Sẽ ‘trảm’ nhà thầu để chậm tiến độ thi công đường Hồ Chí Minh
Những nhà thầu năng lực yếu sẽ bị theo dõi sát sao, nếu chậm tiến độ sẽ bị thay thế bằng đơn vị khác.
Trong chuyến kiểm tra dự án nâng cấp đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên từ ngày 14 đến 16/11, Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Hồng Trường đã yêu cầu Ban quản lý đưa một số nhà thầu vào diện theo dõi đặc biệt. Trong tháng 11 này nếu các đơn vị không có biến chuyển sẽ cho dừng thi công và thay thế bằng đơn vị khác.
Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh Lâm Văn Hoàng báo cáo, tiến độ thi công hiện cơ bản đảm bảo, sản lượng xây lắp đạt hơn 30%, giải ngân được 814 tỷ đồng. Ban quản lý đã rà soát năng lực các nhà thầu có nguy cơ chậm tiến độ, đưa vào diện theo dõi đặc biệt.
Vị tổng giám đốc cũng xin ý kiến Bộ Giao thông Vận tải về việc có thể “trảm” nhà thầu trước rồi báo cáo về Bộ sau nếu để chậm tiến độ. “Ban sẽ theo dõi các chủ đầu tư và báo cáo tiến độ hàng tháng, nếu cảm thấy không đạt sẽ cho cắt luôn”, ông Hoàng nói.
Video đang HOT
Dự án đường hồ Chí Minh đang trong giai đoạn triển khai quyết liệt. Ảnh: Lam Hồng
Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Hoàng Công Lự cho biết phần giải phóng mặt bằng cơ bản đã hoàn thành và yêu cầu các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ trong mùa khô, đồng thời phải đảm bảo an toàn giao thông trên toàn tuyến. “Hiện tại ô tô đi từ Gia Lai đến Đăk Lăk mất hơn 6 giờ, tức gấp đôi thời gian khi chưa nâng cấp. Đây là tuyến đường huyết mạch nên nhà thầu cần đẩy nhanh tiến độ hơn nữa, địa phương sẽ tạo điều kiện tốt nhất” ông Lự phát biểu.
“Dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên phải kết thúc trước ngày 30/6/2015. Đây là tiến độ cuối cùng, không gia hạn thêm vì đã được thủ tướng thông qua. Trong tháng 11 này, đề nghị Ban quản lý dự án giải quyết dứt điểm những nhà thầu yếu kém”, Thứ trưởng Giao thông kết luận.
Lam Hồng
Theo VNE
Bộ GTVT lại ra tối hậu thư doạ "cấm cửa" nhà thầu dự án đường sắt
Bộ GTVT vừa yêu cầu Cty Alstom nếu không đảm bảo tiến độ, chất lượng sẽ bị "cấm cửa" tại các dự án đường sắt.
Cty Alstom là nhà thầu phụ thuộc gói thầu CP1A trị hợp đồng khoảng gần 2,3 tỉ yên và hơn 710 tỉ đồng của Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TPHCM do TCty Đường sắt VN (VNR) làm chủ đầu tư.
Thời gian thi công trong 36 tháng (từ tháng 4.2012 đến tháng 4.2015), tuy nhiên, đến nay tiến độ mới đạt khoảng 58%, chậm khoảng 9 tháng. Do thay đổi nên Cty Alstom đề nghị được bổ sung chi phí hơn 451.000 euro và hơn 198 triệu đồng. Hơn nữa, thời gian thực hiện sẽ kéo dài thêm 9 tháng so với kế hoạch.
Cty Alstom cho biết chỉ có thể hoàn thành, chế tạo, nhập khẩu và lắp đặt xong hệ thống thông tin tín hiệu ga Ninh Bình mới vào ngày 30.9.2015. Tuy nhiên, đến nay, nhà thầu chính và Công ty Alstom vẫn chưa đạt được thỏa thuận giá trị bổ sung chi phí và cả thời gian điều chỉnh tiến độ. Dù phía thầu chính đã nhiều lần yêu cầu Alstom nộp bản phân tích đơn giá chi tiết của hạng mục trọn gói hệ thống thông tin tín hiệu nhưng không được đáp ứng.
Được biết, theo tính toán sơ bộ việc thay đổi này chỉ chiếm khoảng 14% giá trị trên tổng chi phí thiết kế hệ thống thông tin tín hiệu, trung bình khoảng 81.500 euro. Như vậy, con số mà Cty Alstom đưa ra không hợp lý. Nếu không đạt tiến độ và chất lượng, kiên quyết cắt hợp đồng, không cho thực hiện các dự án đường sắt khác.
Theo LDO
Loại nhà thầu thi công dự án đường Hồ Chí Minh Bộ GTVT vừa có văn bản chỉ đạo các bên liên quan chấm dứt hợp đồng thi công với nhà thầu do không thực hiện đúng các quy định hợp đồng tại dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên. Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA đường Hồ Chí Minh chấm dứt hợp đồng với Tổng công ty Sông Hồng. Ngoài ra,...