Sếp bán công ty, chia 27 triệu USD cho nhân viên
Giám đốc điều hành một hãng cung cấp dịch vụ đặt hàng thực phẩm trực tuyến Thổ Nhĩ Kỳ vừa bán công ty do chính ông đồng lập ra và dành hẳn 27 triệu USD chia cho 114 nhân viên.
CEO Nevzat Aydin – Ảnh chụp màn hình trang Ekonomifinans
Theo CNN, Nevzat Aydin, CEO kiêm đồng sáng lập hãng Yemeksepeti (Thổ Nhĩ Kỳ) vừa nói với tờ Hurriet của nước này rằng các nhân viên của ông xứng đáng được hưởng lợi từ thương vụ bán công ty.
Ông Aydin bán hãng Yemeksepeti do chính mình đồng sáng lập cho một công ty Đức tên Delivery Hero với giá 589 triệu USD vào tháng 5. “Nếu công ty thành công, đó là vì chúng tôi đã cùng nhau hoàn thành tất cả”, ông nói.
Phát ngôn viên Bodo von Braunmuehl cho biết: “Thành công của các công ty như Delivery Hero và Yemeksepeti được dựa trên văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời, nơi những nhân viên luôn sẵn sàng cống hiến nhiều hơn”.
Braunmuehl nói rằng số tiền mà 114 nhân viên nhận được sẽ được tính theo 3 tiêu chí đánh giá: tác động trực tiếp của họ vào thành công của công ty Yemeksepeti, số năm họ gắn bó với công ty và “tiềm năng trong tương lai” của họ đối với công ty.
Video đang HOT
Aydin cho hay các nhân viên của ông thường được trả khoảng 1.000 USD đến 2.000 USD mỗi tháng. Điều này có nghĩa là số tiền mà mỗi người nhận được từ tổng cộng 27 triệu USD, tức vào khoảng hơn 200.000 USD, sẽ gấp 150 lần tiền lương hằng tháng của họ.
Yemeksepeti thành lập năm 2000 với số vốn 80.000 USD, hiện là một trong những nhãn hiệu thành công nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp hơn 3 triệu bữa ăn mỗi tháng ở nước này, Ả Rập Xê Út, Lebanon, Oman, Qatar…
Việc chủ doanh nghiệp tưởng thưởng cho nhân viên dạng này là hiếm hoi. Trước đây, một doanh nhân Mỹ đã chi 6 triệu USD cho 570 nhân viên sau khi bán công ty.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Malaysia Airlines phá sản, gửi thư đuổi việc tới 20.000 nhân viên
Phát biểu với báo giới ngày 1/6, giám đốc điều hành của Malaysia Airlines Christoph Mueller khẳng định "về mặt kỹ thuật, công ty đã phá sản", giữa lúc 20.000 bức thư thông báo cắt giảm nhân sự được gửi tới các nhân viên của hãng này.
Malaysia Airlines đã phá sản về mặt kỹ thuật (Ảnh: Forbes)
"Chúng tôi về mặt kỹ thuật đã phá sản và kết quả hoạt động bắt đầu đi xuống từ lâu trước khi xảy ra các thảm kịch năm 2014", vị CEO người Đức khẳng định, với ám chỉ 2 thảm kịch đã khiến hãng hàng không này mất 2 máy bay hồi năm ngoái.
Trong ngày thứ Hai, Malaysia Airlines có bước đi lớn đầu tiên nhằm cải tổ, khi gửi thư chấm dứt hợp đồng lao động tới toàn thể khoảng 20.000 nhân viên. Trong số này, chỉ có 14.000 người được mời ký hợp đồng mới nhưng không chắc chắn được tiếp tục làm công việc cũ, còn lại khoảng 6000 người sẽ mất việc.
Theo nhà phân tích của ngân hàng Maybank của Malaysia, dù bị sa thải nhưng các nhân viên của hãng này sẽ được hưởng mức đền bù hậu hĩnh.
"Họ không thực sự có cơ sở để phàn nàn, bởi các công ty khác đã cắt giảm nhân sự, như ngân hàng hay các công ty viễn thông, mức độ đền bù họ chi trả còn thấp hơn rất nhiều so với mức các nhân viên Malaysia Airlines đang hưởng", Mohsin Aziz cho biết.
"Mức đền bù một tháng rưỡi lương cho mỗi năm công tác là mức cao nhất hiện này. Ngoài ra, họ còn được nhận bảo hiểm y tế, các khoản ưu đãi và phụ cấp cho trọn một năm".
Ông Mueller là người từng giúp vực dậy hãng hàng không Aer Lingus của Ai-len và Sabena của Bỉ, trong các cuộc cải tổ mạnh tay, khiến ông bị gán cho biệt danh "kẻ hủy diệt" do không ngại cắt giảm mạnh nhân sự.
Vị CEO 52 tuổi có kể hoạch giúp hãng hàng không Malaysia "tái khám phá" bản thân bắt đầu từ ngày 1/9 tới, với một hình ảnh nhận diện thương hiệu chưa được tiết lộ, và có thể cả đồng phục mới, nhằm bước ra khỏi bóng đen của năm 2014.
Hồi tháng 3 năm ngoái chiếc MH370 đã biến mất với 239 người trên khoang. 4 tháng sau, chuyến bay MH17 gặp nạn khi bay qua không phận miền Đông Ukraine, làm toàn bộ 298 người tử nạn.
Các thảm kịch này chính là giọt nước làm tràn ly, khi Malaysia Airlines vốn đã bị các nhà phân tích cho là quản lý yếu kém trong nhiều năm, gây thua lỗ triền miên.
Năm ngoái, quỹ đầu tư quốc gia của Malaysia đã ra tay phải giải cứu và bổ nhiệm ông Mueller vào vị trí "cơ trưởng". Theo kế hoạch của CEO người Đức, hãng sẽ "ngừng mất máu" trong năm 2015, ổn định kinh doanh trong năm tiếp theo và kỳ vọng có lãi trở lại trong năm 2017.
Hồi tháng trước, ông Mueller đã gửi thư tới các nhân viên, cảnh báo về một thay đổi lớn mà ông cho là cần thiết, bởi Malaysia Airlines bị đè nặng bởi "mức chi phí không cạnh tranh", cao hơn 20% so với các đối thủ.
Bên cạnh việc cắt giảm nhân viên, hãng này nhiều khả năng cũng sẽ từ bỏ các chặng bay đường dài kém hiệu quả, dù chi tiết chưa được tiết lộ.
Thanh Tùng
Theo Dantri
'Ông Putin không phải quỷ dữ' "Ông Putin không phải quỷ dữ như cách báo chí Mỹ đang nói", nhà đồng sáng lập hãng tin CNN Reese Schonfeld viết trên Huffington Post. Phương Tây và Mỹ đang có cái nhìn sai lệch về Putin? - Ảnh: AFP Là người đồng sáng lập và là CEO của CNN, nhưng ông Maurice Wolfe "Reese" Schonfeld đã thẳng thắn nhận định thái...