Sẽ ra sao nếu game kiếm hiệp tuyệt chủng?
Hãy thử tưởng tượng sẽ ra sao nếu thị trường GO Việt hoàn toàn không có một đại diện nào của thể loại này.
Đã từ lâu, game kiếm hiệp là một phần quan trọng không thể thiếu trong làng game online Việt. Đây là thể loại game thu hút được nhiều người chơi nhất, có doanh thu cao và ổn định nhất trong thị trường trò chơi trực tuyến nước nhà. Có thể nói, chính mảnh đất này đã góp phần không nhỏ trong việc định hướng GO Việt ngày nay. Hãy thử tưởng tượng GO Việt đang ra sao nếu như không có game Kiếm hiệp?
VinaGame giờ nơi đâu?
Ai cũng biết game kiếm hiệp là sở trưởng và cũng là thể loại đã nâng tầm của VNG như ngày hôm nay. Chính các tựa game thể loại này như VLTK, VLTK 2 hay Kiếm Thế đã góp phần không nhỏ trong doanh thu lớn của hãng. Cho đến tận ngày hôm nay, sản phẩm thành công nhất của hãng vẫn là một trò chơi với các chiêu thức đậm chất Kim Dung.
Không có game kiếm hiệp tức là không có VLTK và VLTK 2 – điều này đồng nghĩa với việc doanh thu của VNG trong những năm đầu gần như không có (thời điểm này doanh thu của hãng hoàn toàn phụ thuộc vào VLTK). Và như vậy, gần như VNG sẽ phá sản (bởi vốn rất “mỏng”) hoặc nếu có tồn tại thì cũng lay lắt chứ không thể “khỏe mạnh” như hiện nay.
Nếu không có VLTK, chắc hẳn VNG không thể có những năm tháng đẹp như mơ, không có chuyện “khống chế 95% lượng người chơi game online thời điểm đó, cái tên Lê Hồng Minh chưa chắc đã nổi tiếng đến vậy.
Tóm lại, không có game kiếm hiệp thì đã không có một NPH lớn nhất miền Nam với hơn 1000 nhân viên như hiện nay.
Thị hiếu game thủ thay đổi
Ai cũng biết thị trường GO Việt đã và đang bị thống trị bởi các game kiếm hiệp. Ngay cả sản phẩm thành công nhất của FPT Online cũng là Thiên Long Bát Bộ, một MMO thuần cốt truyện Kim Dung. Kiếm hiệp đã “chiếm lĩnh” gần như trọn vẹn thị trường Việt Nam trong một thời gian dài.
Không có game Kiếm hiệp, “cửa sống” của các thể loại khác sẽ rộng rãi hơn và có thể hiện tại MUvẫn là game online số 1 Việt Nam hay “bà hoàng” Audition sẽ còn “khủng” khiếp hơn nữa.
Video đang HOT
Thậm chí, ngay cả các game 3D về Việt Nam sau này cũng sẽ có phần. Biết đâu, nếu không có game kiếm hiệp thì hiện giờ chúng ta đang say mê với Lineage II và thậm chí là WoW, Aion phiên bản Việt hóa?
Không có những vụ chi tiền tỷ
Ai cũng biết các game kiếm hiệp có sức hút kinh người đặc biệt là khía cạnh doanh thu. Điều này bởi lẽ lượng người chơi bao gồm đông đảo các đại gia và thành phần có thu nhập tương đối cao.
Phải biết rằng hầu hết các thương vụ tiền tỷ đề tập trung vào thể loại này. Chỉ có các acc game kiếm hiệp mới có giá bán lên đến đơn vị hàng trăm tiệu thậm chí hàng tỷ VNĐ (tất nhiên chỉ tính tại Việt Nam).
Nếu như không có thể loại này, chúng ta sẽ không được chứng kiến các thương vụ đốt tiền vô giới hạn cho game hay việc các vật phẩm được giao dịch với trị giá lên tới hàng trăm triệu VNĐ. Sẽ không có chuyện bỏ 2 tỷ để lên Vô Song hay 251 triệu cho một chiếc nhẫn, và không biết lúc này BeoKaKa đang ở phương trời nào…
Thị trường không phát triển nhanh
Doanh thu của GO Việt năm qua là hơn 100 triệu USD. Rõ ràng, trong con số này có một phần không nhỏ đóng góp của các game kiếm hiệp. Mất đi các sản phẩm này thì rõ ràng lượng người chơi vẫn sẽ tăng dần nhưng chắc chắn không thể tăng với tốc độ chóng mặt như trong vài năm qua.
