Sếp Nhật bóc trần chiêu lừa tiền tỷ của nữ nhân viên ở Hà Nội
Làm cho công ty nước ngoài, Phạm Kim Anh đã lợi dụng sự tin tưởng của cấp trên để lừa đảo, chiếm đoạt hơn 5,5 tỷ đồng.
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Phạm Kim Anh (SN 1975, cựu trưởng phòng hành chính nhân sự, Văn phòng đại diện Công ty cổ phần SPF- Nhật Bản tại Hà Nội) tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Công ty cổ phần SPF- Nhật Bản (công ty SPF) thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội từ năm 2008, hoạt động trong lĩnh vực bán và thiết kế thiết bị sử dụng trong ngành công nghiệp mạ, bán nguyên liệu và dụng cụ mạ; bán và thiết kế điện cực, máy móc hóa học…
Tháng 9/2008, văn phòng đại diện công ty tại Hà Nội đã ký hợp đồng lao động với Kim Anh và giao đảm nhiệm vị trí trưởng phòng hành chính nhân sự.
Nhiệm vụ của Kim Anh là phụ trách quản lý văn phòng, quản lý tài khoản ngân hàng, được ủy quyền thực hiện các giao dịch, rút tiền từ tài khoản của công ty để chi phí cho hoạt động của văn phòng.
Do cần tiền tiêu, Kim Anh đã nói dối rằng công ty cần phải trả phí quản lý văn phòng, phí quản lý vắng mặt (vì trưởng văn phòng chỉ có mặt tại Việt Nam khi làm việc với các đối tác). Đồng thời, tự nâng giá thuê văn phòng và đề nghị công ty phải duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản ngân hàng.
Video đang HOT
Do tin tưởng Kim Anh, công ty SPF đã chuyển tiền theo đề nghị.
Tháng 6/2018, ông Katsunori Miyake, Trưởng Văn phòng đại diện công ty SPF tại Hà Nội quay lại Việt Nam và yêu cầu Kim Anh báo cáo các khoản chi cho hoạt động của văn phòng.
Lúc này, ông Katsunori Miyake mới phát hiện Kim Anh chi nhiều khoản không đúng và đã rút hết số dư tối thiểu khoảng hơn 40.000 USD trong tài khoản ngân hàng của công ty.
Do Kim Anh không hợp tác nên ông Katsunori Miyake đã gửi đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến cơ quan chức năng.
Kết quả điều tra cho thấy, từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2018, Kim Anh đã chiếm đoạt hơn 5,5 tỷ đồng của công ty SPF.
Bị can đã bồi thường 1,1 tỷ đồng, hiện còn chiếm đoạt hơn 4,4 tỷ đồng.
T.Nhung
Nhiều công ty nước ngoài đã tính đến việc chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam sau dịch Covid-19
Theo JLL, Việt Nam vẫn là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Các ngành sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam sau dịch Covid-19.
Đơn vị nghiên cứu này chỉ ra, khi các nhà máy buộc phải đóng cửa trong đợt bùng phát Covid-19 ở Trung Quốc, nhiều công ty lớn đã phải tính kế để vượt qua thời kỳ hạn chế sản xuất.
Một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam từ năm ngoái, nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao.
Dữ liệu từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ cho thấy lượng hàng hóa Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Dữ liệu năm nay sẽ bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng xu hướng sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục.
"Việt Nam vẫn là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quý đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn", ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam nhấn mạnh.
Theo báo cáo quý 1/2020 của JLL, miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí cần kề với Trung Quốc.
Giá đất trung bình đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà xưởng xây sẵn - lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4,0-5,0 USD/m2/tháng, và đều đã được lấp đầy.
Tại khu vực miền Nam, JLL ghi nhận số lượng yêu cầu thuê đất tăng cao và các chủ đầu tư đã trở nên tự tin hơn trong việc tăng giá thuê đất. Giá đất trung bình trong quý 1/2020 đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, việc phát triển logistics/cơ sở hạ tầng lại không tương ứng với mức tăng giá đất này vì quá trình phát triển cho những thay đổi đáng kể về hạ tầng vẫn diễn ra chậm chạp, do đó các nhà đầu tư tiềm năng phải bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế khác. Nhà xưởng xây sẵn ở miền Nam có giá thuê dao động từ 3,5-5,0 USD/m2/tháng, tăng nhẹ ở Bình Dương, Tp.HCM, Long An và giữ mức ổn định ở các tỉnh còn lại.
Theo đơn vị này, dưới tác động của Covid-19, việc tạm hoãn các thỏa thuận thuê đất và các nhu cầu mới sẽ ngày càng rõ nét hơn nếu tình hình không sớm cải thiện. Tuy nhiên, thị trường sẽ phục hồi và phát triển nhanh sau khi dịch được kiểm soát. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia.
Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại hồi năm ngoái. Do đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai.
Trong lúc đó, Trung Quốc tập trung phát triển các ngành công nghiệp giá trị gia tăng. Đây là nơi tụ hội các công ty hàng đầu thế giới về pin mặt trời, mạng 5G, trí tuệ nhân tạo và sản xuất pin. Lý do chính là vì các doanh nghiệp này sản xuất ra sản phẩm có giá trị cao, tạo ra nguồn thu nhập thuế cao cho chính phủ. Thêm nữa, các ngành công nghiệp sản xuất giá trị thấp thường gây ô nhiễm nhiều hơn, trong khi Trung Quốc đang mong muốn cải thiện môi trường tại các khu đô thị. Việc chuyển sang sản xuất sạch hơn, ít không gian hơn cũng sẽ giải phóng đất để tái quy hoạch.
Tuy nhiên, theo JLL, không phải tất cả các ngành sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam. Mức lương công nhân sản xuất tại Trung Quốc hiện cao gấp ba lần Việt Nam, nhưng trình độ tay nghề của công nhân nơi này cũng cao hơn. Quy mô của Trung Quốc không thể được nhân rộng: lượng lao động công nghiệp di cư ở Trung Quốc còn cao hơn dân số Việt Nam. Hơn nữa, một khối lượng lớn ngành hàng sản xuất là để phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc.
"Xét về lâu dài, nhiều doanh nghiệp có khả năng thay đổi kế hoạch sản xuất của họ để đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro của những cú sốc tương tự trong tương lai. Cùng với các sáng kiến để cải thiện hiệu suất bền vững và hạn chế tác động môi trường của các hoạt động sản xuất, các nhà bán lẻ có thể lựa chọn sản xuất và mua sản phẩm từ thị trường nội địa", đại diện JLL cho biết.
Phương Nga
Con trai nhớ mẹ đến thăm nhưng nhất định không chịu vào nhà, sự thật phía sau mới khiến nhiều người kính nể Đến thăm mẹ nhưng không dám vào nhà, vượt 50km để thăm con nhưng chỉ đứng hôn gió, thậm chí là khuyên con đừng về nước,... Những câu chuyện đơn giản nhưng như tiếp thêm lửa cho những người 'chiến sĩ' đang chiến đấu ở tuyến đầu. Khi dịch bệnh hoành hành cũng là lúc chúng ta thể hiện tinh thần đoàn kết,...