Sẽ xử lý ngân hàng ép khách mua bảo hiểm nhân thọ
Tình trạng ngân hàng ép khách phải mua bảo hiểm nhân thọ trước khi giải ngân đang diễn ra khá phổ biến, gây bức xúc cho người đi vay.
Dù các ngân hàng bị cấm ép khách mua bảo hiểm khi vay vốn, nhưng nhiều người phản ánh vẫn bị nhân viên ngân hàng gợi ý mua bảo hiểm mới được duyệt vay. (Ảnh minh họa)
Nhân viên tín dụng một ngân hàng (NH) cho biết, ép người vay mua bảo hiểm nhân thọ (BHNT) đang là quy định “bất thành văn” của NH do hoa hồng đang là nguồn lợi “khủng” cho NH. Nếu khách đồng ý ký hợp đồng BHNT thì hoa hồng mà NH nhận được lên đến 25-27% giá trị hợp đồng bảo hiểm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Trung Dũng – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) – thừa nhận rằng ông có nghe phản ánh về tình trạng này. Để có thể hạn chế, giảm thiểu việc cán bộ, nhân viên NH ép khách mua BHNT, cần yêu cầu các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm công khai tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm qua kênh NH.
“Đa số khách hàng không có nhu cầu mua bảo hiểm thật sự, chỉ mua vì bị ép sẽ có xu hướng hủy hợp đồng sau 1-2 năm, họ chấp nhận bỏ luôn một khoản tiền đã đóng trước đó vì không có khả năng duy trì. Nếu tỷ lệ hủy ngang hợp đồng qua kênh NH lớn thì cho thấy NH có ép khách mua. NH Nhà nước Việt Nam, Cục Giám sát bảo hiểm cũng có những văn bản cấm NH ép khách mua bảo hiểm nhưng tình trạng này vẫn xảy ra. Chỉ có đưa ra quy định cụ thể thì mới giảm được tình trạng này” – ông Ngô Trung Dũng nói.
Tiến sĩ Võ Đình Trí – đang giảng dạy và nghiên cứu về tài chính tại IPAG Business School Paris (Pháp) – cho rằng giá trị cốt lõi của bảo hiểm là sự bảo vệ tài chính khi có biến cố không may xảy ra. Chính vì vậy mà khi cung cấp các khoản vay mua nhà, mua xe, NH yêu cầu phải có bảo hiểm cho tài sản.
Video đang HOT
Với trường hợp mua nhà, bảo hiểm chỉ đảm bảo một phần giá trị ngôi nhà, giá trị vật chất, giá trị xây dựng mà không bao gồm giá trị đất nên người đi vay ngoài mua bảo hiểm cho ngôi nhà thì quan trọng hơn phải có bảo hiểm cho bản thân, phòng trường hợp thu nhập trong tương lai bị giảm sút hoặc mất đi vì lý do sức khỏe, bệnh tật.
Ở Việt Nam, thay vì giới thiệu loại hình bảo hiểm thuần túy bảo vệ trước rủi ro thì NH lại ép người đi vay mua những sản phẩm BHNT có kết hợp yếu tố tiết kiệm, đầu tư. Vì như vậy thì mức phí bảo hiểm sẽ nhiều hơn và hoa hồng mà NH nhận được sẽ nhiều hơn.
Việc phát triển kênh phân phối bảo hiểm qua NH (bancassurance) là cần thiết, nhưng cần hài hòa lợi ích với khách hàng. Ông Trần Đăng Phi – Phó Chánh thanh tra, Cơ quan Thanh tra – NH Nhà nước Việt Nam – khẳng định: Việc tham gia bảo hiểm của khách hàng là tự nguyện. Nếu nhân viên tổ chức tín dụng ép buộc khách hàng phải mua bảo hiểm là vi phạm quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt.
“NH Nhà nước đã quán triệt nghiêm túc vấn đề này. Đâu đó có những lúc, những chỗ xảy ra tình trạng này, nhưng không phải là hiện tượng phổ biến. Chúng tôi rất quan tâm và mong nhận được thông tin của các cơ quan báo chí, phát hiện trường hợp nào chúng tôi sẽ kiểm tra làm rõ và xử lý nghiêm” – ông Trần Đăng Phi nhấn mạnh.
Bất động sản dễ mua, khó bán
Giá bất động sản tăng quá cao khiến tính thanh khoản không còn. Điều này đang dẫn đến một thực tế là các khách hàng mua vào thì dễ, nhưng để bán ra được thì vô cùng khó khăn. Cùng với đó, sau một loạt chính sách kiểm soát, giá bất động sản trên thị trường đã chính thức hạ nhiệt.
