Sếp có ‘tình ý’ phải làm sao?
Nếu bị sếp tán tỉnh mà bạn phản ứng thái quá hoặc quá thẳng thắn không mềm dẻo sẽ làm ảnh hưởng đến công việc mà bạn đang gửi gắm tiền đồ của mình.
Dưới đây là một số cách bạn nên làm để đối phó với sếp có ý định tán tỉnh bạn:
1. Bình tĩnh
Khi bị sếp gạ gẫm thì điều đầu tiên là cần bình tĩnh. Có rất nhiều sự ngọt ngào và cám dỗ từ những người đã có vợ bởi vì họ hiểu tâm lý phụ nữ, họ biết cách tán tỉnh và lắng nghe, dễ khiến cho phụ nữ mềm lòng. Do đó, khi có ai tiếp cận và bày tỏ tình cảm thì bạn nữ cần thật tỉnh táo để tìm hiểu kỹ về đối phương, thu thập thông tin để xem xét họ có gia đình chưa. Nếu người đó đã có vợ thì bạn cần thẳng thắn từ chối ngay từ đầu và hạn chế tiếp xúc sau đó, đừng cả nể ban đầu mà có thể chuốc lấy những rắc rối sau này.
2. Giảm bớt cơ hội gặp gỡ
Nếu những lời tán tỉnh vẫn tiếp tục khi bạn đã cố gắng “phớt lờ”, thì điều tốt nhất là cố gắng giảm cơ hội gặp mặt sếp càng nhiều càng tốt. Nếu bạn có một cuộc họp cá nhân với sếp, hãy chắc chắn rằng nó diễn ra vào thời gian thích hợp. Tránh các cuộc họp vào giờ ăn trưa hoặc ngoài giờ làm việc. Các cuộc họp cũng chỉ nên ở trong văn phòng, không hẹn tại các địa điểm công cộng bên ngoài.
Ảnh minh họa
3. Thẳng thắn, trực tiếp
Video đang HOT
Lời khuyên chuyên gia đưa ra là phải có thái độ rõ ràng, cho thấy rõ là bạn không muốn đón nhận tình cảm đó. Bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi phải bày tỏ lập trường với sếp trong chuyện này nhưng đây là điều cần thiết để tránh sự nhiều sự hiểu lầm không cần thiết và không để tình hình tiến triển đến mức khó kiểm soát.
4. Làm chủ mọi hành vi của bản thân
Trước mặt sếp thì bạn nên tỏ thái độ lễ phép, không cười đùa cợt nhã hay có hành vi khêu gợi. Cố gắng ăn mặc lịch sự và kín đáo và tốt nhất là không nên thể hiện bất cứ một tín hiệu thể hiện “sự chấp thuận” của mình đến sếp cả. Bạn cần tạo khoảng cách giữa sếp và mình và tránh các đề tài ngoài công việc, không nói đến sở thích, ưu điểm nhược điểm của nhau vì những chủ đề đó dễ làm sếp hiểu nhầm bạn đang tìm hiểu sếp.
Nếu sự “tán tỉnh” đã đi quá giới hạn và bạn không thể xử lý, bạn có thể xem xét đưa ra khiếu nại. Hãy nhớ rằng đó là ông chủ của bạn và bạn sẽ phải đưa ra những bằng chứng thuyết phục để chống lại họ, hơn là chỉ dùng những lời nói suông.
Giữ lại tất cả các bằng chứng về sự tán tỉnh bao gồm thời gian, ngày tháng, địa điểm và cả nhân chứng nếu có. Kèm theo đó là một bản ghi về việc bạn cũng đã cố gắng ngăn chặn sự tán tỉnh này./.
Vợ viện cớ "ngày đèn đỏ" không về quê giỗ mẹ chồng, lời tố cáo của hàng xóm khiến chồng "ngã ngửa"
Lời phàn nàn của bác hàng xóm khiến người chồng nhận ra sự thật nên vô cùng tức giận trước cách hành xử của vợ mình.
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc luôn cần tới sự sẻ chia, cư xử khéo léo giữa hai vợ chồng. Hơn thế, người vợ, người chồng cần phải sống trọn vẹn trách nhiệm với cả hai bên gia đình để tăng phần gắn kết, tôn trọng lẫn nhau.
Thế nhưng, lại có những người chỉ vì lợi ích của bản thân mà né tránh công việc gia đình, gây ra sự bất hòa trong mối quan hệ vợ chồng như câu chuyện của một người chồng chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây:
"Tôi và vợ lấy nhau được 4 tháng thì chuyển lên thành phố thuê một căn nhà nhỏ để thuận tiện cho công việc của cả hai vợ chồng.
Thứ 7 vừa rồi là ngày giỗ của mẹ tôi. Theo đúng dự định, vợ chồng tôi sẽ về từ tối thứ 6 để phụ giúp bố tôi làm giỗ từ đêm hôm trước. Tôi về sớm sắp xếp đồ đạc của cả hai vợ chồng và chỉ chờ vợ tôi đi làm về là bắt xe về quê luôn.
Thế nhưng, vừa về đến nhà cô ấy nói là mệt, đau bụng và bảo đến tháng nên muốn vào nghỉ ngơi. Sau đó, tôi gọi cho bố mình thông báo rằng 2 vợ chồng sẽ về muộn, tức là sáng thứ 7 để kịp buổi chiều làm giỗ cho bố mời họ hàng đến.
