Sẽ sửa mức thu cấp quyền khai thác khoáng sản
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 203/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để lấy ý kiến của các bộ ngành liên quan.
Thu hơn 15.000 tỷ đồng sau 4 năm
Ông Đỗ Cảnh Dương – Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho biết: Sau khi Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28.11.2013 của Chính phủ có hiệu lực, công tác tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã đạt được các mục tiêu đề ra. Sau hơn 4 năm thực hiện, đã thu về cho ngân sách nhà nước hơn 15.000 tỷ đồng từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, cần thiết phải sửa đổi mức thu cấp quyền khai thác khoáng sản. Ảnh: T.L
Dù vậy, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số bất cập. Cụ thể, nhiều dự án khi xem xét cấp phép khai thác thiếu những thông tin cơ bản về địa chất và khoáng sản, dẫn đến việc xác định trữ lượng để tính tiền cấp quyền khai thác gặp khó khăn; một số giấy phép cấp trước Luật Khoáng sản năm 2010, có trữ lượng xác định theo các tài liệu tìm kiếm, đánh giá, mức độ tin cậy thấp, rủi ro cho các đơn vị khai thác khoáng sản.
Video đang HOT
Một số mỏ do vướng mắc trong công tác thỏa thuận, bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa thể đưa mỏ vào khai thác, chưa có doanh thu nên khó khăn trong việc thực hiện nộp tiền; chưa có quy định về hoãn, giãn thời gian nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp chưa thể triển khai khai thác do gặp trường hợp bất khả kháng…
Hạn chế “xin – cho”
Để tiếp tục thực hiện và giải quyết những tồn tại vướng mắc trên, cần thiết xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 203/2013. Dự thảo lần 1 của Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 203/2013/NĐ-CP đã quy định rõ hơn về trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ghi trong các giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp từ trước đến nay (trữ lượng địa chất, trữ lượng khai thác, trữ lượng mỏ…) nhằm tránh có cách hiểu khác nhau; sửa đổi mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với bước dao động là 0,5% để phù hợp với đặc thù từng chủng loại, nhóm khoáng sản; quy định về trình tự, thủ tục khi tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các giấy phép khai thác xin cấp mới hoặc xin gia hạn; quy định chi tiết về phương thức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (nộp một lần; nộp nhiều lần; điều chỉnh, hoàn trả, truy thu khi tổ chức, cá nhân có hồ sơ đề nghị trả lại mỏ, trả lại một phần diện tích khai thác…).
Thứ trưởng Bộ TNMT Trần Quý Kiên nhấn mạnh, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là chính sách đã được đưa vào Luật Khoáng sản 2010 nhằm đảm bảo chủ trương kinh tế hóa ngành địa chất và khoáng sản, hạn chế cơ chế xin – cho; đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có khoáng sản.
Tuy nhiên, tại các diễn đàn doanh nghiệp, các doanh nghiệp có kiến nghị các nghĩa vụ tài chính trong đó có việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chưa thực sự khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư sâu vào lĩnh vực khoáng sản.
Theo Danviet
Bắc Kạn phản hồi bài báo phản ánh về "vàng tặc" trong Khu bảo tồn Kim Hỷ
UBND huyện Na Rì giao Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn kiểm tra, truy quét, ngăn chặn đối tượng khai thác khoáng sản trái phép.
Trước đó, ngày 26/7/2018, Báo điện tử VOV.VN có đăng bài viết Tận mắt thấy "Vàng tặc" tàn phá khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn.
Về việc này, UBND huyện Na Rì đã giao Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, UBND xã Kim Hỷ và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, truy quét hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin đăng tải trong bài viết trên. Ngày 2/7/2018, Thường trực UBND huyện đã tổ chức đoàn công tác đến hiện trường kiểm tra cụ thể tại khu vực Lũng Lương trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.
Một nhóm người dân địa phương đang gánh máy móc, dầu nhớt để phục vụ cho việc khai thác vàng.
Ngày 2/8/2018, Thường trực UBND huyện và Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tổ chức cuộc họp liên ngành tại UBND xã Kim Hỷ để chỉ đạo thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý bảo vệ tài nguyên trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và trên địa bàn xã Kim Hỷ.
Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, nội dung và hình ảnh phản ánh về tình trạng khai thác vàng trái phép trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ là có thật vì hiện nay trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ vẫn còn tình trạng khai thác vàng trái phép diễn ra lén lút tại một số Lũng như Lủng Lương, Lủng đẩy, Cốc tỳ, xạ hang.
Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn Kim Hỷ đã phối hợp với UBND xã Kim Hỷ tổ chức ký cam kết với 6 hộ dân lập lán tại khu vực Nặm đẩy, thôn Bản Vin không tham gia hoặc tiếp tay cho các đối tượng khai thác vàng trái phép.
Từ đầu tháng 7/2018 đến nay, Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn đã phối hợp với chính quyền xã Kim Hỷ, các ngành chức năng tổ chức được 7 đợt truy quét khai thác khoáng sản trái phép tập trung tại các điểm như: Lủng Đẩy, Lũng Lương, Cốc Tỳ, Lũng Phầy, Lũng Lực... Kết quả đã tiêu hủy 11 máy móc các loại, 350m vòi dẫn nước, 60 lít xăng dầu, 2 lán tạm, 2 máy cưa xăng và nhiều vật dụng khác phục vụ khai thác vàng trái phép.
Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ cho biết, hiện một số khu vực như: Tốc Lù, Lủng Quang, Lủng Mòn, Xạ Hang, Nặm Đẩy vẫn còn một số đối tượng hoạt động khai thác vàng lén lút chui hang sâu. Vẫn còn 20 đối tượng ngoan cố bám trụ dùng máy móc, phương tiện để khai thác vàng trái phép mặc dù đã bị truy quét, xử lý tiêu hủy nhiều lần.
Trước tình trạng này, Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Kim Hỷ, ngành chức năng, các tổ nhận khoán tiếp tục tổ chức tuyên truyền các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản đến mọi người dân trên địa bàn biết, thực hiện; Tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân, gia đình người thân trên địa bàn xã Kim Hỷ không chứa chấp, tiếp tay, làm thuê, gánh hàng thuê cho các chủ bưởng khai thác vàng trái phép.
Ngoài máy móc, còn có thực phẩm như gạo, thịt, rau, rượu để phục vụ cho các phu vàng.
Tiếp tục cho duy trì lâu dài 2 Tổ chốt chặn liên ngành, để ngăn chặn không cho đối tượng vận chuyển nhiên liệu, dụng cụ, phương tiện vào phục vụ khai thác vàng trái phép, đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn phối hợp với Phòng Tài nguyên- Môi trường tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức lực lượng tiếp tục kiểm tra, truy quét, xử lý trên các lũng còn hoạt động khai thác vàng trái phép trình UBND huyện phê duyệt và triển khai thực hiện. Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, truy quét nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi đối tượng khai thác vàng trái phép trên địa bàn; Đồng thời báo cáo kịp thời Thường trực Huyện ủy, UBND huyện, Chi cục Kiểm lâm về công tác quản lý bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép trên địa bàn để xin ý kiến chỉ đạo cụ thể./.
Theo PV/VOV.VN
Cách nào chống thất thu thuế tài nguyên khoáng sản? Tại nhiều địa phương, tình trạng thất thu thuế đã và đang diễn ra. Trong khi đó, vẫn thiếu một cơ chế để giám sát sản lượng khai thác thực tế của doanh nghiệp. Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú với gần 40 loại khoáng sản như dầu khí, kim loại, than... Hiện nhiều loại khoáng...