Giảm giá vẫn khó thoát hàng
Chị Liên, một nhà đầu tư bất động sản (BĐS) ở H.Nhà Bè (TP.HCM), cho biết thời gian qua chị rao bán một nền đất 94 m 2 ở xã Phước Kiển, H.Nhà Bè với giá khoảng 60 triệu đồng/m 2. Tuy nhiên, do ít có người hỏi trong khi nhu cầu về tiền mặt đang gấp, chị đã giảm xuống còn khoảng 56 triệu đồng/m 2. Với mức giá này, nhiều người đồng ý nhưng sau đó giao dịch đã không thể diễn ra vì khách hàng "quay xe" không mua nữa. Một căn nhà khác chị cũng đang rao bán với mức giá thấp hơn khoảng 10% giá bán trong khu vực, thế nhưng đã hơn 1 tháng nay, dù nhiều người quan tâm đến xem, song nhà vẫn chưa thể bán được. Đây là tình cảnh chung tại TP.HCM khi nhiều nhà đầu tư đang cố thoát hàng nhưng không được.
Giám đốc một sàn môi giới BĐS cho biết hơn 1 tháng qua, giao dịch BĐS nhỏ giọt, các chủ đầu tư bán hàng mới cũng khó trong khi những nhà đầu tư nhỏ lẻ muốn bán cũng không dễ dàng gì. Thị trường hiện nay đang xuất hiện tình trạng dễ mua vào nhưng khó bán ra, dù giá rao bán có thể thấp hơn giá thị trường cùng khu vực và thấp hơn khá nhiều với thời điểm nóng sốt. Tâm lý nắm giữ tiền mặt chờ nghe ngóng thị trường không chỉ xuất hiện ở chứng khoán mà đã lan sang thị trường BĐS trước hàng loạt thông tin về chính sách, tài chính không thuận lợi cho cả người mua lẫn doanh nghiệp đầu tư.
Thị trường BĐS đang xuất hiện xu hướng mua dễ, bán khó ở thị trường thứ cấp. Ảnh KHẢ HÒA
Tại Bình Dương, nơi thị trường BĐS những năm qua khá sôi động thì đến nay đã gần như "tắt điện", không có nhiều giao dịch và giá cũng bắt đầu đi xuống, nhất là ở phân khúc căn hộ. Theo ông Nguyễn Anh, Tổng giám đốc Công ty A.T.P, hiện nay Bình Dương đang "đứng hình", nhất là phân khúc căn hộ, một phân khúc phục vụ chủ yếu cho nhu cầu đầu tư, không phải nhu cầu thật để ở. Phân khúc căn hộ khách mua, nhất là mua bằng tiền vay ngân hàng hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về hiệu quả đầu tư nên đã có hiện tượng bán giá thấp để thu hồi vốn.
"Nhu cầu mua căn hộ ở không nhiều, chủ yếu mua để cho chuyên gia nước ngoài thuê. Trước dịch Covid-19, giá cho thuê bình quân mỗi căn hộ khoảng 15 - 17 triệu đồng/tháng thì đến nay còn hơn 10 triệu đồng/tháng. Nếu vay ngân hàng để mua nhà thì số tiền cho thuê không đủ trả lãi vay. Nhiều khách hàng sẵn sàng bán căn hộ lại bằng giá vốn, thậm chí lỗ so với giá trước mua, nhưng cũng khó. Trong khi các chủ đầu tư để bán được hàng đang phải tăng chiết khấu, khuyến mãi, đầu tư thêm tiện ích cho dự án", ông Nguyễn Anh nói.
Thị trường Long An, theo ông Huỳnh Quốc Tới, Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Vành Đai Trong, chuyên về môi giới BĐS ở Long An, tại tỉnh này cả năm nay mới chỉ có 1 dự án được tung ra thị trường, trong khi đó nhiều dự án không thể hoàn thành pháp lý để có sản phẩm mới mở bán. Hiện các chủ đầu tư cũng như các sàn môi giới chủ yếu bán những sản phẩm cũ còn sót lại hoặc bán các sản phẩm nhà đầu tư nhỏ lẻ ký gửi. Giao dịch đến nay giảm khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2021. Cũng theo ông Tới, những khách hàng đã mua gần đây thì khó thoát hàng, chỉ những khách hàng mua sản phẩm từ cách nay 2 - 3 năm may ra mới bán được, nhưng giá cũng phải thấp hơn giá thị trường.
Làm BĐS nhiều năm, tôi chưa thấy năm nào khó khăn như năm nay, tiền không biết đi đâu hết rồi. Thị trường BĐS hiện nay gần giống với thời điểm năm 2012. Sau thời kỳ tăng nóng trong giai đoạn 2009 - 2010, ngân hàng siết tín dụng vào BĐS, thì ngay lập tức thị trường gặp khó khăn.