Tôi cũng nghĩ cô ấy đến tháng thật nên cũng hỏi han, nấu cháo rồi chạy đi mua thuốc. Nhưng trước giờ đi ngủ, cô ấy còn đưa ra lí do bảo: "Hay anh đi về quê 1 mình đi. Em thấy mọi người hay bảo, đang đến tháng mà đi cúng, giỗ không nên!".
Lúc này, tôi vô cùng bối rối không biết nên giải quyết thế nào! Một nửa thì vợ không về quê giỗ mẹ chồng thì đúng là sai nhưng một nửa nghe cô ấy nói thì cũng đúng, lại còn đến tháng nữa việc di chuyển cũng khiến mệt càng thêm mệt. Thương vợ nên tôi bảo cô ấy ở lại, chỉ có tôi và cô con gái 5 tuổi về quê.
Về đến quê, tôi cũng mải việc nên không gọi hỏi thăm cô ấy được. Thế mà, cô ấy cũng chẳng gọi điện, nhắn tin hỏi thăm hai bố con, công việc ở quê như thế nào... Nhưng nghĩ có khi vợ mệt nên tôi lại chẳng trách gì nữa.
Mọi việc ở quê xong, hôm sau tôi vội vàng về nhà vì lo cho vợ. Thế nhưng vừa về đến của nhà, bác hàng xóm đối diện đã kéo tôi lại và nhắc: "Hôm qua nhà cháu làm gì mà tụ tập ăn uống, bật nhạc cả đêm thế. Bác gõ cửa nhắc mà không được. Lần sau chú ý đấy...".
Lời nhắc nhở của bác khiến tôi sững sờ và vô cùng tức giận. Tôi không thể chấp nhận chuyện vợ giả mệt để không phải về quê giỗ mẹ chồng, lại còn tranh thủ tụ tập, gặp mặt vui vẻ. Như thế chẳng khác nào coi thường nhà chồng, coi thường chính tôi phải không? Chả lẽ bây giờ tôi lại mắng cô ấy một trận, nhưng chắc chắn cô ấy sẽ bảo tôi tin lời người ngoài mà không tin chính vợ mình. Tôi phải làm thế nào bây giờ?".
Ảnh minh họa
Sau khi đăng tải, bài chia sẻ của người chồng đã nhận được sự quan tâm và phản hồi từ cộng đồng mạng. Đa số mọi người đều cho rằng hành động của người vợ trong câu chuyện là sai, thậm chí, nhiều người còn cho rằng cô đang không làm tròn bổn phận của người con dâu trong gia đình. Thế nhưng, mọi người vẫn khuyên người chồng nên bình tĩnh, thẳng thắn nói chuyện với vợ để giải quyết vấn đề.
Một số bình luận nổi bật từ cộng đồng mạng:
"Chị vợ sai quá sai. Ai đời lại trốn việc nhà chồng như thế, nghĩ mà không biết ngại. Mình nghĩ anh chồng nên nói chuyện thẳng thắn với vợ để chị hiểu ra lỗi sai của mình";
"Mình cảm giác người vợ đang không tôn trọng chính anh chồng và gia đình nhà chồng vậy. Có thể việc chăm sóc con khiến chị vợ cảm thấy mệt mỏi và cần thời gian để nghỉ ngơi nhưng cũng không nên nói dối chồng như vậy, lại còn tranh thủ chồng không có nhà để tụ tập bạn bè nữa";
"Bây giờ mình nghĩ bạn nên bình tĩnh và giải quyết với vợ. Đừng cáu gắt hoặc trách móc mà hãy nói chuyện nhẹ nhàng, thẳng thắn để vợ nhận ra lỗi sai của mình";
"Trời, làm gì có cô vợ nào như này. Giỗ mẹ chồng không về làm rồi mà còn lí do để ở nhà vui chơi với bạn bè. Anh chồng hiền quá. Việc này mà bỏ qua thì sau này làm sao có thể nói nổi cô vợ nữa";
"Cô vợ này sướng nhỉ. Chứ như mình nhà chồng có giỗ dù to dù nhỏ thì cũng phải dậy sớm làm đỡ hoặc không thì cũng phải xắn tay xắn chân vào mà làm việc này việc kia. Có khi ốm đau vẫn cố để phụ giúp mọi người chứ làm gì có chuyện ốm xíu là được nghỉ ngơi thế kia. Mà được nghỉ còn lôi bạn bè đến để đập phá thì chịu rồi".
Trong hôn nhân, quan trọng nhất chính là sự thấu hiểu và sẻ chia. Việc lừa dối sẽ chỉ khiến đối phương cảm thấy tổn thương và mất niềm tin vào mối quan hệ giữa vợ và chồng, từ đó khiến tình cảm gia đình dần rạn nứt.
Được nữ chủ nhà tỏ tình khi đang thuê trọ, cậu thanh niên lập tức đồng ý và kết cục khiến nam chính 'bỏ của chạy lấy người' Điều gì đã khiến cậu thanh niên ấy vội vã ôm của bỏ trốn đi như vậy. Tiểu Tào là sinh viên đại học mới ra trường không lâu. Sau khi tốt nghiệp, cậu liền tìm có công việc đúng với nguyện vọng, vì vậy nên đã lựa chọn thuê một ngôi nhà gần công ty để thêm phần thuận tiện. Căn nhà...