Sếp Huawei bị bắt, chứng khoán Mỹ và châu Á lao dốc
Chứng khoán tại Mỹ và châu Á mất điểm ngày 6/12 sau khi giám đốc tài chính (CFO) của công ty Huawei – bà Mạch Vãn Chu vị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ
Huawei là một gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc. Vụ bắt giữ này vì vậy cũng khiến quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng, đặc biệt trong bối cảnh thương mại hai bên đang bị cho trong tình trạng “chiến tranh”.
Yêu cầu bắt giữ và sau đó là quyết định bắt giữ bà Mạch Vãn Chu gần như xuất hiện ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thống nhất thời hạn 90 ngày “đình chiến” thương mại.
Theo đó Mỹ và Trung Quốc nhất trí không áp thêm thuế nhập khẩu lên hàng hóa kể từ ngày 11/2019.
Thị trường chứng khoán lập tức phản ứng tiêu cực tới diễn biến xấu nêu trên.
Video đang HOT
Hình ảnh tại sàn chứng khoán New York Stock Exchange (NYSE) ở New York, Mỹ – Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters ghi nhận chỉ số S&P500 có lúc rớt gần 2% trong phiên giao dịch sáng 6/12 tại châu Á. Trong khi đó, chỉ số Nikkei (Nhật Bản) giảm 0,8%, còn các chỉ số tham chiếu tại Hàn Quốc và Úc cũng giảm tương ứng 0,6 và 0,2%.
Trang MarketWatch trưa 6/12 (giờ Việt Nam), tổng kết hàng loạt diễn biến xấu khác của chứng khoán Mỹ và châu Á.
Theo đó chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (giảm 1,43%) rớt hơn 300 điểm trong đêm 5/12, còn chỉ số tổng hợp Nasdaq rơi 1,31%. Ở châu Á, chỉ số Hang Seng rơi 2,62%.
Rất có thể vụ Mạch Vãn Chu sẽ tiếp tục làm thị trường chứng khoán chao đảo, vì Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đáp trả.
Ông James Lewis, cựu quan chức Bộ Thương mại Mỹ và hiện là giám đốc chính sách công nghệ tại trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), nói với trang Axios rằng “Huawei là một trong những công ty con cưng của chính phủ Trung Quốc”, và cảnh báo Trung Quốc “sẽ đáp trả và ‘bắt con tin’ sắp tới”.
Thực tế sau khi thông tin bà Mạch Vãn Chu bị bắt được đưa ra, phía Trung Quốc đã phản đối và yêu cầu Canada cũng như Mỹ phải “sửa chữa sai lầm” bằng cách phóng thích CFO này, theo Bloomberg./.
Theo vov.vn
Chứng khoán châu Á tăng điểm theo Phố Wall
Chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên sáng 21/9 - ngày giao dịch cuối cùng trong tuần, sau khi Phố Wall tiếp tục chứng kiến phiên tăng điểm.
Ảnh minh họa (Nguồn: Getty Images).
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng 0,49% trong những giờ đầu giao dịch, với nhóm chứng khoán bảo hiểm tăng 1,43%. Diễn biến tăng điểm của Nikkei 225 diễn ra sau khi Nhật Bản công bố chỉ số giá tiêu dùng của nước này trong tháng 8 đã tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi cũng ghi nhận tăng điểm với mức tăng 0.3% trong sáng nay.
Chỉ số ASX 200 của Australia tăng 0,59% khi nhóm chứng khoán tài chính tăng 0,25% và cổ phiếu của hầu hết các ngân hàng lớn tại nước này đều ghi nhận tăng điểm. Cụ thể, cổ phiếu của Ngân hàng Commonwealth Bank tăng 0,47% trong khi cổ phiếu của công ty tài chính AMP tăng 0,78%.
Tại thị trường Mỹ, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones qua đêm tăng vọt lên mức cao kỷ lục kể từ tháng 1, với mức tăng 251,22 điểm và chốt phiên ở mức 26.656,98 USD.
Chỉ số S&P 500 tăng gần 0,8% và kết thúc phiên ở mức 2.930,75 USD, còn chỉ số Nasdaq Composite tăng khoảng 1% lên mức 8.028,232 USD.
Trong thị trường tiền tệ, vào lúc 8h02 sáng nay theo giờ Hong Kong/Singapore, chỉ số đô la Mỹ (USD) giao dịch ở mức 93,905 điểm, vẫn ở mức thấp so với phiên hôm qua ngày 20/9.
Đồng yên Nhật tiếp tục giữ giá so với USD ở mức 112,48 yên đổi được 1 USD. Đồng đô la Australia (AUD) ghi nhận tăng điểm và giao dịch ở mức 1 AUD đổi được 0,7288 USD vào lúc 8h05 sáng nay theo giờ Hong Kong/Singapore.
Theo VOV
Giá dầu quay đầu hạ tại thị trường châu Á Thị trường dầu châu Á đánh mất động lực tăng trong phiên giao dịch ngày 20/11. Giá dầu hạ tại châu Á. Ảnh: reuters Triển vọng kém lạc quan của kinh tế thế giới và sản lượng dầu của Mỹ tăng "phủ bóng " lên nỗ lực cắt giảm nguồn cung của Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là nhân...