Selden Map of China Một tấm bản đồ thế kỷ 17 về Biển Đông mới được công bố
Một bản đồ quý giá về biển Đông (South China Sea) đã được lưu giữ trong tầng hầm của thư viện Bodleian, Đại học Oxford (Vương quốc Anh) trong nhiều thế kỷ, và chỉ được giới thiệu ra thế giới thời gian gần đây.
Trong một chuyến viếng thăm bảo tàng Bodleain vào năm 2008, TS Robert Batchelor, một nhà nghiên cứu về quan hệ Hoa-Âu thời trung đại tại Đại học Georgia Southern, đã ngay lập tức bị ấn tượng bởi các chi tiết của tấm bản đồ. Ông nhận ra rằng đây là một bản đồ thương mại biển thời Minh. Bây giờ thì bản đồ này đại diện cho một sự thay đổi về nhận thức của chúng ta về các gốc rễ/roots của thương mại toàn cầu.
Sau khi khảo sát tấm bản đồ này, Ông cho biết: “Bản đồ này sẽ trở nên nổi tiếng khắp thế giới, và nó sẽ xuất hiện trong tất cả các sách giáo khoa lịch sử”.
Selden Map là bản đồ của thương nhân cổ nhất hiện còn được lưu giữ. Nó đã được tặng cho bảo tàng Bodleian vào năm 1659 bởi một nhà sưu tập người London la John Selden, nó đã là chủ đề của một vài cuộc hội thảo, hai cuốn sách và khoảng 50 bài báo khoa học ở phương Tây và Trung Quốc từ khi nó được tái phát hiện.
Vào đầu năm nay (2014), tấm bản đồ đã lần đầu tiên được đưa ra khỏi thư viện Bodleian sau 350 năm, đưa tới Hongkong và hiện đang là tâm điểm của một cuộc triển lãm tại bảo tàng hàng hải của thành phố này.
TS Jiao Tianlong, một chuyên gia hàng đầu thế giới về lịch sử thương mại nhà Minh cho biết: “Đây là phát hiện quan trọng nhất về nhà Minh trong một thế kỷ qua”.
Các minh họa của tấm bản đồ này cung cấp những bằng chứng về các mối quan hệ kinh tế văn hóa đường biển mạnh mẽ của nhà Minh với Đông Nam Á và thế giới Arab. Chúng cũng cho thấy các tuyến hải thương kết nối Trung Hoa với Châu Âu và châu Mỹ. TS Jiao cho biết thêm rằng, “Tấm bản đồ này kể câu chuyện về toàn cầu hóa sơ kỳ”.
Nhà sử học Timothy Brook, tác giả của cuốn “Mr.Selden’s Map of China” cho biết sự tồn tại của tấm bản đồ này viết lại “câu chuyện [trong] sách giáo khoa” về lich su thương mại giữa Âu châu và Trung Hoa đã phát triển như thế nào.
Ông cho biết, câu chuyện cũ giả định rằng “những người châu Âu đến và mang mọi thứ [hàng hóa] trở về; người Trung Hoa là những người thụ động trong việc trao đổi này”. Tuy nhiên, bản đồ này lại gợi ý rằng “người Trung Hoa đã tích cực hướng ngoại và tiến hành trao đổi buôn bán”.
Việc nghiên cứu tấm bản đồ này mới chỉ bắt đầu, nhưng nó được cho là đã được làm ra trong khoảng thời gian từ 1566 tới 1620, sau khi Hoàng đế nhà Minh dỡ bỏ lệnh “Hải cấm”. Có vẻ như là một nhà bản đồ học người Arab hay là chịu ảnh hưởng của Arab đã làm ra tấm bản đồ này cho một thương nhân Trung Hoa có thế lực ở vùng Quảng Châu, vì hầu hết các tuyến hải trình trong tấm bản đồ này bắt đầu từ cảng [Quảng Châu], một trung tâm thương mại quốc tế thịnh đạt trong thời nhà Minh.
Trong bản đồ này, lãnh thổ Trung Hoa chỉ chiém một phần, trong khi biển Đông (South China Sea) chiếm hơn một nửa bản đồ. Nó mô tả chính xác địa lý vùng Đông Nam Á, một khu vực mà người vẽ bản đồ có một kiến thức uyên thâm.
Video đang HOT
Các đường biên của tấm bản đồ đặt Siberia ở điểm cao nhất, Java và quần đảo hương liệu (thuộc Indonesia ngày nay) ở điểm thấp nhất, Myamar và Ấn Độ ở phía Tây, và Nhật Bản cùng Philipinnes ở phía Đông.
