Sẽ ra sao nếu các hãng công nghệ TQ xóa bỏ Google Play?
Những tổ chức công nghệ lớn tại Trung Quốc đang dần có động thái tách khỏi sự ảnh hưởng của Google và tạo ra nền tảng mới để thay thế Play Store.
Đầu tháng này, có nguồn tin cho rằng các nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu Trung Quốc đã liên minh với nhau. Họ có ý định sáng tạo nên một nền tảng mới để thay thế cho ứng dụng Play Store của Google.
Bất kể điều gì đã thực sự xảy ra, rõ ràng các tổ chức công nghệ lớn như Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi đều muốn thoát khỏi sự ảnh hưởng và cạnh tranh với Google. Ý tưởng này liệu có thể dẫn đến kết quả gì?
Ý tưởng liên minh lại để cạnh tranh với Google được Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi đưa ra từ tháng trước.
Theo thông tin có từ trước, liên minh công nghệ này sẽ được triển khai vào đầu tháng 3 với tên gọi Global Developer Service Alliance ( GDSA, tạm dịch: liên minh dịch vụ phát triển toàn cầu). Ban đầu, GDSA sẽ chỉ giới thiệu sản phẩm ứng dụng mới tại thị trường một số quốc gia.
Nhưng theo nhận định từ trang PhoneArena, đây chỉ là bước một trong quá trình chuyển đổi. Họ dự đoán rằng, tất cả smartphone được các hãng công nghệ thuộc GDSA sản xuất trên toàn thế giới dần sẽ không còn tồn tại Play Store nữa. Sau cùng, GDSA có thể cạnh tranh sòng phẳng, thậm chí thắng thế trước Google.
Để củng cố luận điểm, PhoneArena dùng những số liệu để chứng minh sự kết hợp của các tổ chức công nghệ lớn Trung Quốc là khá hiệu quả.
Vào năm 2019, Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo đã bán được khoảng 595 triệu điện thoại thông minh. Con số đó gấp đôi so với 296 triệu của Samsung và cũng nhiều hơn doanh số các nhà sản xuất điện thoại Android khác trong cùng thời kỳ.
Video đang HOT
Tuy vậy điều đáng quan tâm là số lượng điện thoại có sử dụng Google Play Store trong tổng 595 triệu sản phẩm đó. Nếu tính toán chi li, doanh số của 4 hãng công nghệ Trung Quốc sẽ còn lại 285 triệu điện thoại không có Play Store được bán ra trong 2019. Đó vẫn là một con số chấp nhận được.
Không thể chắc chắn doanh số sẽ thay đổi như thế nào khi các nhà sản xuất này từ bỏ Play Store và tạo ra một ứng dụng tương tự để thay thế. Một mặt, nhiều người dùng có thể sẽ chuyển sang các thương hiệu khác vẫn còn tích hợp ứng dụng Play Store quen thuộc của Google.
Play Store của Google được tin dùng vì giao diện dễ hiểu và không khó sử dụng.
Tuy nhiên, với những sản phẩm chất lượng tương xứng với số tiền bỏ ra, GDSA nhiều khả năng vẫn sẽ giữ chân được rất nhiều khách hàng. Động thái loại bỏ Play Store cũng giúp Huawei và các tổ chức trong GDSA được giải phóng khỏi các khoản phí cấp phép sử dụng và bản quyền từ Google. Điều này có thể khiến GDSA làm ăn sinh lời hơn khá nhiều dù không hợp tác với một tên tuổi lớn như Google.
Mặc dù tính năng Google Search vẫn có thể khả dụng trên các điện thoại của GDSA, Google vẫn chịu nhiều tổn thất từ sự kiện các hãng công nghệ chia tay với Play Store này. Bên cạnh sụt giảm doanh thu từ chính ứng dụng Play Store, Google cũng sẽ mất đi các luồng dữ liệu quan trọng, như dữ liệu được người dùng cung cấp để truy cập và sử dụng Google Maps.
Ngoài ra, việc GDSA gồm các tổ chức công nghệ lớn từ bỏ Play Store có thể khiến công chúng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Google cũng như hệ điều hành Android. Trong khi đó, Apple lại đang ấp ủ những kế hoạch lớn với iPhone và có thể nhân cơ hội này lôi kéo nhiều người chuyển sang dùng điện thoại của họ.
Apple có thể nhân cơ hội để chiếm thế thượng phong trước Google.
Những rủi ro kể trên có thể đủ sức nặng để Google bắt đầu những bước đi tiếp theo nhằm giữ vững danh tiếng và chứng minh sự ra đời của GDSA không ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng sản phẩm của họ.
Trong tháng 3 tới, sự cạnh tranh trong giới công nghệ toàn cầu sẽ được đẩy lên rất cao. Đồng thời, ngày liên minh Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo ra đời cũng khá đáng mong chờ.
