Sẽ thanh tra nhà mạng, công ty bưu chính về mua bán dữ liệu cá nhân người dùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết trong năm 2022 sẽ thanh tra toàn diện nhà mạng viễn thông, doanh nghiệp bưu chính, các mạng xã hội lớn kể cả trong, ngoài nước hoạt động ở Việt Nam trong việc thu nhập thông tin cá nhân người dùng.
Sáng 4/11, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Tạ Minh Tâm (đoàn Tiền Giang) quan tâm tới giải pháp bảo vệ thông tin người dùng trên nền tảng trực tuyến.
Đại biểu Tạ Minh Tâm nêu rõ, hiện nay có hàng trăm triệu tài khoản tham gia các nền tảng trực tuyến nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, trong đó đối với ba mạng xã hội phổ biến nhất có tới 175 triệu tài khoản. Với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ như hiện nay, việc thu thập, quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu người dùng của các nền tảng trực tuyến là vấn đề không thể xem nhẹ. Đại biểu đề nghị cho biết quan điểm và giải pháp về vấn đề này?
Đại biểu Tạ Minh Tâm (đoàn Tiền Giang).
Bên cạnh đó, Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia tập trung rất cao, nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành đi vào vận hành. Tại phiên thảo luận kinh tế – xã hội, có đại biểu băn khoăn về việc bên cạnh nỗ lực số hóa, có hay không sự chậm trễ trong rà soát, sửa đổi các quy định, tối ưu hóa các quy trình liên quan đến thủ tục hành chính, chưa khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu đã công phu xây dựng. Đề nghị Bộ trưởng có nhận định về vấn đề này, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới?
Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, mạng xã hội kinh doanh trên dữ liệu cá nhân, thu thập dữ liệu cá nhân. Cách đây ba năm, tại diễn đàn Quốc hội ông từng nêu quan điểm phải có mạng xã hội Việt Nam, bởi không thể bỏ nền tảng này được. Năm 2009, tất cả nền tảng mạng xã hội Việt Nam có chưa đến 40 triệu tài khoản, đến nay mạng xã hội Việt Nam lớn nhất có 130 triệu tài khoản, tương đương với số người dùng Facebook và YouTube cộng lại. “Đây cũng là giải pháp giữ lại dữ liệu của người Việt Nam tại Việt Nam”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thời gian tới, các cơ quan sẽ ban hành nghị định và tiến tới xây dựng Luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý vững chắc. “Các nước ý thức rất rõ vấn đề này nên khung phạt vi phạm rất cao, có khi lên đến hàng tỷ USD với doanh nghiệp kinh doanh thu thập dữ liệu cá nhân; mức phạt tù có khi lên đến 10 năm”, Bộ trưởng dẫn chứng.
Đại biểu Đinh Công Sỹ (đoàn Sơn La) cũng đặt câu hỏi về tình trạng thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân, nhất là số điện thoại vẫn diễn ra khá phổ biến với mục đích quảng cáo hàng hóa, dịch vụ gây phiền hà cho người dân. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp nào để giải quyết dứt điểm tình trạng nêu trên?
Đại biểu Đinh Công Sỹ (đoàn Sơn La)
Về mua bán dữ liệu cá nhân, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đây là tài sản cá nhân được nhắc đến trong Luật An toàn thông tin, mỗi người dân đều cần ý thức rõ và bảo vệ quyền lợi của cá nhân mình.
“Vừa qua chúng ta cũng khá dễ dãi, như tôi đến cửa hàng làm kính họ hỏi số điện thoại cũng đưa. Tuy nhiên nguyên tắc đúng là phải nhìn hợp đồng và xem xét việc thu thập thông tin này có đồng thuận không, sẽ dùng vào việc gì… Việc này liên quan đến nhận thức, cần tuyên truyền”, ông Hùng nói.
Bộ trưởng cho biết, trong năm 2022 sẽ thanh tra toàn diện nhà mạng viễn thông về việc thu thập, xử lý thông tin người dùng. Thời gian tới sẽ tiếp tục thanh tra các doanh nghiệp bưu chính, các mạng xã hội lớn kể cả trong, ngoài nước hoạt động ở Việt Nam.
Về hành lang pháp lý, Bộ Công an sẽ ra nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân. Các nước ASEAN cơ bản có luật bảo vệ dữ liệu cá nhân còn chúng ta sẽ có nghị định trước và tiến tới luật.