Có hơn 60 cảng thị được ghi bằng Hán tự, rải rác cùng các đặc trưng về thực vật và địa hình (có hình vẽ mô tả). Các hướng đi tới Vịnh Ba Tư nằm ở góc của bản đồ. Sau khi tấm bản đồ này thuộc về bộ sưu tập của bảo tàng Bodleian, các ký tự Latin và Hán đã được thêm vào bởi quản thư và học giả Trung Hoa.
Việt Nam trong “Selden Map of China”
Selden Map of China – Một tấm bản đồ thế kỷ 17 về Biển Đông mới được công bố
Hình thể của Việt Nam được mô tả khá chính xác so với hiện nay. Các đại điểm được ghi chú trên bản đồ nhưÉ40; Đông Kinh (Hà Nội), Thanh Hóa, ê33; Tân An (Nghệ An), ă19; Bố Chính (Quảng Bình), Ô70; Thuận Hóa (Huế), ò91;Õ35; Quảng Nam, Tân Châu (tương đương khu vực Bình Định, Phú Yên), Õ44;à78; Chiêm Thành (tương đương với Ninh Thuận, Bình Thuận)…
Khu vực Biển Đông được vẽ ghi chú với hai cụm đảo tương đương với khu vực của Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay. Ở vị trí của quần đảo Hoàng Sa được ghi chú Ê84; Vạn Lý Trường Sa tự thuyền phàm dạng (Vạn Lý Trường Sa hình tựa như cánh buồm). Ở vị trí của quần đảo Trường Sa ghi chú â16; Vạn Lý Thạch Đường.
Tấm bản đồ cho thấy, từ nam Trung Hoa các thương thuyền quốc tế có thể đi theo hai hải trình để tới eo biển Malacca và từ đó đi về Ấn Độ Dương:
Tuyến đường thứ nhất là tuyến Đông biển Đông, đi men theo ven bờ phía Tây của quần đảo Philippines, rồi từ đó dong buồm xuống phía nam tới vùng “quần đảo hương liệu” thuộc Indonesia. Tại đây lại có thể đi theo các hải trình ngắn và phức tạp hơn để đi xa hơn nữa về phía các đảo phía Đông – Nam. Sau đó các thương thuyền có thể đi tiếp về Ấn Độ Dương ở phía Tây qua hai eo biển chính là eo Mallaca và eo Sunda.
Tuyến đường thứ hai là tuyến Tây biển Đông, các thương thuyền băng qua Vinh Bắc Bộ về hướng ò91;Õ35; Quảng Nam được định vị từ khu vực đảo Hải Nam đi theo hướng Khôn Vị đến hướng Thìn () lấy đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi làm mốc định vị. Từ đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi tiếp tục men theo bờ biển Việt Nam nhắm hướng mũi Kê Gà thuộc Bình Thuận ngày nay. Từ mũi Kê Gà, tiếp tục tỏa đi nhiều khu vực khác theo 4 đường. Từ đó có thể đi tới vùng cửa sông Mekong và ngươc theo dòng Mekong để tới vùng Đồng bằng Sông Cửu Long theo hướng Khôn Thân.(*) Từ mũi Kê Gà, các thương thuyền cũng có thể đi theo hải trình về phía Tây tới Vịnh Siam và các cảng thị ở đây (**). Một tuyến hải trình quan trọng từ Mũi Kê Gà là các thương thuyền đi về phía Nam tới eo Malacca hoặc “quần đảo hương liệu”, rồi từ đây đi tiếp về phía Tây tới Ấn Độ Dương.
Selden Map of China
Bản đồ Selden cho chúng ta biết được cách gọi tên Hán tự các địa danh nằm trong mạng lưới giao thương quốc tế Đông Á thời Minh. Rất tiếc có nhiều chữ viết trên bản đồ bị mờ nên chưa thể đọc chính xác được. Hy vọng có những hình chụp chi tiết và rõ hơn tám bản đồ này để có thể đọc được các chữ còn mờ.
Theo NTD/Vietnam Maritime stud
Mỹ-Nhật sẽ đánh cho Trung Quốc đại bại nếu có chiến sự
Báo Nhật Bản nhận định rằng nếu chiến sự xảy ra liên quan đến vùng đảo Senkaku, quân Trung Quốc sẽ điều động tất cả lực lượng mạnh nhất của ba hạm đội.
