Séc, Ukraine đàm phán ký thỏa thuận an ninh song phương
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Đông Âu, Tổng thống Séc Petr Pavel ngày 11/4 đã gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề Hội nghị thượng đỉnh Sáng kiến Ba Biển (3SI) đang diễn ra tại Vilnius (Litva) nhằm thảo luận về hợp tác an ninh song phương.
Tổng thống Séc Petr Pavel. Ảnh: hungarianconservative.com
Tại cuộc hội đàm, Tổng thống Zelensky đã gửi lời cảm ơn Séc về sáng kiến mua chung đạn dược từ các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU) để cung cấp cho Ukraine, đồng thời thông báo cho Tổng thống Pavel về tình hình xung đột và nhu cầu của Kiev trong lĩnh vực thiết bị năng lượng. Theo ông Zelensky, hai bên đã thảo luận về chủ đề hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine, tăng cường hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng, tiến trình hội nhập của Ukraine vào EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng như khả năng ký kết thỏa thuận an ninh song phương giữa Kiev và Praha.
Về phần mình, Tổng thống Pavel cam kết Séc sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine “bằng mọi cách có thể”, đồng thời lưu ý chính sách hỗ trợ này không chỉ thông qua hợp tác với các đối tác nước ngoài để cung cấp đạn dược cho Kiev, mà còn bằng cách lên kế hoạch tái thiết sau chiến tranh và hỗ trợ Ukraine trên con đường hội nhập EU và NATO.
Tổng thống Pavel xác nhận Séc đang đàm phán với Ukraine về hình thức hợp tác an ninh song phương và thỏa thuận có thể sẽ được ký vào tháng 5 hoặc tháng 6 tới.
Thỏa thuận này có thể bao gồm các điều khoản cung cấp vật chất, một số hỗ trợ phi vật chất như hỗ trợ thông tinh tình báo hoặc công nghệ, hoặc cũng có thể là hợp tác công nghiệp quốc phòng hay chuyển một số hoạt động sản xuất sang lãnh thổ Ukraine.
Video đang HOT
Sáng kiến mua đạn pháo cho Ukraine từ các nước ngoài EU được Thủ tướng Séc Petr Fiala trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường của EU hồi đầu tháng 2/2024. Sau đó, tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Pavel đã thông báo về khả năng mua 800.000 quả đạn pháo từ các nước thứ ba để cung cấp cho Ukraine. 3SI là sáng kiến quy tụ 13 quốc gia nằm giữa 3 vùng biển Baltic, Biển Đen và Biển Adriatic, gồm Litva, Latvia, Estonia, Séc, Ba Lan, Slovakia, Hungary, Áo, Romania, Bulgaria, Slovenia, Croatia và Hy Lạp. Mục tiêu của sáng kiến này là hợp tác trên nhiều lĩnh vực và kết nối khu vực theo hướng Bắc-Nam.
Cuộc chạy đua vũ trang máy bay không người lái khốc liệt ở Ukraine
Máy bay không người lái vũ trang có khả năng tràn ngập chiến trường ở Ukraine trong 6 đến 12 tháng tới.
Nếu Nga có được lợi thế trước trong lĩnh vực này, các chuyên gia dự đoán một "thảm họa" đối với Ukraine.
Các máy bay không người lái mới được chế tạo của Ukraine. Ảnh: Trung tâm Thông tin quân sự Ukraine
Theo tờ Kyiv Post (Ukraine), Ukraine đang trong một cuộc chạy đua khốc liệt để trở thành nước đầu tiên triển khai hàng loạt các máy bay không người lái (UAV) cực kỳ tiên tiến trong cuộc đối đầu với các lực lượng Nga. Nếu Ukraine thua trong cuộc đua quan trọng này, các chuyên gia lo ngại rằng điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến những thất bại đáng kể trên chiến trường và mức độ thương vong cao cho Ukraine.
Máy bay không người lái "thông minh" (sử dụng AI để nâng cao năng lực) cũng có thể mang lại cho Nga lợi thế công nghệ lớn trên chiến trường so với phương Tây. Do đó, các chuyên gia cho rằng phương Tây đang tích cực để giúp Ukraine và tăng cường năng lực máy bay không người lái của mình.
Dmytro Prodanyuk, đồng sáng lập Wild Hornets, nhà sản xuất máy bay không người lái phi lợi nhuận của Ukraine, cho biết: "Sẽ là một thảm họa khi Nga bắt đầu sản xuất hàng loạt loại máy bay này. Trong khi đó, chúng tôi thiếu vốn để phát triển chúng một cách nhanh chóng. Đó là một vấn đề lớn. Ukraine cần được giúp đỡ".
NATO có thể bị áp đảo trong chiến tranh trên bộ
Thách thức trên không chỉ dành cho Ukraine. Một nhà phân tích quân sự phương Tây nói: " Lực lượng trên bộ của NATO không có khả năng hoặc kinh nghiệm để hoạt động trong một chiến trường tràn ngập máy bay không người lái. Trong một cuộc chiến trên bộ với NATO, các máy bay không người lái của Nga sẽ áp đảo và gây ra nhiều thiệt hại".
