Sẹo lõm do nặn mụn, nên dùng kem trị sẹo hay lăn kim
Hỏi:Hai bên má của tôi có rất nhiều vết sẹo lõm do nặn mụn để lại. Xin chuyên mục tư vấn giúp tôi nên trị bằng cách nào, dùng kem hay lăn kim thì hiệu quả hơn? Tôi xin cám ơn!(Đức Trọng – Bình Phước)
Đáp:
Thân chào bạn Đức Trọng.
Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chuyên mục Làm đẹp. Với thắc mắc của bạn về việc sẹo lõm do nặn mụn, nên dùng kem trị sẹo hay lăn kim, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Sẹo lõm do nặn mụn, nên dùng kem hay lăn kim?
Sẹo lõm do nặn mụn là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải. Khi bạn nặn mụn vô tội vạ sẽ khiến cho nốt mụn bị tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng và phá hủy cấu trúc da, dẫn đến sự đứt gãy các bó sợi và elastin không thể tái tạo lại được, từ đó hình thành sẹo lõm. Khác với sẹo thâm có thể mờ đi theo thời gian, sẹo lõm sẽ theo bạn vĩnh viễn và ở một số trường hợp đặc biệt thì chỉ mờ đi chút ít.
Hơn nữa, sẹo lõm cũng là một trong những loại khó điều trị nhất. Nếu muốn loại bỏ sẹo rỗ bạn phải dựa vào cơ chế tái tạo làn da khi vết thương xảy ra. Hiện nay, có 2 cách trị sẹo lõm được đánh giá cao là dùng kem trị sẹo và lăn kim.
Nếu bạn muốn nhanh chóng sở hữu làn da mịn màng thì lăn kim chính là sự lựa chọn tốt nhất, thông thường từ 1 – 2 tháng trong 1 liệu trình điều trị sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, vì sử dụng các đầu lăn kim lăn trên bề mặt da để tạo tổn thương giả nên thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu và chảy máu. Nguy hiểm hơn, khi bạn thực hiện tại những cơ sở kém chất lượng và bác sĩ tay nghề yếu kém thì có thể tiềm ẩn nhiều hiểm họa khôn lường như nhiễm trùng, thêm sẹo, da tổn thương nặng… Bên cạnh đó, giá thành của lăn kim khá cao từ khoảng 2 – 4 triệu đồng/lần trị liệu, bởi vậy hầu như thích hợp với người có tiền.
Kem trị sẹo mặc dù mang lại hiệu quả chậm hơn lăn kim, phải từ 2 – 4 tháng tùy theo từng trường hợp khác nhau, song lại lành tính hơn nhiều, không gây đau đớn. Được chiết xuất từ thành phần giàu dưỡng chất và bào chế theo công thức đặc biệt, kem trị sẹo nhẹ nhàng thẩm thấu sâu vào da, kích thích tái tạo tế bào mới, phục hồi tế bào hư tổn, tăng sản sinh collagen và elastin, giúp những vết sẹo lõm từ từ lấp đầy. Đồng thời, dòng sản phẩm này còn có hàng loạt ưu điểm vượt trội như giá thành thấp phù hợp túi tiền của nhiều người, chỉ từ vài trăm nghìn nhưng dùng đến nhiều tháng và dễ sử dụng, tiện lợi…
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Nặn mụn thế nào cho an toàn?
Nặn mụn không cẩn thận thì nhẹ cũng làm xấu da, dày mụn thêm, nặng hơn có thể nhiễm trùng, tử vong... Nặn mụn nguy hiểm tới mức nào.
Nặn mụn nào nguy hiểm?
Một lần, anh Đỗ Văn T (Mê Linh, Hà Nội) đang soi gương nặn mụn, có vẻ cái mụn non lại đau nên anh nhăn hết cả mặt. Đến khi anh dừng nặn thì tá hỏa bởi cái miệng đã bị méo lệch về một bên, phải đi bệnh viện để bác sĩ "kéo" lại miệng.
Ảnh minh họa
Theo Ths. BS Vũ Văn Tiến (Trung tâm thẩm mỹ BV 103), nặn mụn cácloại đều có thể gây nguy hiểm, nhất là mụn đinh râu - hay mọc ở vùng miệng như môi, mép, cằm, mũi... có thể gây biến chứng lan vào các xoang mặt, gây viêm tắc các tĩnh mạch xoang, não, hoặc nhiễm trùng máu, rất nguy hiểm.
Do không phân biệt được mụn trứng cá, mụn nhọt, mụn đinh râu... nên nhiều người nặn mụn sai cách, dẫn tới viêm da, nhiễm trùng, và rất dễ gặp nguy hiểm do mặt có nhiều mạch máu, dây thần kinh, nếu nhiễm trùng máu và có thể tử vong do nhiễm trùng vào hệ tuần hoàn nhanh nhất. Nếu điều trị muộn thì dù điều trị tích cực cũng có thể tử vong.
