Sếp lì xì vé số, đến khi trúng thưởng, hai cô đồng nghiệp quay sang cãi nhau vì lý do bất ngờ
Với tính chất trần đời có một, câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người.
Trong môi trường công sở mà nói, chẳng hiếm khi đồng nghiệp với nhau xảy ra bất đồng dẫn đến cảnh cãi vã, giận hờn. Lý do thì có rất nhiều, từ chuyện nhỏ tới chuyện to, ấy thế nhưng hai nàng đồng nghiệp thân tình thuộc diện “hảo tỉ muội” dưới đây cãi nhau ngay ngày đầu năm chỉ vì tờ vé số trúng thưởng được sếp lì xì cho, quả thật, trần đời có một.
(Ảnh minh họa)
Cụ thể, câu chuyện được một trong hai đăng đàn kể lại với tâm trạng ấm ức tức giận như sau:
“Hôm mùng 3 Tết mình và nhỏ đồng nghiệp thân có hẹn nhau sang nhà sếp chơi. Sau khi chúc Tết xong xuôi thì có được sếp lì xì cho 2 tờ vé số khác nhau, mỗi đứa một tờ. Nhỏ đồng nghiệp mình tính không thích chơi trò may rủi, nó bảo còn lâu mới trúng nên lúc về nó nhét tờ vé số của nó cho mình luôn.
Mãi đến hôm qua, đang yên đang lành nó hớt hải gọi điện bảo cho mình là tờ vé số của nó trúng rồi. Mình cũng giật mình, bao năm mua vé số chả bao giờ trúng mà nay lại trúng, dò dò thì đúng là trúng thật, giải 8 được tận 100k cơ. Nhỏ đồng nghiệp còn bảo là chiều nó sang nhà mình lấy lại, lộc lá đầu năm của nó.
‘Ô hay, cho rồi mà giờ còn lấy lại’ – mình nghĩ trong đầu thế chứ cũng không nói gì, 100k chả phải gì lớn, cần thì trả thôi, chỉ là có chút thất vọng vì cách hành xử của người mà mình xem là chị em trong công ty bao lâu nay.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Đến chiều nó sang nhà, hồ hởi lắm, đòi ngay tờ vé số. Lúc đó mình cũng nói đùa ‘trúng 100k nhưng công tao giữ hộ chia cho tao 50k đê hay mua cho tao cốc trà sữa cũng được’, tự dưng nó cáu lên bảo chả phải gì to, mình thiếu thốn thì nó cho luôn. Mình phát hỏa với kiểu trả lời của nó, thế là hai đứa ầm ĩ một trận. Kiểu này chắc khỏi nhìn mặt nhau nữa, tiễn vong”.
Nhiều năm gần đây, các vụ mâu thuẫn phải nhờ đến pháp luật can thiệp chỉ vì những tờ vé số trúng thưởng xảy ra không phải là ít, tuy nhiên, cảnh tượng hai nàng công sở chị chị em em xong quay sang cãi vã bởi tờ vé số trúng giải 100k thì quả thật hiếm hoi vô cùng.
Với tính chất có 1-0-2 đó, câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Và không nằm ngoài dự đoán, hầu như tất thảy các ý kiến được viết ra bên dưới phần bình luận đều bày tỏ thái độ ngao ngán dành cho cả hai nữ chính.
(Ảnh minh họa)
“Thật, nghĩ được 100k không phải gì quá to tát mà còn cạnh khóe đùa giỡn kém duyên, xong còn đăng đàn kể cho thiên hạ đọc thì cũng chẳng phải dạng vừa. Cả hai người làm bạn với nhau hợp lắm đấy, nhỏ nhen xấu tính như nhau”.
“Tranh giành 100k làm gì để bất hòa, chán ghê chưa, đầu năm đầu tháng. Hai cô không cô nào chịu nhường nhịn nhau mà còn bảo là thân, thân là thân cái gì?”.
“Chưa bao giờ đọc được câu chuyện công sở ngớ ngẩn vô lý thế này, đến lạy hai chị. Tự dưng đang thân thiết xong vì một tờ vé số trúng thưởng 100k rồi cãi vã cạch mặt nhau, chắc đáng”.
(Ảnh minh họa)
Ngoài những bình luận như trên, vài người khác còn nhân câu chuyện này để nói về một thực trạng được gọi là “tình đồng nghiệp” nơi công sở. Đại ý cho rằng, đồng nghiệp thân thiết nơi công sở không hiếm khi trở mặt ganh ghét nhau vì xung đột lợi ích. Cho nên, lời khuyên đưa ra là: Nếu muốn tình cảm giữa mình và đồng nghiệp luôn tốt đẹp, tốt nhất hãy né tránh những vấn đề liên quan đến tiền.
Còn với riêng chị em, chị em nghĩ sao về câu chuyện này?
Theo Helino
Hội đồng nghiệp tới nhà chúc Tết, mẹ chồng phán một câu khiến nàng dâu công sở nín lặng
"Mình nghĩ mới mùng 2 mà đồng nghiệp dành thời gian tới chúc Tết là đã quý lắm rồi, thế mà mẹ chồng mình chỉ để ý có thế".
