SENEGAL: Bạo động mùa bầu cử tổng thống
Ca sĩ nổi tiếng nhất châu Phi Youssou N’Dour đứng ở khu thương mại tại Quảng trường Độc Lập, thuộc Dakar, Senegal, bao quanh ông có 50 nhà báo và 100 người ủng hộ, xa hơn nữa là vòng vây của 100 cảnh sát chống bạo động.
Ông N’Dour, 52 tuổi, đang vận động tranh cử tổng thống Senegal. Danh tiếng đã giúp ông thu hút đám đông. Tổng thống đương nhiệm của Senegal là ông Abdoulaye Wade, 85 tuổi, tranh cử tổng thống nhiệm kỳ ba. Điều này trái với hiến pháp quy định tổng thống chỉ có quyền nhậm chức tối đa hai nhiệm kỳ.
Ông Youssou N’Dour bên những người ủng hộ tại Quảng trường Độc Lập
Đó cũng là một trong những mục tiêu của ông N’Dour, đối thủ của ông Wade. Ông N’Dour là một triệu phú tự gầy dựng, nổi tiếng với việc phân phát mùng chống muỗi cho những người sống tại các khu ổ chuột ở Dakar. Chào đời tại Medina, thuộc Dakar, ông N’Dour có cha là thợ mộc, mẹ ông nội trợ mù chữ. Ông bỏ học năm 11 tuổi. Năm 13 tuổi, ông ghi âm nhạc phẩm đầu tiên. Năm 20 tuổi, ông là ca sĩ chính của nhóm nhạc Dakar Super Etoile (Siêu sao Dakar), là đại sứ UNICEF, thường xuyên đi biểu diễn ở châu Âu và Mỹ. Ông nhanh chóng trở thành một ông vua âm nhạc mới. Trong khi những nhạc sĩ châu Phi thành công khác đã tìm đến Paris hay New York, N’Dour ở lại Senegal. Ông trở thành một doanh nhân, mở một hộp đêm, một đài phát thanh, một tờ báo và một đài truyền hình.
Cảnh sát đàn áp người chống đối tại Quảng trường Độc Lập
Video đang HOT
Cuộc chạy đua trong đợt bầu cử tổng thống này được xem là cuộc tranh đấu chính trị lớn nhất trong lịch sử của Senegal. Sau lời hứa chỉ phục vụ một nhiệm kỳ, ông Wade vẫn tái đắc cử tổng thống năm 2007. Con trai ông, Karim, trở thành cố vấn tổng thống. Theo WikiLeaks tiết lộ, chế độ đã tích lũy tài sản – được dùng để mua các xe chống đạn Hummers và xây dựng những ngôi nhà sang trọng – thông qua tham nhũng, đặc biệt là rửa tiền qua những hợp đồng bất động sản. Năm 2010, theo một bức điện ngoại giao do WikiLeaks thu được, cho biết đại sứ Mỹ ở Senegal, bà Marcia Bernicat, đã lên danh sách 49 vụ tham nhũng được quy cho một đơn vị điều tra tài chính của Senegal đối với một ủy viên công tố quốc gia. Không có vụ nào được làm rõ tại tòa.
Một lãnh tụ đối lập vận động tranh cử tại ngoại ô Dakar
Tổng thống Wade, trong tháng 6-2011, đã cố thay đổi hiến pháp Senegal cho phép ông có thể tái trúng cử khi chỉ cần ông đạt được 25% số phiếu trong hai vòng đầu tiên. Phe đối lập và những nhà ngoại giao phương Tây ở Dakar tuyên bố ông Wade đang cố gắng thao túng cuộc bầu cử. Họ nói có bằng chứng hàng trăm ngàn thẻ cử tri đã không được phân phối tại những khu vực đối lập, dường như đảng của ông Wade đang “chuẩn bị nhồi nhét các thùng phiếu với những lá phiếu từ những người ủng hộ không có thực”.
Theo CATP
Ca sỹ nổi tiếng thế giới chạy đua tổng thống Senegal
Ca sỹ nổi tiếng thế giới người Senegal Youssou Ndour tối qua đã tuyên bố sẽ tham gia chạy đua tổng thống, cạnh tranh với đương kim Tổng thống Abdoulaye Wade trong cuộc bầu cử vào ngày 26/2 tới đây.