Theo Zing
Các hãng công nghệ lớn tìm cách ngăn chặn thông tin sai lệch về dịch Covid-19
Theo ông Pattison, Twitter, YouTube và một số trang truyền thông xã hội khác vẫn đang tràn ngập những thông tin sai lệch và cho rằng, vấn đề này không khác gì một bệnh dịch.
Mới đây, tại Facebook, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức cuộc họp với sự có mặt của một số nhà lãnh đạo công nghệ lớn trên thế giới, thảo luận việc ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19, đặc biệt là ngăn chặn thông tin sai lệch về dịch bệnh này.
(Ảnh minh họa)
Cuộc họp bao gồm các hãng công nghệ lớn, như: Facebook, Amazon, Twilio, Dropbox, Google, Verizon, Salesforce, Twitter và YouTube. Một số công ty tư nhân bao gồm: Airbnb, Kinsa và Mapbox cũng tham dự. Ngoài ra, còn có hãng Apple, Lyft và Uber đã được mời nhưng không tham dự.
Chủ đề chính của cuộc thảo luận là làm thế nào để giảm bớt sự lan truyền của thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Patt Andy Pattison, chuyên gia của WHO cho biết, các hãng công nghệ đang đẩy nhanh thực hiện các biện pháp chống lại tin tức giả mạo về Covid-19. Ông Pattison cho biết thêm, WHO đề nghị sẽ giúp các công ty kiểm tra thông tin mà họ hoặc người dùng đăng tin, thay vì dựa vào bên thứ ba.
Khi người dùng tìm kiếm thông tin về dịch Covid-19, có rất nhiều kẻ xấu đã lợi dụng sự tò mò và nhìn thấy cơ hội kiếm tiền ở đó. Các tin tức giả mạo đang lan truyền trên Facebook và các mảng truyền thông mạng xã hội khác.
Theo ông Pattison, Twitter, YouTube và một số trang truyền thông xã hội khác vẫn đang tràn ngập những thông tin sai lệch và cho rằng, vấn đề này không khác gì một bệnh dịch.
Ngoài ra, cuộc họp cũng thảo luận việc chuẩn bị ứng phó với thảm họa thiên tai và các phương thức truyền bá thông tin chính xác hơn tới người dùng. Hơn 73.000 người đã nhiễm Covid-19, trong khi dịch bệnh tiếp tục bùng phát. Vẫn còn đó những câu hỏi chưa được giải đáp về việc Covid-19 phát triển như thế nào, vì mầm bệnh vẫn chưa được hiểu rõ.
Một số ưu tiên mà các công ty công nghệ đã thực hiện trong những tuần gần đây, đó là nỗ lực làm việc với các công cụ kiểm tra thực tế của bên thứ ba và các tổ chức y tế công cộng.
WHO cho biết, một số công ty đã tiến xa hơn trong các giải pháp công nghệ để chia sẻ thông tin chính xác hơn về Covid-19. Trong khi đó, một số công ty khác thừa nhận họ mới chỉ dừng lại ở việc liên lạc với nhân viên của mình để giữ an toàn và đưa ra các thông báo về vấn đề sức khỏe.
Các công ty đã đồng ý cùng hợp tác phát triển các công cụ giúp quản lý nội dung tốt hơn và mở ra một trung tâm hỗ trợ cuộc gọi - nơi mọi người có thể đặt câu hỏi hay nhận lời khuyên về phòng chống dịch Covid-19.
Ông Pattison cho rằng, một trong những lý do tại sao có rất nhiều thông tin giả mạo là vì có một khoảng cách rất lớn về các lỗ hổng trong nội dung.
Một số công ty như Facebook và Amazon đã đề nghị chia sẻ không gian quảng cáo hay cung cấp các tình nguyện viên, giúp dập tắt sự lan truyền thông tin sai lệch. Nhóm các công ty công nghệ quyết định gặp nhau vài tháng một lần cho đến khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Sự bùng phát Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều các công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Cuối tuần qua, Facebook đã cảnh báo, việc sản xuất tai nghe thực tế ảo Oculus của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong khi Apple thừa nhận, việc đóng cửa tạm thời các cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc là do sự bùng phát dịch.
Theo nhân dân
Huawei lại nghĩ ra một cách mới để 'lách' Google Play Cách này có thể giảm bớt sự phụ thuộc của người dùng điện thoại Huawei vào CH Play, dịch vụ hãng này không còn được sử dụng. Theo thông lệ hàng năm, Huawei sẽ giới thiệu những mẫu smartphone đầu bảng mới của họ tại MWC diễn ra cuối tháng 2. Năm nay, Huawei được chờ đợi sẽ ra mắt hai chiếc P40...