Đến nhà người thân, người quen đốt nén hương và gửi lời chúc Tết có lẽ là một trong những nét văn hóa tốt đẹp nhất của chúng ta dịp đầu năm mới. Tuy nhiên, xoay quanh cái văn hóa tốt đẹp này, không ít câu chuyện dở khóc dở cười đã khiến bao người phải nín lặng. Đơn cử như mới đây, một nàng công sở đã đăng đàn kể về sự việc khiến bản thân chán chả buồn nói ngay ngày mùng 2 Tết như sau:
"Mình làm dâu, nhà chồng mình tương đối đông, con cháu rất nhiều, anh chị em cũng tốt bụng chỉ riêng có bà mẹ chồng lắm lúc làm mình tức phát điên. Chuyện là hôm nay mùng 2 Tết, hội đồng nghiệp mới rủ nhau sang nhà mình chơi và chúc Tết. Đồng nghiệp đến chả lẽ chỉ ngồi uống trà, nên mình và ông xã có lấy ít đồ ăn vài lon bia mời cả bọn. Tóm lại mọi chuyện vui vẻ lắm.
Vậy mà đến lúc về, khi mình đang loay hoay dọn dẹp thì mẹ chồng mình mới bĩu môi nói "ối giời, tưởng gì, đến nhà người khác ăn uống chán chê mà chẳng biết lì xì cho bọn trẻ con". Mình nghe thấy thế buồn lắm, chẳng thèm trả lời.
Bọn trẻ con nhà chồng mình cũng lớn cả rồi, 15-16 tuổi, mà lại cả chục đứa. Trong khi đồng nghiệp mình cũng như mình, làm lương đâu có bao nhiêu, chưa kể thưởng Tết lại bèo bọt, giờ lì xì thế nào cho tử tế đây? 50k/đứa, 10 đứa mỗi người chi khoảng 500k. Lớn cả rồi, có khi lì xì 50k bọn chúng lại chê ít.
Mình nghĩ mới mùng 2 mà đồng nghiệp dành thời gian tới chúc Tết là đã quý lắm rồi, câu nệ làm gì cái chuyện lì xì đúng không mọi người?".
Là chủ đề muôn thuở từ xưa đến nay bao lần khiến mạng xã hội dậy sóng, cộng thêm với bối cảnh Tết đến xuân về, câu chuyện xoay quanh đề tài "mẹ chồng nàng dâu" trên sau khi đăng đàn ít lâu cũng vì thế mà thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng.
Và với cái tính "kém duyên" khi xem Tết là cơ hội để thực hiện màn kinh doanh giúp con cháu thu lợi thông qua hình thức đổi chát: vài lon bia, đôi ba đĩa giò,... đổi lấy bao lì xì đỏ; người mẹ chồng trong câu chuyện trên đã bị dân mạng ném đá kịch liệt như sau:
"Kém duyên, ai lại đi chê trách khách quý tới nhà thăm hỏi chúc Tết chỉ vì không lì xì bao giờ. Cái tính này sau chẳng ai dám đến nhà chơi".
"May là nói sau khi hội đồng nghiệp ra về đấy, chứ nói ngay lúc mọi người đang vui vẻ thì con dâu chả biết chui vào đâu cho hết nhục. Tết rồi mà còn sân si chuyện lì xì giữa khách và bọn trẻ con, rảnh quá nhỉ?".
"Khách không thân thích đến nhà chúc Tết là quý rồi, đòi hỏi cái gì nữa. Nếu bảo đến nhà nào cũng phải lì xì thì mùa Tết này có khi chết đói. Dân công sở chẳng giàu có gì cho cam, nhà họ cũng con cháu đầy ra, mình chưa lì xì được cho bọn trẻ con đấy đồng này thì đừng đòi hỏi họ phải nhét bao đỏ vào túi con mình. Tóm lại là mẹ chồng kém duyên, kém sang".
Quả thật, giống như chúc Tết, lì xì cũng là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta mỗi khi xuân về. Ấy thế mà ngày nay, khi nhiều người quá câu nệ cái chuyện lì xì và xem trọng giá trị bên trong mỗi hồng bao, thì nó sẽ đánh mất ý nghĩa tốt đẹp, thậm chí còn trở thành mầm mống của những thói xấu kém duyên như người mẹ chồng trong câu chuyện trên.
Theo Helino
Lợi dụng nhân viên có con nhỏ không dám nghỉ việc, "sếp bà" ra sức hạch sách khiến bao người nóng mặt "Lúc quay trở lại làm việc được 1 tháng mình bị trầm cảm vì sếp suốt ngày chửi rủa. Bây giờ đổi việc thì người ta cũng không thích nhận người có con nhỏ, chị ấy biết điểm yếu của mình nên càng ra sức lấn tới". Môi trường công sở vốn lắm thị phi nên chúng ta - những người làm công...