Ông Huỳnh Quốc Tới, Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Vành Đai Trong (Long An)
"Làm BĐS nhiều năm, tôi chưa thấy năm nào khó khăn như năm nay, tiền không biết đi đâu hết rồi. Thị trường BĐS hiện nay gần giống với thời điểm năm 2012. Sau thời kỳ tăng nóng trong giai đoạn 2009 - 2010, ngân hàng siết tín dụng vào BĐS, thì ngay lập tức thị trường gặp khó khăn. Chỉ khác ở chỗ, BĐS hiện nay chưa thấy xuất hiện tình trạng giảm giá mạnh như năm 2012. Thị trường hiện đang đứng hình, bắt đầu đi vào giai đoạn đóng băng. Tức là thanh khoản giảm rất mạnh, người mua sẽ không dám mua; còn người bán đang do dự, không muốn giảm giá nhiều", ông Huỳnh Quốc Tới nói.
Gánh nặng vay vốn đè nặng giới đầu cơ
Theo Hiệp hội BĐS Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2022, thị trường xuất hiện nghịch lý mua dễ, bán khó. Nghĩa là khách có thể mua được BĐS nhưng muốn bán ra để thu hồi vốn thì không hề dễ dàng, nhất là ở những thị trường sốt, nóng. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư BĐS, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn, gây áp lực lên dòng tiền của khách hàng.
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao bộ phận đầu tư Công ty Savills Việt Nam, cho rằng có 3 vấn đề mà thị trường sẽ phải đối mặt trong 6 tháng cuối năm nay, đó là nguồn cung ít, giá bán vẫn "neo" ở mức cao nhưng tính thanh khoản chậm. Nguyên nhân khiến thị trường kém thanh khoản là bởi quỹ đất hiện không phát triển được các dự án mới, gặp khó khăn và ách tắc về vấn đề pháp lý, cũng như nhà đầu tư đẩy lợi nhuận kỳ vọng lên quá cao. Ngoài ra, tín dụng vào BĐS đang bị siết lại trước tình trạng dòng vốn cho thị trường này có dấu hiệu tăng nóng. Nhiều ngân hàng cũng đã có động thái quyết liệt hơn khi tạm dừng cho vay lĩnh vực BĐS. Điều này khiến thị trường dễ rơi vào trầm lắng, thậm chí đóng băng.
Không chỉ ông Sử Ngọc Khương, các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS cũng vô cùng lo lắng trước diễn biến khá tiêu cực của thị trường thời gian gần đây, đi ngược lại với những dự đoán thị trường trước đó của các chuyên gia, các doanh nghiệp về thời kỳ bùng nổ sau một thời gian dài bị "nén" bởi Covid-19. Các chuyên gia lo ngại đến một thời điểm nhất định, giá tăng quá cao khiến tính thanh khoản không còn, khi đó bong bóng sẽ vỡ, giao dịch giảm mạnh và giá BĐS sẽ giảm mạnh, gây hệ lụy cho nền kinh tế. Cụ thể, theo chuyên gia BĐS Phan Công Chánh, khi Covid-19 cơ bản được kiểm soát, việc đi lại trở nên dễ dàng hơn, thị trường những tháng đầu năm 2022 đã vô cùng hồ hởi, nên dự báo sẽ bùng nổ giao dịch về giá bán trong năm 2022. Thế nhưng, điều ngược lại đã diễn ra khi đến nay giao dịch sụt giảm thê thảm. Không những vậy, đang có làn sóng bán các BĐS để thu hồi vốn trước áp lực nợ vay. Thị trường BĐS trước đây liên thông với thị trường chứng khoán, nghĩa là khi chứng khoán sụt giảm thì một lượng tiền từ đây sẽ "chảy" vào BĐS; nhưng hiện nay đã không xảy ra tình trạng này khi cả hai vẫn đắm chìm trong xu hướng giảm với thanh khoản sụt, lượng tiền trong túi các nhà đầu tư không sẵn sàng đổ vào BĐS hay chứng khoán nữa trước thông tin siết tín dụng vào lĩnh vực BĐS cũng như những bất ổn trên thị trường tài chính.
Thị trường BĐS đã xuất hiện dấu hiệu giảm tốc từ năm 2021 khi thanh khoản không có nhưng giá vẫn tăng. Những dấu hiệu đó cho thấy thị trường đã đến đỉnh điểm của việc tăng trưởng nóng. Thực tế, không có một thị trường đầu tư nào mà giá chỉ tăng mãi. Song thị trường đóng băng nhiều khi còn nguy hiểm hơn bong bóng bởi khi đó, những người ôm đất không bán được, tiền "chôn" hết vào đó.Ông Phan Công Chánh, chuyên gia BĐS
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Không để trục lợi trong triển khai gói hỗ trợ 2% Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội sáng 9/6, trả lời về vấn đề giải pháp triển khai gói hỗ trợ 2% hiệu quả để không xảy ra tình trạng trực lợi chính sách, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong quá trình triển khai Ngân hàng Nhà nước phối hợp với...