Sẽ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt vùng núi Bắc, Bắc Trung Bộ
Nguy cơ xảy ra ngập úng tại các đô thị, đặc biệt là các thành phố Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng và thủ đô Hà Nội. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất cấp 1.
Ứng phó lũ quét, sạt lở đất và tìm kiếm, cứu nạn. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 21/5, mực nước trên các sông thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đang biến đổi chậm và ở mức thấp.
Rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-26 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây đang phát triển và mở rộng về phía Đông Nam.
Dự báo từ chiều tối và đêm 21/5, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị áp cao lục địa ở phía Bắc nén và đẩy dịch xuống phía Nam, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa, mưa vừa và dông, có nơi mưa to đến rất to.
Lượng mưa phổ biến 20-50 mm/24h, có nơi trên 80 mm/24h. Từ chiều và đêm 22/5, vùng mưa mở rộng xuống các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Ngày 22/5, các sông suối khu vực Bắc Bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2-4m, hạ lưu từ 1-2m. Mực nước đỉnh lũ trên các sông dưới mức báo động 1.
Ngày 23/5 tới, sông Bưởi và thượng nguồn các sông thuộc Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng xuất hiện lũ nhỏ với biên độ lũ lên từ 1-3m.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất, ngập lụt ở vùng trũng ở nhiều tỉnh vùng núi khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đặc biệt tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An.
Nguy cơ xảy ra ngập úng tại các đô thị, đặc biệt là các thành phố Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng và thủ đô Hà Nội. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất cấp 1.
Video đang HOT
Mưa lũ khiến hàng trăm nhà dân ngập nặng, học sinh nhiều nơi nghỉ học
Mưa lớn 2 ngày liên tục do ảnh hưởng của cơn bão số 6 đã khiến nhiều khu vực nước dâng cao gây chia cắt, hàng trăm nhà dân bị ngập lụt phải sơ tán. Học sinh ở một số địa phương buộc phải nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Hỗ trợ di dời và đưa người dân trong vùng ngập lụt tới khu vực an toàn
Sáng 11/11, theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 6, từ ngày 10/11, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có mưa vừa đến mưa to trên diện rộng, có nơi mưa rất to.
Lượng mưa đo được từ 19h ngày 9/11 đến 6h ngày 11/11 phổ biến 150 - 200mm.
Tại huyện Lắk (Đắk Lắk) xảy ra ngập lụt ở 6 thôn, buôn xã Đắk Liêng và 1 tổ dân phố ở thị trấn Liên Sơn; có tổng số khoảng 300 hộ có nhà bị ngập nước. Hiện tại các hộ bị ngập đã được di dời, sơ tán an toàn. Nhiều trường học đã chủ động cho học sinh nghỉ học do nước ngập không thể di chuyển.
Tại huyện M'Đrắk, có 2 hộ dân khu vực thị trấn bị ngập lụt đã được sơ tán tại chỗ an toàn; 4 ngầm tràn giao thông bị ngập sâu khoảng 0,5m.
Riêng huyện Ea Kar, gió mạnh làm đổ nhiều diện tích cây ngắn ngày chưa thu hoạch. Nước sông Krông Pắk đang lên nhanh có thể tiếp tục gây ngập lụt ở một số vùng trũng.
Theo nhận định của cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk, mực nước trên các sông suối trên địa bàn tỉnh tiếp tục lên, đặc biệt các sông suối khu vực phía Đông, Đông Bắc và Đông Nam tỉnh đang lên nhanh. Các địa phương chủ động đề phòng xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên các sông suối nhỏ, ngập lụt cục bộ; bố trí lực lượng canh gác các khu vực ngầm tràn bị ngập sâu.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ cao tại huyện: M Đrắk, Ea Kar, Krông Pắk, Lắk, Krông Bông, Krông Ana, Ea Súp và một số vùng lân cận.
Lực lượng chức năng tiếp tế lương thực cho người dân
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh đã triển khai công điện của UBND tỉnh, chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó sự cố thiên tai.
Ông Lê Văn Long - Chủ tịch UBND huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, do ảnh hưởng của bão số 6, trên địa bàn xảy ra mưa lớn đã gây ra một số thiệt hại. Mưa đã gây sạt lở một đoạn dài hơn 100m sát đầu cầu buôn M'Khí (xã Yang Mao), gây nguy cơ sạt lở mố cầu và gây nguy cơ vỡ đập thủy lợi Ea H'mun (xã Cư Pui) - đây là đập thủy lợi có dung tích hồ chứa khoảng 700.000m3 nước.