Nhận biết mụn đinh râu
Theo các bác sĩ, mụn đinh râu có thể tự phát, hoặc từ một vết xước, vết nặn mụn trứng cá bị viêm nhiễm, nốt côn trùng đốt... Có thể nhận biết mụn đinh râu bằng mắt thường:
- Đầu mụn có mủ vàng, xung quanh mụn đỏ, nóng, có thể bị sốt.
- Mụn có thể xuất hiện đột ngột, hoặc từ từ và nặng dần, chỉ mọc trong khuôn khổ của môi và mép (ở khu vực "lưỡi liếm", hoặc khu vực "úp bàn tay vào giữa mặt".
- Mụn đinh râu cần giữ gìn sạch sẽ nơi có mụn, không ăn đồ cay nóng đề phòng biến chứng của đinh râu.
- Tuyệt đối không tự nặn mụn đinh râu, chỉ nên dùng cồn y tế sát trùng nhẹ vùng mụn, chờ mụn chín thì tới bác sĩ điều trị. Nếu mụn chưa chín nhưng có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, nóng đỏ, đau nhức, sốt, ảnh hưởng tới miệng khi há, nhai, thở...) cần đi bệnh viện để sớm được điều trị kháng sinh.
Nặn mụn nào cũng nên đến bác sĩ để được xử trí dứt điểm và an toàn. - Ảnh Hà Dương.
Nặn mụn khác cũng có thể "chết người" vì nhiễm trùng?
Mụn xuất hiện khi có quá nhiều chất nhờn bít kín lỗ chân lông, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến thành mụn. Có thể tóm tắt "hành trình" mụn dần nguy hiểm như sau: Nhân mụn hình thành chuyển sang mụn đầu đen (hoặc đầu trắng), rồi mụn đỏ viêm nhẹ, và cuối cùng là mụn bọc có mủ nhiều và viêm nặng. Theo đó:
- Mụn đầu trắng không sưng, không đỏ, không đau, sờ vào mới thấy nổi gồ trên bề mặt da.
- Mụn đầu đen nằm trong lỗ chân lông hở, nặn mụn sai cách sẽ viêm nhiễm sâu thành mụn nặng, làm viêm nhiễm tổ chức da, chuyển thành mụn đỏ, hơi sưng, hơi đau.
- Mụn đỏ viêm nặng hơn sẽ biến thành mụn bọc, mụn mủ, sưng to v đau nhức.
- Mụn bọc sẽ sưng to, đau nhức hơn nhiều mụn đỏ, dù có chữa lành vẫn để lại sẹo lõm.
- Mụn thịt hay mọc thành đám quanh mắt... Nếu điều trị chậm, không đúng cách mụn có thể lan ra chỗ khác.
Bất kể nặn mụn bằng tay, hay công cụ lấy mụn cũng khiến da tổn thương thành sẹo thâm, hoặc rỗ, gây ra các vết thâm, phải 1-2 năm sau mới biến mất. Không cẩn thận việc nặn mụn sẽ bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm.
Xử trí mụn đúng cách
Đề phòng các loại mụn, tại các bệnh viện da liễu đều có hướng dẫn:
- Mụn nhọt thông thường chỉ cần bôi thuốc sát trùng đơn giản như nước muối loãng.
- Khi mụn nhọt đã "chín" thì chích mủ, nhưng cần được bác sĩ thực hiện (không tự nặn ở nhà), để đảm bảo vô trùng, tuyệt đối không nặn mụn nhọt non.
- Không đắp các loại lá trực tiếp lên mụn, chỗ sưng đau vì có thể gây ngứa, nhiễm trùng... Không xử lý các vết xước, hay nặn mụn bằng kem trộn, kem che khuyết điểm, chườm nóng, chườm lạnh lên vết sưng đỏ... vì càng làm vết thương nhiễm khuẩn nặng hơn.
- Khi mụn mủ đã chín, nên đến cơ sở y tế để được tháo mủ đúng kỹ thuật, vô trùng. Nếu mụn lớn đã hóa mủ sẽ được chích rạch để thoát mủ, sớm lành.
Theo Alobacsi
Cách nào trị sẹo lồi hiệu quả và an toàn nhất? Hỏi: Hai tháng trước, tôi bị tai nạn giao thông khiến da trước ngực rách một đường dài khoảng 3 cm và phải khâu lại. Vết thương sau khi lành đi để lại sẹo lồi có màu thâm đen, trông rất xấu. Nghe mọi người bảo sẹo lồi không thể chữa được và sẽ ngày càng rộng ra, nên thật sự tôi rất...