Sẽ phạt nặng nhà đầu tư BOT nếu để đường hư hỏng, gây mất an toàn
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các nhà đầu tư BOT, VEC chỉ đạo nhà thầu tăng cường quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, quét dọn mặt đường… không để phát sinh hư hỏng nặng.
Nhà thầu tiến hành công tác thảm mặt đường, bảo trì đường bộ bị hư hỏng. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các nhà đầu tư BOT, Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thực hiện nghiêm việc quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ, cao tốc để nâng cao an toàn giao thông.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nhu cầu vận tải tăng cao thời điểm cuối năm và sẽ tăng cao hơn nữa trong thời điểm Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán .
Video đang HOT
Để tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị nêu trên chỉ đạo nhà thầu tăng cường quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, quét dọn mặt đường, sơn dặm vạch kẻ đường, lau biển báo hiệu…; không để phát sinh hư hỏng nặng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Đối với các dự án sửa chữa đang triển khai, đơn vị thi công phải huy động nhân lực, máy móc thiết bị đẩy nhanh tiến độ. Trong quá trình thực hiện, phải triển khai đầy đủ các biện pháp đảm bảo giao thông đồng thời kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý đối với các hư hỏng của công trình.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng lưu ý trên các tuyến có lưu lượng vận tải lớn, các tuyến có tình hình trật tự an toàn giao thông phức tạp, các đoạn đường đèo dốc nguy hiểm, đoạn đường có đá lở, đất sụt có nguy cơ không bảo đảm an toàn giao thông, đơn vị liên quan phải kịp thời có biện pháp sửa chữa, khắc phục.
Trường hợp chưa kịp sửa chữa, khắc phục, phải có biện pháp hướng dẫn, điều khiển giao thông, đặt biển hiệu, cọc tiêu, rào chắn và các biện pháp khác để ngăn ngừa tai nạn giao thông.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết các nhà đầu tư BOT , VEC và nhà thầu nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung về quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kịp thời, đúng quy định; không phát hiện kịp thời các hư hỏng, xuống cấp của công trình; không khắc phục kịp thời đối với công trình đường bộ bị hư hỏng; khi công trình đường bộ bị hư hỏng mà chưa kịp hoặc đang tiến hành duy tu, sửa chữa không có biện pháp hướng dẫn, điều khiển giao thông… dẫn đến tai nạn giao thông sẽ bị xử lý rất nặng theo quy định của pháp luật.
Đến 31/12 vẫn chưa thể thu phí không dừng tại 4 cao tốc của VEC
Trừ 4 dự án do Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý, đến nay các trạm BOT khác cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Thu phí không dừng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Chiều 2/12, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) chưa triển khai thực hiện thu phí không dừng tại 4 tuyến cao tốc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: Hiện VEC đang triển khai và vận hành rất hiệu quả trạm thu phí không dừng trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Tuy nhiên, còn có 4 tuyến cao tốc do VEC quản lý vẫn chưa triển khai thu phí không dừng do gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp này chưa có vốn. Để có tiền thì phải đợi đề án tái cơ cấu VEC được phê duyệt. Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền đề án tái cơ cấu VEC.
Tuy nhiên, ông Đông nhấn mạnh, tới thời điểm này, ngoại trừ 4 dự án do Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý (nằm trong giai đoạn 1 - BOO1), tiến độ triển khai Dự án thu phí tự động không dừng (ETC) tại các trạm BOT đến nay cơ bản đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến hoàn tất trước ngày 31/12.
Vụ Đối tác công-tư (PPP - Bộ GTVT) cho biết, ngoài 4 dự án nêu trên, có 8 trạm không đủ điều kiện lắp đặt thu phí tự động không dừng (thuộc giai đoạn 2 - BOO2), gồm 2 trạm doanh thu quá thấp là Mỹ Lợi và Thái Hà; 3 trạm thu phí đang báo cáo Chính phủ đề nghị sử dụng nguồn hỗ trợ từ ngân sách là trạm Quang Đức trên QL14, Thái Nguyên - Chợ Mới trên QL3, trạm T2 trên QL91 và 3 trạm khác trên QL51 thời gian thu phí còn dưới 3 năm nên việc lắp đặt sẽ không hiệu quả, Bộ GTVT đang báo cáo Thủ tướng không hoặc chưa thực hiện.
Hiện Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ GTVT và các cơ quan khác hoàn thiện phương án tổng thể về tái cơ cấu VEC, trong đó có nội dung giải pháp tháo gỡ vướng mắc về vốn đầu tư thu phí không dừng các dự án của VEC.
Khẩn trương sửa chữa hư hỏng trên "con đường tử thần" Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có văn bản yêu cầu Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) thực hiện các dự án sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 5 (QL5) do đang là thời điểm cuối năm, nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng...