Sẽ thi công trở lại cao tốc Bến Lức – Long Thành trong quý 3-2022
Theo Bộ Giao thông vận tải, sau thời gian tạm ngưng thi công, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành với tổng mức đầu tư 31.320 tỉ đồng sẽ được khởi động lại trong quý 3-2022.
Cầu Bà Lào thuộc tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành – Ảnh: ĐỨC PHÚ
Trả lời kiến nghị cử tri về việc tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành thi công kéo dài nhiều năm gây lãng phí vốn đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An về việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng cao tốc.
Theo bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, cao tốc Bến Lức – Long Thành là dự án quan trọng quốc gia, khi hoàn thành sẽ có vai trò kết nối các tỉnh phía Đông và Tây Nam Bộ với TP.HCM, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM và khu vực.
Dự án do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư với tổng chiều dài 57,8km, đi qua Long An, TP.HCM và Đồng Nai. Dù đã đạt 80% khối lượng công việc, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, có một số thay đổi về cơ chế chính sách khiến dự án không được bố trí vốn và phải dừng thi công từ năm 2019.
Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Chính phủ và thường xuyên làm việc với các cơ quan liên quan để tháo gỡ các vướng mắc.
Video đang HOT
Đến nay, Bộ Chính trị và Quốc hội đã thông qua chủ trương tháo gỡ các vướng mắc về nguồn vốn của dự án, Bộ Giao thông vận tải và các bộ ngành liên quan đang khẩn trương trình Chính phủ hoàn thiện thủ tục để bố trí vốn cho dự án.
Bộ Giao thông vận tải, chủ đầu tư đang quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu để tái khởi động dự án, phấn đấu triển khai thi công trở lại trong quý 3-2022.
8 năm trước, cao tốc Bến Lức – Long Thành nối huyện Bến Lức (Long An) với huyện Long Thành (Đồng Nai) được khởi công. Cao tốc có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỉ đồng.
Trong bối cảnh dự án vành đai 3 TP.HCM giai đoạn 1 đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, việc đẩy nhanh tiến độ cao tốc Bến Lức – Long Thành rất cần thiết. Bởi cao tốc có một đoạn dài khoảng 38km (từ nút giao cao tốc TP.HCM – Trung Lương đến đoạn nút giao vành đai 3 TP.HCM tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) sẽ kết hợp cùng đường vành đai 3 TP.HCM tạo thành một vòng tròn khép kín hoàn chỉnh.
Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình 'về đích' thu phí không dừng trước hạn chót
Chiều 22.7, tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình chính thức đưa vào vận hành, khai thác hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC), sớm hơn 10 ngày so với hạn chót 1.8.
Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là một trong những dự án trọng điểm được Chính phủ và Bộ GTVT quan tâm, liên tục đôn đốc, chỉ đạo và thuộc quản lý của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), gồm Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Nội Bài - Lào Cai và TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ. Ảnh VŨ THÀNH
Đến trước ngày 20.7, cả nước đã thực hiện lắp đặt tổng số 588 làn ETC trong thời gian 7 năm kể từ năm 2015. Trong khi đó, dự án ETC 4 tuyến cao tốc của VEC có quy mô lắp đặt 132 làn ETC, trên 28 trạm thu phí, trải dài 490 km của 4 tuyến cao tốc ở 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Theo ông Phạm Hồng Quang, Tổng giám đốc VEC, đến sáng 20.7, Tasco và VETC hoàn thành lắp đặt hệ thống ETC cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, vượt tiến độ 10 ngày so với cam kết, đưa vào vận hành 13 làn ETC mới, nâng tổng số lên 28 làn ETC, tại 3 trạm thu phí Vực Vòng, Liêm Tuyền và Cao Bồ.
Các phương tiện lưu thông qua làn ETC thuận lợi, nhanh chóng, thời gian qua trạm trung bình từ 6 - 12 giây.
Việc đưa hệ thống thu phí ETC cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vào khai thác có ý nghĩa quan trọng đối với giao thông cửa ngõ phía nam Thủ đô Hà Nội trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tiện ích cho phương tiện lưu thông, đồng bộ hạ tầng giao thông cả nước.
Sau Cầu Giẽ - Ninh Bình, Tasco và VETC tiếp tục triển khai lắp đặt để đưa hệ thống ETC của các tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi vào sử dụng, kế hoạch tương ứng vào các ngày 26.7 và 28.7, đáp ứng cam kết với chủ đầu tư.
Điểm dán thẻ không dừng trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Ảnh VŨ THÀNH
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, tới ngày 1.8, VEC chắc chắn sẽ hoàn thành việc lắp đặt hệ thống ETC trên 4 tuyến cao tốc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trên cả nước có 129 trạm BOT thì 113 trạm áp dụng thu phí ETC, các trạm còn lại do có tính chất đặc thù nên được Chính phủ đồng ý không lắp đặt thu phí ETC. Riêng VEC có 140 làn thu phí ETC, tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn nên tiến độ bị chậm. Đến năm 2021, VEC mới xác định được nguồn vốn, tháng 7.2022 mới triển khai thu phí trên 4 tuyến cao tốc, cam kết với Chính phủ là hoàn thành lắp đặt các trạm thu phí ETC trước ngày 1.8.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT, từ 1.8, tất cả các trạm thu phí trên cả nước áp dụng thu phí ETC. Tuy nhiên, để hoạt động thu phí được thuận lợi thì cần có sự phối hợp của các nhà cung cấp dịch vụ. Hiện có 2 nhà cung cấp dịch vụ ETC, 2 hệ thống khác nhau nhưng được kết nối liên thông, đảm bảo thông suốt. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những trục trặc kỹ thuật, vì vậy phải luôn luôn theo dõi, quản lý chặt chẽ và xử lý kịp thời.
Hoạt động thu phí ETC tác động rất lớn, ảnh hưởng tới người dân, đặc biệt là các chủ xe kinh doanh vận tải, vì vậy Thứ trưởng Thọ đề nghị các cơ quan quản lý, đơn vị cung cấp dịch vụ ETC phải có sự phối hợp chặt chẽ, xử lý linh hoạt để đảm bảo thuận lợi nhất đối với người dân, chủ phương tiện.
Thứ trưởng Bộ GTVT cũng đề nghị Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an chỉ đạo lực lượng CSGT trên toàn quốc tăng cường hỗ trợ trong tổ chức giao thông, hạn chế tối đa nguy cơ ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian đầu vận hành các trạm thu phí ETC.
Chủ tịch UBND TP.HCM chấp thuận mô hình điều hành dự án đường vành đai 3 TP.HCM Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa chấp thuận đề xuất mô hình chỉ đạo dự án vành đai 3 TP.HCM. Mô hình điều hành được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án giao thông đường bộ có vốn đầu tư lớn nhất ở phía Nam từ trước nay. Đường vành đai 3 TP.HCM sẽ kết nối đường...