Sếp nhà người ta: Trông “cục súc” nhưng ấm áp rộng lượng, bao trọn gói nhân viên từ ăn uống đến du lịch!
Ai mà ngờ được sếp Nhật cũng đáng yêu như thế này cơ chứ!
Sếp thì cũng có sếp này sếp nọ. Người cục cằn dữ tính, người nghiêm nghị chỉn chu nhưng cũng chẳng thiếu những lãnh đạo “mặt sắt đá, tâm đậu phụ”. Kiểu sếp đó luôn mang lại sự thoải mái và giúp cho ai cũng vui vẻ chiến đấu với áp lực công việc.
Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ tồn tại kiểu sếp ấy ở đất nước Nhật Bản – quốc gia nổi tiếng với kỷ luật, nghiêm khắc? Đáp án là hoàn toàn có ngoài đời thật nha chị em ơi!
Mới đây, trên một trang group MXH có đăng tải dòng trạng thái chia sẻ của một anh chàng Việt Nam “khoe” sếp mình bên Nhật. Anh này viết rất dài và hết lời ngợi vị giám đốc đáng kính, dễ mến. Xin trích 1 đoạn status của anh như sau:
“Đầu bếp là ngài Wakabayashi Kanji – giám đốc, nhà sáng lập công ty cùng tên mà tui đang làm thuê cho họ. Ổng đúng kiểu mẫu mấy bé ngôn tình hay mơ ước á: bề ngoài cục súc, bên trong cực kì nhiều tiền!”
Sau đó, anh đăng tiếp nhiều tấm ảnh kèm câu chuyện chứng minh cho câu nói bề ngoài cục súc, bên trong nhiều tiền:
Theo chủ post, ông sếp này tâm lý thường chiêu đãi nhân viên đi chơi, đi ăn. Chỉ duy nhất có khuyết điểm là hậu đậu, không cẩn thận đôi khi gây ra tình huống bắt nhân viên “chữa cháy”.
“Một lần tui bị trúng gió, cái cổ cứng ngắc luôn và không thể cử động được nên tui xin nghỉ bữa đó. Ổng đã kêu ông bạn ở chung với tui mua 1 số lượng salonpas các thứ các thứ lên tới hơn 4 triệu đồng.”
Video đang HOT
“Mùa đông làm ngoài trời rất lạnh nên thỉnh thoảng ổng mua khoai và bắt tui nướng cho mọi người ăn.”
“Sinh nhật tui ổng tặng 2 cục thịt gà, bánh kem đâu ông nội?”
“Đợt nghỉ dài ổng dẫn tụi tui đi chơi tới mấy chỗ nổi tiếng. Đi 2 ngày luôn. Chỗ này là suối nước nóng, à quên là ổng có sở thích tắm suối nước nóng.”
“Số lần ổng dẫn tụi tui đi ăn mì chắc phải đếm bằng đốt ngón tay, ngón chân”.
“Dẫn đi chơi sương sương mà cho vô khách sạn nhìn quải luôn. Mấy anh em tui cứ đùa với nhau là giờ anh em mình đặt chân vào giới thượng lưu rồi. Giá phòng đâu đó 10tr/ ngày, tương đương nửa tháng lương của tụi tui luôn.”
“Cũng đợt đi chơi đó, ổng cho cả đám đi ngắm cảnh cáp treo. Cảnh rất đẹp nhưng iP6s chụp không được đẹp lắm. À chỗ này cũng là một chỗ tắm suối nước nóng nổi tiếng.”
Ngoài đưa nhân viên đi chơi, người sếp đáng yêu này còn chiêu đãi cấp dưới ở bất cứ quán mì nào ông thấy ngon:
Sau khi bài post được đăng tải, rất nhiều anh chị em cộng đồng mạng vào khen không ngớt người sếp tuyệt vời này và bày tỏ sự ghen tị với nhân viên công ty. Còn bạn thì sao, sếp của chị em có được tâm lý như thế này không nhỉ?
Theo Trí Thức Trẻ
Chạnh lòng vì Tết không được về quê, chàng công sở còn nói một câu gây xúc động: "Cả nhà trông chờ vào đồng lương của mình!"
"Công việc thì ngày càng áp lực, muốn buông bỏ hết để về với thầy u. Nhưng rồi nghĩ đến cả nhà đều đang trông chờ vào đồng lương của mình nên lại phải cắn răng chịu đựng".