Do mưa bão, huyện đã chỉ đạo 2 trường tiểu học Ea Bar và Cư Pui 1 (cùng thuộc xã Cư Pui) cho học sinh nghỉ học.
Phú Yên: Nhiều hồ thủy điện xả lũ
Theo báo cáo nhanh của Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, bão số 6 không gây thiệt hại về người; về tài sản đã làm 6 ngôi nhà tốc mái hư hỏng; về nông, lâm nghiệp 50 ha mía bị ngập, ngã đổ.
Bão cũng làm nhiều nơi mất điện, hiện Điện lực Phú Yên đang cố gắng khắc phục chậm nhất đến chiều ngày 11/11 sẽ đảm bảo cung cấp điện 100% cho người dân.
Bão, lũ cũng làm nhiều tuyến giao thông bị xói lở, bồi lấp mái; các tỉnh lộ bị ngập nước cục bộ tại một số vị trí sâu từ 0,6 - 1,5m...hiện đang được khắc phục.
Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ làm nước sông Ba dâng cao
Do nước từ thượng nguồn đổ về lớn, nên hiện tỉnh này có 7 công trình thủy lợi, thủy điện xả lũ về hạ du. Trong đó 3 thủy điện xả với lưu lượng lớn là Sông Bạ Hạ xả 1.400 m3/s, Krông H'năng xả 1.187 m3/s, La Hiêng 2 xả 146,51 m3/s.
Mực nước các sông tại tỉnh Phú Yên đang mức báo động 1 và trên báo động 1. Nguy cơ xảy ra sạt lở đất, ngập lụt tại các vùng trũng thấp, vùng ven sông vẫn còn ở mức cao.
Chủ động sơ tán dân khỏi nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 23h ngày 10/11, bão số 6 (tên quốc tế là Nakri) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Lúc 23h cùng ngày, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Ngày hôm nay (11/11) ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Sáng nay (11/11), thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết: Đến nay không có thiệt hại về người do ảnh hưởng trực tiếp của bão. Tuy nhiên có 2 người chết do bị tai nạn trong lúc chằng chống nhà cửa (1 người ở Phú Yên bị điện giật, 1 người ở Bình Định bị trượt chân ngã).
Tại Phú Yên xảy ra mất điện cục bộ, đến 6h ngày 11/11, còn 53/112 xã bị mất điện (đã khôi phục được điện tại 9 xã); ngập cục bộ 50ha mía.
Ngoài ra, tại Bình Định: 15,2 ha cây ăn quả gãy, đổ (huyện Hoài Ân); 250m bờ sông, suối bị sạt lở; 2 tàu cá bị hỏng máy ngày 9/11 khi đang hoạt động ở vùng biển nằm ngoài khu vực nguy hiểm do ảnh hưởng của bão, hiện đang được các tàu bạn lai dắt về bờ.
Còn ở tỉnh Khánh Hòa (xã Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa): 100m kênh mương bị hư hỏng; 40m đường giao thông bị sạt lở; 330ha lúa, 20ha hoa màu bị ngập; thiệt hại 10 bè nuôi trồng thủy hải sản; chìm 2 thuyền (dưới 30CV) do đứt dây neo; 1 công trình hạ tầng bị tốc mái.
Trước cảnh báo khu vực trên tiếp tục cơ mưa lớn sau bão, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương: Kiểm tra, đánh giá thiệt hại do bão gây ra; Khẩn trương khôi phục hệ thống điện bị sự cố ở Phú Yên và vệ sinh môi trường sau bão; Kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu để chủ động sơ tán người dân và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn; Theo dõi sát diễn biến mưa lũ, tổ chức vận hành các hồ chứa theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn công trình và hạ du cũng như đảm bảo nguồn nước phát điện, phục vụ sản xuất; Tổ chức trực ban nghiêm túc để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo Dân Trí
Các tỉnh miền Trung tiếp tục mưa to, nguy cơ lũ quét và sạt lở đất Từ ngày 4/11 đến hết tuần sau, khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận tiếp tục mưa to, nguy cơ ngập lụt vùng đô thị, sạt lở đất ở vùng núi. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (04/11): Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng áp thấp trên khu vực...