Sẽ quan trắc môi trường tại các bãi rác tạm, khu chăn nuôi tập trung
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, năm 2016-2020, Sở sẽ bổ sung thêm vị trí quan trắc môi trường tại các bãi rác tạm, một số đoạn sông, suối đổ ra sông Đồng Nai, xây dựng các điểm quan trắc không khí ở khu đông dân cư, tại một số dự án lớn, khu chăn nuôi tập trung.
Một bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng – Ảnh minh họa (Ảnh: Đậu Tất Thành – TTXVN)
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, năm 2016-2020, Sở sẽ bổ sung thêm vị trí quan trắc môi trường tại các bãi rác tạm, một số đoạn sông, suối đổ ra sông Đồng Nai, xây dựng các điểm quan trắc không khí ở khu đông dân cư, tại một số dự án lớn, khu chăn nuôi tập trung.
Ông Đặng Minh Đức, Phó Giám đốc Sở Tài nguuyên và Môi trường Đồng Nai cho biết cụ thể Sở sẽ xây dựng 535 vị trí quan trắc gián đoạn, định kỳ, đảm bảo việc quan trắc được thực hiện ở những vị trí quan trọng, có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Cùng với đó tỉnh sẽ tiếp tục vận hành 11 trạm quan trắc nước mặt tự động, 2 trạm quan trắc không khí tự động cố định và 1 xe quan trắc không khí tự động di động.Để công tác quan trắc môi trường mang lại hiệu quả cao, những năm tới, ngành tài nguyên, môi trường Đồng Nai tăng cường phối hợp với các sở, ngành, địa phương; đề ra cơ chế chia sẻ, công khai thông tin quan trắc đến mọi tầng lớp nhân dân.
Video đang HOT
Căn cứ kết quả quan trắc, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai sẽ đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh Đồng Nai ban hành các chính sách quản lý, bảo vệ môi trường.Mạng lưới quan trắc môi trường tại Đồng Nai được xây dựng từ năm 2011.
Đến nay tỉnh đã có 324 vị trí quan trắc, bao gồm cả quan trắc gián đoạn, định kỳ và quan trắc tự động, liên tục. Việc xây dựng mạng lưới quan trắc giúp Đồng Nai đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh; phục vụ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước về môi trường. Khi phát hiện chất lượng môi trường không đảm bảo, tỉnh đưa ra những cảnh báo cần thiết và đề ra giải pháp khắc phục. Qua công tác quan trắc, Đồng Nai đã xác định được một số vị trí có chất lượng môi trường thiếu ổn định, bị ô nhiễm như khu vực sông Cái, một số đoạn suối trước khi chảy ra sông Đồng Nai, một số khu vực khai thác đá, các nút giao thông./.
Theo Công Phong/TTXVN
Cá bè chết hàng loạt trên sông Đồng Nai
Trước tình trạng cá chết hàng loạt, nhiều hộ nuôi cá đã bán đổ bán tháo với giá thấp hơn nhiều so với bình thường.
Mặc dù thành phố Biên Hòa đã hoàn thành việc di dời làng cá bè theo quy hoạch phù hợp với cảnh quan sinh thái sông Đồng Nai. Tuy nhiên trong mấy ngày gần đây cá bè trên sông Cái thuộc Nhánh sông Đồng Nai) đoạn qua địa phận thành phố Biên Hòa lại tiếp tục chết hàng loạt khiến nhiều hộ nuôi cá bè lỗ nặng.
Sáng 30/12 tại bè cá của hộ ông Lê Văn Khiêm thuộc làng cá bè thành phố Biên Hòa, cá diêu hồng, cá chép và cá trắm bị chết hoàng loạt. Theo ông Khiêm thì cá bắt đầu nổi đầu có biểu hiện ngộp nước và nổi lên mặt nước từ 6h sáng đến 10h trưa. Sau đó cá từ từ chết trong lồng bè.
Người dân vớt cá chết từ dưới bè đem đi tiêu hủy - Ảnh: Thanh niên
Trung bình mỗi ngày bè nhà ông Khiêm có lượng cá chết khoảng 200 kg. Những con không chết thì lại bỏ ăn nhiều ngày và chết dần. Với giá cá xuất bán như hiện nay là 55.000 đồng/kg thì mỗi ngày nhà ông thiệt hại khoảng 10 triệu đồng. Đây cũng là tình trạng chung của hàng trăm hộ nuôi cá bè trên sông Cái đoạn thuộc thành phố Biên Hòa... Hộ ông Hoàng Văn Dũng cũng đang nằm trong tình trạng này.
"Toàn thể làng cá bè chết như nhau hết, như của em nuôi ít thì mấy hôm nay cũng chết khoảng 1 tấn. Với giá cá kiểng như hiện nay, tôi nuôi thì thiệt hại khoảng 120 triệu đồng"- ông Văn Dũng nói.
Điều đáng nói đây là những lứa cá mà người dân đang chăm sóc với hy vọng xuất bán vào đợt cao điểm tết Nguyên đán sắp tới. Trước tình trạng này, nhiều hộ nuôi cá đã bán đổ bán tháo với giá thấp hơn nhiều so với bình thường. Vì thế nguy cơ không có hàng cá tết cũng như thua lỗ từ nuôi cá bè của các hộ dân nơi đây là khó tránh khỏi.
Nguyên nhân được nhiều người dân nơi đây cho biết là cá bị ngộp do nguồn nước bị nhiễm hóa chất và rất có thể là do các doanh nghiệp khu vực lân cận xả ra. Vì vậy, người dân nơi đây mong muốn cơ quan chức năng và chính quyền địa phương vào cuộc để điều tra giúp đỡ tìm nguyên nhân và cách xử lý.
Ông Lê Văn Khiêm- người nuôi cá bè kiến nghị:"Với chúng tôi không biết làm sao chỉ mong các cấp, các ngành làm sao kiểm tra xem nguồn ô nhiễm từ đâu, tìm ra các nhà máy thải nước thải ra dòng sông để xử lý để dòng nước không còn ô nhiêm".
Để cứu vãn tình hình, hiện nay, ngoài việc bán đổ bán tháo cá non, người dân làng bè nơi đây đang phải đầu tư hệ thống máy thổi oxi để cứu cho cá khỏi bị ngộp. Như vậy sau nhiều năm liên tục cá bè chết hàng loạt thì giờ đây khi được đưa vào khu vực quy hoạch làng cá bè thì người dân nuôi cá nơi đây vẫn ngày đêm thấp thỏm và chịu thiệt hại nặng nề từ nghề nuôi cá trên sông của mình./.
CTV Khắc Thiết
Theo_VOV
55 phút chống sự cố tràn dầu, cháy tàu trên sông Đồng Nai Con tàu 5.000 tấn chở than cám đang cập cảng thì hỏng động cơ, chết máy trôi tự do, va cạm với cầu cảng làm thủng hầm dầu khiến khoảng 5 tấn dầu tràn ra sông. Nước tràn làm tàu nghiêng, va đập làm phát lửa gây cháy... Sáng 31-12, Ban Chỉ đạo chống sự cố tràn dầu tỉnh Đồng Nai tổ chức...