Đặc biệt, vấn đề xử lý mang tính răn đe hiện nay đã tăng mức phạt gấp 2 lần nhưng mức cao nhất với doanh nghiệp, cá nhân vi phạm mới chỉ là 60 triệu đồng. Ở các nước khác không có con số tuyệt đối mà là % doanh thu, có nước 6%, có nước 10%, có nghĩa mức phạt có thể lên tới 1 tỉ USD.
Bộ trưởng thông tin thêm, năm 2022 đã có 11 đoàn chuyên ngành thanh tra về vấn đề dữ liệu cá nhân và chuyển 2 vụ việc sang cơ quan công an xử lý hình sự. Năm 2023 Bộ đang dự kiến đề xuất Chính phủ lấy làm năm dữ liệu số Việt Nam.
Nợ cước điện thoại, nhắn tin nhắc ngay, còn rớt mạng, một lời xin lỗi bị 'bỏ quên'
Mạng bị rớt, khách hàng lại liên tưởng đến những lần ai đó bị "nợ" cước dịch vụ, chắc chắn sẽ nhận ngay tin nhắn "nhắc khéo".
Hoặc khi nhà cung cấp có sản phẩm mới trình làng, các thuê bao cũng sẽ nhận tin rất nhanh...
MobiFone cần thể hiện trách nhiệm của một nhà mạng hàng đầu Việt Nam - Ảnh: TỰ TRUNG
Chưa có công nghệ nào hoàn hảo, cũng chưa có dịch vụ nào đạt đến mức tuyệt đối hài lòng. Có những sự cố rất khó tránh khỏi. Khách hàng cũng không đến nỗi "khó tính", mỗi khi mạng điện thoại mình dùng gặp sự cố.
Chỉ mong nhận được lời giải thích rõ ràng hoặc lời xin lỗi từ đơn vị cung cấp dịch vụ.
Cũng khá lâu rồi mới lại có chuyện rớt mạng, chất lượng các mạng viễn thông di động đều không ngừng nâng cao, không trục trặc gì đáng kể. Vậy nên, sự việc "rớt mạng" buổi sáng đầu tuần (24-10) vừa qua, nhiều người dùng MobiFone đã bị "sốc".
Các chương trình, kế hoạch đã được lên phương án cho cả ngày, cả tuần bị ảnh hưởng không nhỏ. Nhân viên giao hàng gọi điện cho khách nhưng không liên lạc được trong khi người mua thì mong ngóng. Một ví dụ về việc kết nối đã làm ngưng trệ kéo đủ thứ chậm trễ.
Có cả nhiều thiệt hại vô hình mà chỉ mỗi cá nhân người dùng mới thấm thía được. Nỗi niềm trên nhà mạng có thấu cảm và chia sẻ? Bất bình của khách hàng nằm ở thông tin bị tắc nghẽn không biết nguyên nhân, do chưa được giải thích. Người dùng tự xoay xở theo những cách khác nhau.
Và khi giận, khách hàng lại liên tưởng đến những lần ai đó bị "nợ" cước dịch vụ, chắc chắn sẽ nhận ngay tin nhắn "nhắc khéo".
Hoặc khi nhà cung cấp có sản phẩm mới trình làng, các thuê bao cũng sẽ nhận tin rất nhanh. Những lúc ấy luôn thấy sự chủ động và nhanh nhạy của nhà mạng.
Tương tự, khi xem truyền hình bỗng nhiên bị "đứng hình", mất tín hiệu, internet đột xuất trở nên chập chờn, truy cập bất thành... người dùng vẫn không nhận được lời cáo lỗi. Cá biệt may mắn có "hồi âm" thì cũng khá trễ.
Ngành điện là đơn vị "độc quyền" nhưng giờ đây, mỗi khi có tình trạng mất điện ngoài ý muốn, ít phút sau điện thoại của các chủ hộ nằm trong khu vực có đường dây bị sự cố, đều nhận được tin nhắn SMS xin lỗi, cùng với cam kết cụ thể thời gian tái khôi phục. Cách làm này xoa dịu những bực mình, khơi lên sự chia sẻ.
"Lời nói không mất tiền mua", chưa nói đến chuyện đền bù thiệt hại, chỉ vài chữ ngắn gọn trong tin nhắn cũng đủ để khách hàng sẵn sàng thông cảm và thấy mình được tôn trọng.
Hoạt động trên môi trường mạng, doanh nghiệp bưu chính không được để lọt, lộ thông tin Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra rộng khắp mọi trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, ngành bưu chính đã và đang đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số. Với mục tiêu đưa mọi hoạt động truyền thống của ngành bưu chính lên môi trường mạng, ngoài việc tuân thủ quy định pháp luật về bưu chính, các doanh nghiệp bưu...