Sẽ thiết lập một đường dây nóng hỗ trợ thực tập sinh, du nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi của Nhật Bản và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản sẽ thiết lập một đường dây nóng để hỗ trợ và bảo vệ tốt nhất cho các thực tập sinh, du nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Đây là lời đề nghị của Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato trong cuộc gặp với Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam, ngày 11/08.
TTXVN cho biết, phát biểu trong buổi tiếp, Bộ trưởng Kato nhấn mạnh, theo luật lao động của nước này, các thực tập sinh Việt Nam bình đẳng với người lao động Nhật Bản. Họ cũng đóng bảo hiểm và được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như người lao động Nhật Bản. Trong trường hợp các thực tập sinh Việt Nam không thể làm việc, Chính phủ Nhật Bản sẽ có các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng này.
Theo Bộ trưởng Kato, trong thời gian qua, ngoài rào cản về ngôn ngữ, các thực tập sinh Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống như thủ tục hành chính và y tế… Do ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nhiều thực tập sinh không có việc làm. Bộ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng này như thành lập Tổ chức Đào tạo Thực tập sinh Kỹ năng (OTIT) để quản lý và hỗ trợ các thực tập sinh, và lập đường dây nóng tư vấn bằng tiếng Việt.
Quang cảnh cuộc gặp giữa Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi của Nhật Bản và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Ảnh: TTXVN
Để tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng hai nước trong việc quản lý và hỗ trợ các thực tập sinh Việt Nam, Bộ trưởng Kato đề xuất thiết lập đường dây nóng giữa Bộ và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Theo ông, điều này thể hiện mong muốn “bảo vệ và giúp đỡ các thực tập sinh Việt Nam” của Chính phủ Nhật Bản.
Về phần mình, Đại sứ Vũ Hồng Nam đã nhất trí với đề xuất của Bộ trưởng Kato về việc thiết lập đường dây nóng để tăng cường sự phối hợp giữa hai bên trong việc quản lý và hỗ trợ các thực tập sinh Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn hợp tác với phía Bộ để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh liên quan tới các đối tượng này.
Đại sứ Vũ Hồng Nam và Bộ trưởng Y tế Katsunobu Kato. Ảnh: VOV
Bên cạnh đó, Đại sứ cũng bày tỏ cảm ơn các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản nói chung và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản nói riêng đối với cộng đồng người Việt Nam tại nước này sau khi dịch Covid-19 bùng phát như: trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho lao động Việt Nam ở nước này giống như các công dân Nhật Bản; hỗ trợ điều trị cho các thực tập sinh Việt Nam không may bị nhiễm virus SARS-CoV-2; cho phép các thực tập sinh hết hạn hợp đồng tiếp tục làm việc cho đến khi có chuyến bay về nước…
Về phía Việt Nam, Đại sứ Vũ Hồng Nam chia sẻ hiện nay, Đại sứ quán đang duy trì 4 đường dây nóng, hoạt động 24/24 giờ, để tiếp nhận ý kiến và hỗ trợ cho các công dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, vào tháng 10/2019, Việt Nam có 401.326 lao động ở Nhật Bản, chiếm tới gần 24,2% trong tổng số lao động nước ngoài tại nước này và đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia có người lao động tại Nhật Bản. Trong số này, thực tập sinh kỹ năng chiếm khoảng 50%.
Bộ trưởng Y tế Nhật Bản xin lỗi vì để người bị nhiễm Covid-19 rời du thuyền cách ly
Hôm 22/2, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản xin lỗi khi để một phụ nữ được phép rời khỏi du thuyền Diamond Princess, người này có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 (nCoV) sau đó.
Người phụ nữ ở độ tuổi 60 đã rời khỏi du thuyền Diamond Princess ở Yokohama vào hôm 19/2 sau khi cách ly 2 tuần trên tàu. Tuy nhiên, người này sau đó được phát hiện là dương tính với virus corona chủng mới khi xét nghiệm tại tỉnh Tochigi, phía Bắc Tokyo.
Tại cuộc họp báo hôm 22/2, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết 23 người rời du thuyền Diamond Princess vào hôm 19 và 20/02. Những người này đã không trải qua các xét nghiệm kể từ ngày 5/2 và Bộ Y tế Nhật Bản đang cố gắng tiếp cận họ để xét nghiệm lại.
"Chúng tôi xin lỗi sâu sắc về tình hình này. Chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết như kiểm tra hai lần để ngăn ngừa tái phát", ông Katsunobu Kato nhận lỗi.
Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato. (Ảnh: Reuters)
Du thuyền Diamond Princess, thuộc sở hữu của Carnival Corp (CCL.N), chở khoảng 3.700 hành khách và thủ thủ đoàn, bị cách ly tại thành phố Yokohama kể từ ngày 3/2 sau khi một du khách Hong Kong từng đi trên du thuyền dương tính với Covid-19. Trong khi cách ly, giới chức y tế Nhật phát hiện thêm các ca nhiễm bệnh trên tàu. Tổng cộng 634 người trên du thuyền nhiễm Covid-19, hai hành khách cao tuổi Nhật Bản đã thiệt mạng.
Mỹ, Australia và Hàn Quốc đã đón công dân những nước này hồi hương và yêu cầu họ cách ly thêm 14 ngày khi về nước, trong khi Nhật Bản cho phép những hành khách âm tính với Covid-19 và không có triệu chứng tự do rời đi vào tuần này. Khoảng 970 hành khách rời đi vào giữa tuần, sau khi hết hạn cách ly vào 19/2.
Chính phủ Nhật Bản đang phải đối mặt với những câu hỏi hoài nghi về khả năng phản ứng của nước này trong việc ngăn chặn sự lây lan của chủng virus corona mới trong bối cảnh Thế vận hội Mùa hè 2020 sẽ diễn ra tại Nhật Bản vào tháng 7 tới.
Bộ Y tế Nhật Bản hôm 22/2 cho biết đã xác nhận 27 trường hợp mới nhiễm Covid-19 nâng tổng số ca nhiễm virus này ở Nhật Bản lên 132. Trong số các trường hợp nhiễm mới vào hôm 22/2, có một cậu bé dưới 10 tuổi ở Hokkaido và một giáo viên ở Chiba phía đông Tokyo - cô giáo này vẫn đi dạy trong khi có các triệu chứng nhiễm bệnh.
Video: Bác sĩ chữa Covid-19 từ xa với công nghệ 5G
KÔNG ANH (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
EU và Anh khởi động vòng đàm phán mới về quan hệ hậu Brexit Vòng đàm phán mới tại Brussels này là vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên được tổ chức kể từ khi nhiều nước châu Âu áp đặt lệnh phong tỏa để ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier (phải) và người đồng cấp Anh David Frost (trái) tại vòng đàm phán thứ nhất...