Truyền thông Nhật Bản trước đây vốn rất kiệm lời, ít tỏ ra huênh hoang, diều hâu như báo chí, học giả Trung Quốc thì nay đã có những động thái đáp trả các luận điệu của báo chí Trung Quốc.
Khu trục hạm JDS Choukai lớp Kongo của Nhật Bản
Trang Huanqiu - một trong những website con của tờ Thời báo Hoàn Cầu, tờ báo được quản lý bởi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc mới đây đã có bài viết cho biết:
"Gần đây, các tờ báo của Nhật Bản đã liên tiếp đăng tải các thông tin bình luận cho rằng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Trung Quốc - Nhật Bản trên quần đảo Senkaku (do Nhật Bản quản lý, thuộc chủ quyền của Nhật Bản -PV) và nếu Mỹ tham chiến thì quân đội của Trung Quốc sẽ bị đánh đại bại".
Trang Huanqiu cho biết, theo những hướng dẫn của Chương trình phòng vệ quốc gia mới của Nhật Bản, Nhật Bản sẽ thành lập một đơn vị chiến đấu đổ bộ hiện đại có biên chế khoảng 3000 người.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Đơn vị này có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, triển khai kế hoạch tác chiến để đảm bảo khả năng giành lại đảo đá, đánh bại kẻ địch trong trường hợp đảo của Nhật Bản quản lý bị quân địch xâm nhập.
Tokyo cũng đã quyết định mua thêm các xe chiến đấu đổ bộ AAV7 với số lượng khoảng 52 chiếc, đồng thời sẽ nhập máy bay trực thăng cánh xoay dành cho lực lượng tác chiến đổ bộ V-22 Osprey từ đồng minh Mỹ. Tất cả các trang bị này đều sẽ được biên chế cho đơn vị tác chiến đổ bộ 3000 quân của Nhật Bản.
Theo báo của Trung Quốc, việc mua sắm, thành lập đơn vị tác chiến mới chỉ là một phần của sức mạnh quân đội Nhật Bản. Thế lực mạnh nhất mà Trung Quốc không mong đợi đối mặt đó là đồng minh Mỹ của Nhật Bản.
Tàu ngầm lớp Oyashio của Nhật Bản
Trong trường hợp Trung - Nhật xảy ra đụng độ quân sự trên quần đảo Senkaku, Mỹ sẽ vào cuộc theo hiệp ước bảo hộ đồng minh ký với Tokyo.
Báo Nhật Bản nhận định rằng nếu chiến sự xảy ra liên quan đến vùng đảo Senkaku, quân Trung Quốc sẽ điều động tất cả lực lượng mạnh nhất của ba hạm đội gồm Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Nam Hải để phong tỏa các hòn đảo của Nhật Bản.
Trong trường hợp này Nhật Bản chắc chắn cần viện binh quan trọng của Mỹ và chắc chắn Washington sẽ vào cuộc. Tuy nhiên, mức độ tham gia đánh trận của Mỹ sẽ như thế nào thì cần thời gian để tìm câu trả lời.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân PLA
Một khi Washington vào cuộc, khả năng lớn là các cảng biển như Thượng Hải, Đại Liên, Hồng Kông của Trung Quốc sẽ bị tàu ngầm tấn công của Hải quân Mỹ phát động các đòn tấn công phong tỏa.
Với sự hỗ trợ của Mỹ Nhật Bản cũng sẽ điều động và triển khai Hạm đội hộ tống số 2 đóng ở Sasebo và Hạm đội hộ tống số 4 đóng ở căn cứ Kure. Tất cả các khu trục hạm của những hạm đội này đều được trang bị các tên lửa dẫn đường lớn Kongo có khả năng đánh bại tàu chiến của các hạm đội của Hải quân Trung Quốc trên Biển Hoa Đông.
Liêu Ninh, tàu sân bay duy nhất, hiện chưa hình thành được khả năng chiến đấu sẽ trở thành mục tiêu dễ dành cho các tàu ngầm lớn Soryu và Oyashio của Hải quân Nhật Bản (hiện các chiến hạm ngầm của Nhật Bản vẫn đang âm thầm tuần tra các vùng biển liên quan đến tranh chấp).
Theo Giáo Dục
Bắc Kinh chỉ trích Philippines "suốt ngày bôi nhọ Trung Quốc" Trong một cuộc họp báo cuối tuần qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã phản ứng với tuyên bố của Tổng thống Benigno Aquino III và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, rằng các tranh chấp ở biển Đông và Hoa Đông nên được giải quyết theo với các quy định của luật pháp quốc tế. Trung Quốc...