Hơn nữa, việc mất đi các GO kiếm hiệp đồng nghĩa với các công ty lớn mạnh nhờ vào nó sẽ khó có thể có ngày hôm nay. Có lẽ, VNG, FPT Online hiện tại vẫn là các công ty làng nhàng trong làng giải trí Việt. Các sản phẩm như Kiếm Tiên, Tây Du Ký… chưa chắc đã có cơ hội cập bến thị trường trong nước.
Vắng bóng sự kiện hoành tráng
Điểm lại các sự kiện lớn của GO từ trước tới nay ngoại trừ các sự kiện của VTC còn hầu hết là các sự kiện dành cho game kiếm hiệp. Cụ thể như Đại hội võ lâm, Đại kiếm hội,… đều là các sự kiện dành riêng cho game kiếm hiệp. Điều này lý giải bởi lẽ doanh thu của các đầu game này là quá lớn nên không NPH nào tiếc việc bỏ ra chút tiền để lấy lòng game thủ.
Mất đi các game kiếm hiệp đồng nghĩa với việc game thủ mất đi không ít các sân chơi, các sự kiện lớn. Họ sẽ phải quen với việc cả năm chỉ có các buổi offline nho nhỏ hay tương tự.
Một số NPH và game không phải đóng cửa
Nếu nhớ lại trong quá khứ, khá nhiều NPH sau khi mua game về mà không cạnh tranh được vớiVLTK nên phải đóng cửa. Ngẫm lại nếu dòng game Hàn Quốc lên ngôi thì mọi chuyện đã không bi đát như vậy.
Điển hình là CyberWorld với RAN Online, NPH này đã rất cố gắng trong việc quảng bá game tới cộng đồng, và cũng là doanh nghiệp đầu tiên nghĩ tới việc chọn đại sứ cho MMO (Minh Hằng), thế nhưng rốt cuộc do thị hiếu giới trẻ bị ảnh hưởng quá lớn từ các sản phẩm kiếm hiệp nên nỗ lực của họ đổ xuống sông xuống biển.
Còn với danh sách các game online từng phải đóng cửa vì không cạnh tranh nổi với VLTK thì nhiều vô số kể, chỉ cần nhẹ nhàng nhớ lại chúng ta cũng đưa ra được một vài cái tên như Khan Online, RAN Online, Tam Quốc Diễn Nghĩa… Biết đâu nếu thể loại “chưởng online” biến mất, chúng sẽ vẫn còn sống tới bây giờ?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cùng săm soi Webgame Thập Niên Nhất Kiếm sau 24h mở cửa
"Lạ nhưng chưa đủ hút", đó chính là đánh giá của nhiều game thủ về Webgame mới của làng GO Việt.
Như chúng ta đã biết, vào 14h chiều ngày hôm qua 11/10, Webgame kiếm hiệp Thập Niên Nhất Kiếm đã chính thức mở cửa phiên bản test tiếng Việt giành cho người chơi. Tuy nhiên, đáng tiếc là chỉ sau chưa đầy một tiếng hoạt động, Thập Niên Nhất Kiếm đã phải bảo trì server bởi số lượng người chơi tham gia quá đông. Rất may là vào buổi tối, NPH đã kịp thời khắc phục sự cố đường truyền giúp cho người chơi có thể thoải mái trải nghiệm những tính năng trong game.
Về đồ họa, có thể thấy, Thập Niên Nhất Kiếm có phần nhỉnh hơn so với các Webgame kiếm hiệp đang "làm mưa làm gió" hiện nay như Ngạo Kiếm, Võ Lâm Chi Mộng... Bối cảnh, phông nền của các map được xây dựng khá tỉ mỉ, chi tiết và hài hòa bởi với gam màu bắt mắt.
