Sếp nhắn “Có đọc được tiếng Việt không? Trả lời! Sao im ru hết vậy?” – Bạn làm tiếp hay nghỉ?
Topic này đang khiến netizen, đặc biệt là dân công sở tranh cãi.
Với hội làm công ăn lương, mối quan hệ giữa sếp với nhân viên chính là một trong những đề tài được quan tâm hàng đầu. Vì vậy mà mỗi khi xuất hiện topic liên quan đến chuyện này, dân tình lại bàn tán rôm rả.
Mới đây, trong một group chuyên review công ty, tám chuyện công sở đã xuất hiện bài đăng nói về cách nhắn tin của sếp với nhân viên. Theo chia sẻ của chủ nhân bài đăng, đây là tin nhắn của leader team ở một chi nhánh ngân hàng. Trong đoạn tin nhắn, leader này dùng những câu không chủ ngữ như: “Có đọc được tiếng Việt không? Có làm được nữa không? Trả lời, Nguyên nhân?…”.
Những tin nhắn đến từ vị trí leader đang khiến dân mạng bàn tán xôn xao
Không dừng lại ở đó, người này còn hỏi các thành viên “Các bạn có thấy là tội đồ không” vì tình hình của team xuống dốc, trong khi các team khác đều tăng trưởng.
Leader nhắn tin dồn dập
Video đang HOT
Leader tag hết tất cả mọi người vì ai nấy đều “im ru” trước những câu hỏi của mình
Ngay lập tức, dân mạng đã chia phe tranh cãi về chuyện này phía dưới bài đăng.
Nhiều ý kiến cho rằng cách nhắn tin của leader như vậy là không đúng, hơi cục súc và tỏ vẻ bề trên. Thậm chí có người còn phản đối kịch liệt những tin nhắn này, thẳng thắn khẳng định đây là cách nói chuyện… vô văn hoá:
- Trước cũng làm leader, tuy không phải team chạy KPI nhưng mà giao việc cho các bạn ấy cũng nhắn “Hộ chị nhé, giúp chị nhé, xong chưa em, cần chị giúp cho nhanh thì bảo chị nhé…” chứ không kiểu “Xong chưa, trả lời, có làm được không bla bla…” như thế này. Hơi cục súc với bề trên quá. Ai cũng đi làm kiếm tiền chứ ai ngồi không đâu mà gắt gao với nhau.
- Đây là cư xử vô văn hoá, vô học chứ không phải “gắt”. May mắn là mình có các sếp dù có khó chịu như thế cũng vô cùng điềm đạm và bình tĩnh, không bao giờ gắt gỏng ăn nói chỏn lỏn như này. Một công ty toxic hay không toxic chính là do những leader như thế này. Cư xử có học thức, có văn hoá sẽ khẳng định đẳng cấp của bản thân, của team, của công ty. Một doanh nghiệp lớn, chuyên nghiệp sẽ khác mấy mẹ hàng cá hàng tôm ngoài chợ các bạn ạ.
- Mình biết một số không ít các bạn trẻ bây giờ chạy số bất chất làm ẩu làm gian xong được lên leader chỉ vì doanh thu nên thường có thái độ này. Mấy công ty đào tạo ra những người đó kể văn hoá cũng chán.
- Phải tui thì tui off liền, đều làm công như nhau vênh thế để làm gì?
- Thôi! Rút ngay khỏi cái team ấy đi bạn.
Ảnh minh hoạ
Ngược lại cũng có không ít bình luận khẳng định đây là chuyện bình thường, leader nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc:
- Ông sếp cũ mình cũng hay nói thế, mà tính bên ngoài thì vui vẻ nhắng nhít. Kiểu lúc làm cáu lên mà nhân viên mãi không phản hồi thì cũng bực.
- Thật khó đánh giá hết qua 1 – 2 đoạn chat. Tuy nhiên group trong ảnh là group công việc không phải group chat nên chỉ thấy lead đang làm việc rất nghiêm túc. Đi làm đã kiếm tiền tập chịu những lời khó nghe. Nhưng người chủ thích có quản lý như này lắm đấy.
- Mình từng làm trong ngành tài chính, chửi này là bình thường đấy ạ. Thậm chí có nhân viên còn bật lại chửi luôn. Sau đó thì làm việc bình thường, bạn làm số cao thì leader không có quyền đuổi đâu.
- Làm việc chuyên tâm thế đi chê còn lê la nói xấu công ty thì khen nhau nức nở.
Hiện tại các thành viên trong group vẫn đang bàn tán rôm rả về đề tài này. Còn bạn, nếu có leader như vậy, bạn sẽ tiếp tục hay nghỉ việc đây?
Ảnh: Tổng hợp
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu xây dựng các kịch bản ứng phó dịch COVID-19
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản 6561/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về một số vấn đề trong hoạt động.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở Vietcombank. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng các kịch bản ứng phó trong trường hợp dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng.
Cụ thể, tập trung phân loại khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và đánh giá khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng, để đảm bảo việc hỗ trợ phù hợp với ảnh hưởng của dịch. Cùng với đó, ưu tiên, tập trung cho vay đối với các ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích, phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế... theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra. Điều này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh COVID-19.
Văn bản cũng nêu rõ, các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, hoặc chịu tác động lớn của dịch COVID-19, đặc biệt là dư nợ lĩnh vực bất động sản với mục đích tự sử dụng.
Theo đó, kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với mục đích liên quan đến xây dựng, kinh doanh bất động sản hoặc tăng quy mô vốn của tổ chức phát hành hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản. Cùng đó, duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ cho vay, đầu tư...
Ngân hàng nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung đối với các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung trong năm 2021.
Đặc biệt, giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ đối với doanh nghiệp và người dân; đồng thời, thực hiện nghiêm và thường xuyên giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lãi suất, phí...
Sau bình luận về vấn đề sao kê "Chủ tài khoản thích làm gì thì bank làm y vậy", Giám đốc chi nhánh 1 ngân hàng lên tiếng thanh minh Mới đây, trong một cuộc tranh luận về vấn đề sao kê tài khoản, giám đốc của một chi nhánh ngân hàng đã có bình luận thu hút sự chú ý của nhiều người khi cho rằng khách hàng hoàn toàn có thể yêu cầu nhân viên sao kê theo ý mình. Trong thời gian qua, việc sao kê tài khoản của các...