Máy bay không người lái sử dụng công nghệ AI hoặc "học máy" (machine learning) để giúp người điều khiển nhanh chóng xác định mục tiêu và sau đó tấn công bằng hướng dẫn tự động, giống như tên lửa "bắn và quên" (khóa mục tiêu được chỉ định và tự động tấn công mà không cần sự can thiệp của con người).
Những máy bay không người lái thông minh như vậy có thể được chế tạo để hầu như không bị tác động bởi chiến tranh điện tử và tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Ông Prodanyuk cho biết tỷ lệ tấn công thành công của máy bay không người lái tấn công cỡ nhỏ có thể tăng từ 30% hiện tại lên 80 hoặc 90%.
Những máy bay không người lái như vậy sẽ chỉ cần đào tạo người điều khiển ở mức hạn chế, có nghĩa là chúng sẽ dễ dàng được sử dụng hơn bởi nhiều binh lính hơn. Vùng chiến sự có thể trở thành một bãi chiến trường với các "đội quân" trên không khổng lồ trút xuống mọi khu vực trong phạm vi 20 km tính từ tiền tuyến.
Theo ông Prodanyuk, máy bay không người lái thông minh có thể sẽ bắt đầu tràn ngập chiến trường trong vòng sáu tháng đến một năm. Nga cũng đang nghiên cứu công nghệ này với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ. Về phần mình, Ukraine đã cam kết sản xuất một triệu máy bay không người lái cỡ nhỏ vào năm 2024 (mặc dù con số cuối cùng có thể còn cao hơn). Ukraine cũng đang sản xuất hàng loạt máy bay không người lái tấn công tầm xa (hơn 1.000 km), trong khi máy bay không người lái trên biển của nước này đã khiến 1/3 hạm đội Biển Đen của Nga ngừng hoạt động.
Nhưng phần lớn quá trình phát triển máy bay không người lái thông minh của Ukraine chủ yếu dựa vào huy động vốn từ cộng đồng. Với nguồn lực hạn chế của Chính phủ Ukraine, việc huy động vốn từ cộng đồng vẫn đảm bảo một phần đáng kể máy bay không người lái được sử dụng ngay.
Phương Tây đi sau một hai thế hệ
Cho đến nay, có rất ít sự giúp đỡ từ các đồng minh của Ukraine trong lĩnh vực này. Phương Tây đã cung cấp cho Ukraine một số máy bay không người lái, nhưng chỉ với số lượng ít, nhiều trong số đó có hiệu quả hạn chế. Đức đã công bố gói viện trợ trị giá 540 triệu USD vào tháng 3, bao gồm 10 máy bay không người lái trinh sát Vector công nghệ cao, một con số không đáng kể vì chính Ukraine đã mua 338 máy bay không người lái này kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra.
Anh và Latvia đang dẫn đầu một "Liên minh máy bay không người lái" đã cam kết cung cấp cho Ukraine một triệu máy bay không người lái, nhưng không có mốc thời gian nào được đưa ra và dường như vẫn chưa có một số bước cụ thể được thực hiện, ngoài cam kết của Anh gửi 10.000 máy bay không người lái và khoản đóng góp 11 triệu USD của Latvia - đủ cho khoảng 25.000 UAV cỡ nhỏ.
Một phần của vấn đề dường như là do bản thân các nước phương Tây đang chậm một hoặc hai thế hệ trong việc điều chỉnh và sản xuất vũ khí của mình để phù hợp với kỷ nguyên mới của chiến tranh lấy máy bay không người lái làm trung tâm.
Hầu như không có thành viên NATO nào có đơn vị máy bay không người lái trên không, trên bộ hoặc trên biển hoặc có năng lực chế tạo máy bay không người lái đáng kể. Chưa có nước nào theo bước Ukraine thành lập một lực lượng máy bay không người lái riêng trong quân đội với mục đích đào tạo hàng nghìn người điều khiển máy bay không người lái và thành lập các đơn vị máy bay không người lái ở hầu hết mọi lữ đoàn.
Binh sĩ Ukraine đang được huấn luyện ở phương Tây đã rất ngạc nhiên khi thấy các giảng viên NATO chê bai việc sử dụng máy bay không người lái và không đưa ra bất kỳ khóa huấn luyện nào liên quan đến chiến thuật và chiến lược sử dụng máy bay không người lái - một công cụ mà bộ binh Ukraine coi là không thể thiếu như súng trường hay xẻng bộ binh.
Quốc hội Ukraine thông qua dự luật về động viên nhập ngũ Quốc hội Ukraine ngày 11/4 đã thông qua dự luật về động viên nhập ngũ, với nội dung chính là siết chặt quy định động viên, xác định rõ các đối tượng nhập ngũ. Binh sĩ Ukraine. Ảnh minh họa: AP/TTXVN Dự luật được thông qua với 283 nghị sĩ ủng hộ trong tổng số 450 nghị sĩ. Dự luật giảm độ tuổi...