Đặc biệt, tình trạng rối mắt với quá nhiều giao diện cùng một lúc trong Thập Niên Nhất Kiếm là không hề có, đây cũng là điều dễ hiểu bởi đây không phải là một Webgame thiên về nhập vai với các hiệu ứng skill quá chồng chất. Tuy nhiên, dù đồ họa có phần trội hơn thì cũng chỉ là yếu tố phụ làm tăng một phần tính hấp dẫn bởi đặc điểm mất chốt để thành công của một MMO vẫn phải là gameplay.
Qua các thông tin trước đây, chúng ta đã biết rằng Thập Niên Nhất Kiếm là một Webgame chiến thuật xen lẫn yếu tố nhập vai. Trước đó, nhiều người chơi đã nhận định rằng lối chơi của Webgame chiến thuật này có phần giống với Thần Mộ của VTC hay Cửu Đỉnh của xGo.
Tham gia vào game, bạn sẽ được quay trở lại thời kì Tống - Kim trong lịch sử Trung Quốc. Luyện level, săn đồ và đặc biệt là chiêu mộ những tướng lĩnh thân cận, bạn sẽ dần dần nâng cao sức mạnh lực lượng bên mình để phần nào góp sức cho quốc gia. Tất nhiên, cách luyện level cho nhân vật của mình chủ yếu thông qua các nhiệm vụ chính tuyến, hàng ngày và phụ bản được cung cấp hàng ngày.
Cách săn đồ cũng tương tự như luyện level khi người chơi không thể mua trực tiếp từ cash shop mà phải thông qua một số tính năng cơ bản. Đương nhiên, số lượng của các nhiệm vụ luyện level hay săn đồ đều có giới hạn và thời gian đóng băng nhất định nên nếu muốn nhanh chóng trở thành hàng khủng, bạn sẽ phải sử dụng đến xu (tiền nạp thẻ trong game) để đẩy nhanh tốc độ cày kéo của mình.
Vì là một Webgame chiến thuật nên dù tính năng PK có được chăm chút nhiều với hàng loạt hệ thống chiến trường nhưng có lẽ, nó cũng không thể đem tới cảm giác PK thực sự khi người chơi được thể hiện bản lĩnh, trình độ của mình. Yếu tố quyết định chiến thắng trong Thập Niên Nhất Kiếm dựa vào chỉ số của các nhân vật, cách bạn sắp xếp tướng và... một chút may mắn. Diễn biến trận đấu sẽ được máy tự quyết định và tất nhiên, sau khi đã vào đấu trường, bạn chỉ việc ung dung ngồi xem trận đấu đã được định đoạt từ trước.
Một game thủ đã nhận định về Thập Niên Nhất Kiếm: "Mình thấy Webgame này đồ họa cũng tạm ổn. Tuy nhiên cách chơi có phần phức tạp và khó hiểu quá, quá nhiều skill, thuộc tính nhân vật, lại còn phải trang bị đồ. Hệ thống nhiệm vụ thì lặp đi lặp lại. Vào game thì ngoài việc click chuột đi làm nhiệm vụ chán, đến lúc hết rồi thì lại bỏ đấy, chờ đến mai luyện level tiếp...".
Tổng quan: Nhìn chung, Thập Niên Nhất Kiếm vẫn chỉ là một Webgame tầm trung và khó có thể thực sự tạo nên tiếng vang lớn trong làng game Việt. Nếu như vào tháng 5 vừa qua, SGame với việc cho ra mắt Tam Quốc Truyền Kỳ đã làm thay đổi phần nào bộ mặt của làng Webgame chiến thuật nước nhà thì ở sản phẩm mới lần này, họ đã phần nào cho thấy sự "xuống sức" của mình. Sau đây, chúng ta hãy cùng xem qua một số hình ảnh trong Thập Niên Nhất Kiếm để có cái nhìn toàn diện hơn về Webgame này:
Theo Bưu Điện Việt Nam
Blog account, nguyên nhân là do... GM "dupe đồ" Có lẽ đây sẽ được liệt vào danh sách những lý do blog account hài hước nhất lịch sử làng GO Việt. Từ xưa đến nay, vấn nạn dupe đồ đã làm khổ không biết bao nhiêu tựa game online. Có thể hiểu một cách đơn giản dupe đồ là người chơi sẽ sử dụng một số thủ thuật (hay lỗ game), để...