Sẽ xử phạt nếu doanh nghiệp bán bảo hiểm xe cơ giới sai quy định
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính vừa yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải thực hiện đúng quy tắc trong việc bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Sẽ xử phạt nếu doanh nghiệp bán bảo hiểm xe cơ giới sai quy định. Ảnh Internet.
Tại công văn gửi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ về bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết, thời gian qua, Cục có nhận được phản ánh về việc một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có dấu hiệu bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành.
Do vậy, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động kiểm tra, rà soát việc triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong toàn hệ thống, đảm bảo thực hiện đúng quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm tiến hành chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
Đồng thời, các doanh nghiệp bảo hiểm cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và giải thích rõ về quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới cho chủ xe cơ giới.
Video đang HOT
Công văn của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng nêu rõ, trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm, tùy theo mức độ, Cục sẽ xem xét, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số và Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21/3/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.
Vẫn mua chưa đủ số lượng gạo dự trữ quốc gia năm 2020
Đến ngày 14/4, Tổng cục Dự trữ Nhà nước mới mua vào được 7.700 tấn gạo dự trữ, trong tổng số 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2020 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Nông dân xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) tập trung lúa thu hoạch bán cho thương lái. (Ảnh: TTXVN)
Theo ông Đỗ Việt Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính), đến ngày 14/4, Tổng cục Dự trữ Nhà nước mới mua vào được 7.700 tấn gạo dự trữ, trong tổng số 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2020 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi đó, mới đây Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định hủy thầu các gói thầu cung cấp 8.000 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020 của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hải Hưng, 9.000 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020 của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung Bộ.
Bên cạnh đó, các gói thầu cung cấp gạo tương tự ở Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên cũng được hủy.
Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước Đỗ Việt Đức cho biết nguyên nhân chủ yếu là do nhà thầu từ chối ký hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Với các doanh nghiệp hủy thầu, bỏ thầu, theo ông Nguyễn Việt Đức phải bị xử lý theo Luật Đấu thầu và sẽ phải đấu thầu lại để mua đủ số lượng gạo theo yêu cầu.
Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước cũng cho biết việc đấu giá mua gạo sắp tới, sẽ phải làm ngắn nhất về thời gian và trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, cố gắng theo quy định trong vòng 10 ngày để đấu thầu và mua được đủ số gạo theo quy định.
"Về giá đấu thầu, Tổng cục Dự trữ Nhà nước không xây dựng mà do địa phương gửi về, Bộ Tài chính giao cho Cục Quản lý giá thực hiện," ông Đỗ Việt Đức nói.
Trước đó, tại văn bản gửi Bộ Công Thương về việc tham gia ý kiến đối với dự thảo báo cáo Thủ tướng về phương án điều hành xuất khẩu gạo; trong đó, Bộ Tài chính cho biết, Tổng cục Dự trữ nhà nước đã đấu thầu và trúng được 178.000/190.000 tấn gạo mua dự trữ năm 2020, nhưng có hiện tượng các doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho dự trữ quốc gia kéo dài thời gian ký hợp đồng và không thực hiện thương thảo hợp đồng.
Chỉ ít ngày sau, nhiều doanh nghiệp đã được Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kết quả trúng thầu và thông báo kết quả trúng thầu lập tức có văn bản từ chối ký hợp đồng.
Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4/2020. Ngay trong ngày 10/4, Bộ Công Thương công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020, áp dụng đối với mặt hàng gạo (mã hàng hóa HS là 10.06) với số lượng 400.000 tấn.
Tổng cục Dữ trữ Nhà nước đã đấu thầu rộng rãi mua 190.000 tấn gạo, loại 15% tấm, gạo. Thời gian mở thầu từ 12/3, dự kiến hoàn thành nhập kho trước ngày 15/6./.
Thùy Dương
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh: Quý II khó thu hút doanh nghiệp mới, nhiều doanh nghiệp rơi vào 'ngủ đông' Gặp phải cú sốc kinh tế do COVID-19 gây ra, nhiều doanh nghiệp đã "chao đảo" buộc phải rút lui khỏi thị trường. Theo ông Bùi Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thời gian tới, sẽ khó thu hút được doanh nghiệp mới trong khi doanh nghiệp đang hoạt động đứng trước...