Mới đây, câu chuyện về một chàng công sở không muốn về nhà đón Tết và cắt hết liên lạc với gia đình đã một phen làm cộng đồng dân công sở xôn xao, tuy nhiên, gần như trái ngược với câu chuyện ấy, anh chàng trong câu chuyện dưới đây thì lại rất muốn về nhà nhưng tiếc là hoàn cảnh không cho phép. Anh chàng kể, Tết mà không thể được về nhà, nhìn xung quanh ai ai cũng nô nức khấp khởi chuẩn bị đón giao thừa, chờ đón mồng 1, thật sự xót xa...
Anh chàng đã đăng đàn chia sẻ toàn bộ câu chuyện của mình vào trong một hội nhóm chuyên "tám" chuyện văn phòng trên MXH như sau:
"30 Tết, nhìn người người nô nức sắm sửa, dọn dẹp nhà cửa để đón Tết khiến đứa con đang phải tha hương cầu thực nơi đất khách quê người là mình cảm thấy thật chạnh lòng.
Công việc thì ngày càng áp lực, muốn buông bỏ hết để về với thầy u. Nhưng rồi nghĩ đến cả nhà đều đang trông chờ vào đồng lương của mình nên lại phải cắn răng chịu đựng để mà tăng ca, giấc ngủ hàng đêm cũng chẳng thể yên vì cứ nằm xuống lại mơ đến deadline, đến KPI.
Mình cũng có đam mê của riêng mình, nhưng đam mê đó không thể nuôi sống mình, càng không thể nuôi nổi cả nhà mình, hơn nữa mẹ mình cũng không muốn mình theo đuổi đam mê đó.
Viết để trải lòng vậy thôi chứ tiền thì vẫn phải kiếm, deadline hay KPI cũng phải vượt qua thôi. Đợi đến khi tích đủ tiền rồi, hi vọng có thể làm nghề mà mình yêu thích và nhất là được về nhà, đón Tết với gia đình".
Quả thật, với những người con xa quê mưu sinh nơi xứ người, Tết là thời điểm được mong chờ nhất vì khi ấy họ được về nhà cùng đón năm mới với mẹ cha, với gia đình ruột thịt thân yêu. Cho nên, một khi không về được vì lý do gì đó, Tết đối với họ giờ đây chỉ là những ngày buồn buồn tủi tủi, nhớ nhung da diết.
Có lẽ hiểu được tâm trạng ấy, câu chuyện trên sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Bên dưới phần bình luận, rất đông lời an ủi động viên và khuyên nhủ đã được viết ra như sau:
"Chia sẻ với em, nghề nào cũng vất vả, đồng tiền kiếm được lúc nào cũng không dễ dàng. Cố lên em, vì một tương lai tốt đẹp hơn. Năm nay không về được thì ráng năm sau rồi về, thầy u ở nhà dù khó khăn cách mấy cũng mong con trở về".
"Đi lừa người ta còn tốn chất xám nữa là các công việc thiện lương. Vậy nên nếu các bạn có cơ hội được chọn, được lăn xả, để biết được đâu là chân lý đời mình, thì cuộc sống sẽ vì thế mà bớt vất vả hơn thôi. Còn không thì hãy cứ cố gắng. Cái gì rồi cũng sẽ qua. Tết cũng chỉ là đôi ba ngày, mà đã là đoàn viên thì không cần đợi Tết, khi nào rảnh hơn hãy về thăm nhà nhé".
"Cố lên bạn ơi, mình cũng 30 Tết mới được về nhà đây. Định không về vì tiền lương mùa Tết đang cao, nhưng bố mẹ gọi hoài, mình cũng nhớ nhà nên đành về thôi. Những ngày này ở xa một mình, ai cũng buồn cả, chỉ là đôi khi tình thế khó khăn mình không thể cưỡng cầu. Chúc bạn năm mới ổn định hơn".
Theo Helino
Vì một điều "đắt giá nhất" trong đơn ly hôn, bố đơn thân đường hoàng bắt đầu cuộc sống "2 vai" và thành quả khiến nhiều người ngưỡng mộ Hiện tại, thu nhập của anh khoảng 30 triệu đồng/tháng, đủ để hai bố con sống thoải mái, sung túc. Dù vậy nhưng anh vẫn chưa tính đến chuyện "đi bước nữa". Có những cuộc hôn nhân kết thúc trong nhẹ nhàng khiến ai cũng cảm thấy bất ngờ. Đôi khi, chẳng vì lý do gì lớn lao nào cả, hai người không...