"Tôi là một ứng cửa viên", ca sỹ Senegal nổi tiếng nhất thế giới cho biết trên đài truyền hình do chính ông sở hữu, xác nhận những đồn đoán nổi lên từ vài tuần trước đây.
"Tôi đã lắng nghe, tôi đã nghe thấy và tôi đang phản ứng một cách tích cực" Ndour cho biết, ám chỉ đến vô số yêu cầu gia nhập chính trường đối với ông.
"Đó là trách nhiệm của lòng yêu nước", ông nói. Và ông hi vọng sẽ dùng sức thu hút của một ngôi sao để "qua mặt" được đương kim tổng thống 85 tuổi, người đang tìm kiếm nhiệm kỳ 3.
Ndour, 52 tuổi, đã tuyên bố trong một chương trình ca nhạc hồi cuối tháng 11 vừa qua rằng ông đã thành lập một phong trào chính trị riêng, mang tên Fekke ma ci bolle (có nghĩa Tôi đã tham gia vào Wolof).
Người Senegal dõi theo tuyên bố tranh cử của ca sỹ Ndour.
"Sự thật là tôi đã theo đuổi học cao học, nhưng làm tổng thống là một nhiệm vụ, chứ không phải là nghề. Tôi đã chứng tỏ được khả năng, tâm huyết, quyết tâm và hiệu quả của mình nhiều lần. Tôi đã học trường học của thế giới. Đi lại khắp nơi đã dạy cho tôi nhiều điều như trong sách vở".
Được tờ New York Times ngợi ca là "một trong những ca sỹ vĩ đại nhất thế giới", Ndour đã gặt hái được thành công lớn trên trường quốc tế, với phong cách âm nhạc hòa trộn giữa nhạc Mbalax đặc trưng của Senegal với samba, hip-hop, jazz và soul.
Ông sinh ra trong một gia đình bình dân ở ngoại ô thành phố Dakar và đã trở thành một biểu tượng ở đất nước quê nhà.
Ở nước ngoài, ông đã hát kết hợp với Peter Gabriel, Sting, Wyclef Jean, Paul Simon, Bruce Springsteen và nhiều cái tên nổi tiếng khác.
Trong tuyên bố vào tối qua, Ndour cho biết chiến dịch tranh cử của ông sẽ gồm những sáng kiến cho hòa bình ở khu vực bất ổn Casamance ở miền nam, sáng kiến để lãnh đạo, quản lý tốt đất nước và sáng kiến về những dự án nông ngiệp cũng như phát triển xã hội.
"Cuộc đời tôi có 10% là cảm hứng và 90% là mồ hôi và nước mắt", ông nói.
Từ trước, Ndour đã tham gia rất tích cực vào các hoạt động xã hội cũng như chính trị. Năm 1989, Ndour đã tổ chức một buổi hòa nhạc để để thả tù nhân của chế độ apartheid khi đó Nelson Mandela, người sau này trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.
Ông sở hữu tập đoàn truyền thông tư nhân Future Medias gồm đài phát thanh RFFM, đài truyền hình TFFM và tờ nhật báo L"Observateur, thường có quan điểm phê phán đối với chính phủ của ông Wade.
Ông Wade đắc cử tổng thống lần đầu tiên vào năm 2000, trong nhiệm kỳ kéo dài 7 năm. Năm 2007 ống tái trúng cử nhiệm kỳ 5 năm, sau khi hiến pháp được cải cách, rút ngắn nhiệm kỳ tổng thống. Năm 2008, khi nhiệm kỳ 7 năm được đưa trở lại, một câu hỏi được đặt ra là liệu ông Wade có quá sức khi tiếp tục làm tổng thống. Phe đối lập cho rằng "có", tuy nhiên ông Wade khẳng định "không". Dự kiến tòa án sẽ có quyết định về vấn đề này vào đầu tháng 1 này.
Khoảng 20 ứng cử viên dự kiến sẽ tham gia vào cuộc chạy đua thống lần này ở Senegal.
Theo Dân Trí
Ám ảnh hủ tục cắt âm hộ bé gái ở Senegal Khoảng 92 triệu trẻ em gái và phụ nữ tại Châu Phi đã trải qua hủ tục kinh hoàng này. Việc cắt bỏ âm vật được xem là cách duy nhất để chứng tỏ cô gái đó đã lớn và đủ điều kiện kết hôn. Ngày kinh hoàng Hủ tục cắt bỏ âm vật hay còn gọi là cắt bao quy đầu ở...