám đốc OceanBank khai song cho biết không nhớ tổng số.
Trả lời thêm về vấn đề này, người kế nhiệm ông Sơn là cựu tổng giám đốc Nguyễn Minh Thu cho hay đã thay ông Sơn đưa tiền lãi ngoài cho Vietsovpetro. “Thỏa thuận tiền lãi chỉ là giao dịch miệng, không hợp đồng”, bà Thu nói.
Bà khai không nhớ cụ thể bao nhiêu lần, đưa bao nhiêu tiền cho khách hàng lớn này song giai đoạn 1.2011-6.2012 cứ định kỳ 2-3 tháng lại chi lãi ngoài.
Mỗi lần cựu tổng giám đốc Thu vào “chăm sóc” Vietsovpetro đều thông báo để Nguyễn Thị Kiều Liên – cựu giám đốc chi nhánh Vũng Tàu của Oceanbank – liên lạc trước. Vietsovpetro chủ yếu gửi ngoại tệ vào Oceanbank, tiền đồng rất ít. Việc chi lãi ngoài cho Vietsovpetro được Hà Văn Thắm phê duyệt dựa trên số dư tài khoản của Vietsovpetro. Trong khoản tiền đưa, bà Thu đưa 30% cho kế toán trưởng, 70% cho tổng giám đốc.
Theo bà Thu, thời điểm cao nhất, Vietsovpetro gửi vào OceanBank tới hơn 100 triệu USD. Tỷ lệ lãi ngoài khoảng 0,1%/tháng với tiền đồng, ngoại tệ thấp hơn một chút. Năm 2012, thời điểm “ nóng” nhất của thị trường tín dụng, tỷ lệ chi lãi ngoài tăng lên 0,15%.
Tòa đang tiếp tục phần thẩm vấn.
Theo cáo buộc, với việc chi lãi ngoài nhằm níu chân khách hàng, ông Thắm đã chỉ đạo cấp dưới dùng 1.600 tỷ đồng để chăm sóc các khách hàng lớn, doanh nghiệp, cá nhân… Thực hiện chủ trương này, các đơn vị của nhà băng đã chuyển tiền cho khách hàng và bị cơ quan tố tụng xác định đã gây thiệt hại cho OceanBank.
Theo Bảo Hà (VNE)
Hà Văn Thắm đối mặt với án tử hình vì hành vi tham ô tài sản
Cơ quan CSĐT - Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung đối với cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm và đồng phạm, sau phiên tòa xét xử bị cáo Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn và đồng phạm diễn ra tháng 2.2017.
Cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm tại phiên tòa sơ thẩm. (Ảnh: IT)
Ngoài các tội danh trước đây, hiện Hà Văn Thắm (SN 1972) - cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank và Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962) - nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank và là người đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại ngân hàng này, còn bị đề cập xử lý thêm tội "Tham ô tài sản", theo Điều 278 Bộ luật Hình sự (BLHS).
Nguyễn Xuân Sơn. (Ảnh: IT)
Ngoài ra, với bản kết luận điều tra bổ sung, 4 bị can khác cũng sẽ lần lượt bị đưa ra xét xử tại phiên tòa tới đây với những tội danh tương ứng. Như vậy là thay vì 48 bị can như trước đây, hiện vụ án đã lên tới 52 bị can. Vậy vì sao bộ đôi "chóp bu" tại Oceanbank lại bị xử lý thêm tội danh hoàn toàn mới?
Trả lời câu hỏi trên, kết luận điều tra bổ sung của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an xác định, Nguyễn Xuân Sơn vốn được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) giới thiệu làm Tổng giám đốc Oceanbank từ năm 2009 đến tháng 11.2010.
Sau đó, khi bị can trở lại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và giữ chức Phó Tổng giám đốc tập đoàn này thì vẫn được cử làm người đại diện phần vốn góp của PVN tại Oceanbank.
Cụ thể, trong thời gian giữ chức Tổng Giám đốc tại ngân hàng, Sơn và Thắm đã thỏa thuận về việc chi lãi ngoài khi huy động vốn cho nhóm khách hàng dầu khí và việc này được thực hiện liên tục đến tháng 6.2014.
Từ cuối năm 2010, mặc dù không còn trực tiếp điều hành hoạt động ngân hàng, song với vị thế của bản thân cũng như vai trò của PVN, Sơn tiếp tục lợi dụng cơ chế, chính sách chi lãi ngoài.
Kết luận điều tra bổ sung xác định, từ tháng 1.2011 đến giữa năm 2014, bị can Sơn đã nhận tổng cộng hơn 246,6 tỷ đồng tiền chi lãi ngoài của Oceanbank. Trong số tiền đặc biệt lớn đó, CQĐT xác định PVN bị thiệt hại hơn 49,3 tỷ đồng. Bởi đó là số tiền tương ứng với tỷ lệ vốn góp (20%) của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại Oceanbank.
Như vậy là khi phiên tòa được mở lại vào thời gian tới đây, Hà Văn Thắm sẽ bị xem xét cùng lúc về 4 tội danh, còn Nguyễn Xuân Sơn bị truy tố về 3 tội danh. Trong đó, mức án cao nhất đối với tội "Tham ô tài sản" theo Điều 278-BLHS mà bộ đôi "chóp bu" này bị áp dụng lên đến tử hình.
Theo danviet
Yêu cầu làm rõ trách nhiệm của ông Ninh Văn Quỳnh Kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí Theo lời khai của Nguyễn Xuân Sơn, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an tiếp tục điều tra làm rõ vai trò, trách nhiệm của Ninh Văn Quỳnh, kế toán trưởng của Tập đoàn Dầu khí. Theo kết quả điều tra, xác minh tại Hội sở ngân hàng Oceanbank, trong khoảng thời...