Sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ khi lạm phát được kiểm soát?
Báo cáo của Nhóm phân tích thuộc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research) phân tích: Trong giai đoạn khó khăn hiện nay của COVID-19, thời gian tới không loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ cùng với đó là ban hành thông tư sửa đổi Thông tư 03/2021/TT-NHNN (Thông tư 03) theo hướng kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng; có thể tiếp tục lùi thời gian áp dụng quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.
VPBank áp dụng Dịch vụ đặt lịch hẹn online cho khách tới ngân hàng trong mùa dịch COVID-19. Ảnh: Sao Mai.
Theo SSI Research, các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm: Giảm lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động 6 tháng; ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư 03 như: Kéo dài thời hạn trích lập dự phòng; mở rộng phạm vi cơ cấu nợ xấu hỗ trợ cho nhóm ngân hàng và có thể tiếp tục lùi thời gian có hiệu lực của Thông tư quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
Lạm phát thời gian qua ở mức thấp giúp chính sách tiền tệ duy trì nới lỏng xuyên suốt tháng 8/2021. Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho biết: Tính chung 8 tháng năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Báo cáo SSI Research cho rằng: Việc gia tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng tháng 7/2021 đã giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hạ lãi suất cho vay trung bình giảm từ 0,3 – 1,5 điểm phần trăm) hoặc các gói cho vay lãi suất ưu đãi (lãi suất cho vay từ 4%/năm). Nhìn chung, thanh khoản hệ thống trong tháng 8 duy trì dồi dào nhờ khối lượng lớn hợp đồng mua kỳ hạn USD 6 tháng đáo hạn.
Từ góc độ cơ quan quản lý, NHNN đang khẩn trương sửa đổi Thông tư 01, Thông tư 03 cho phù hợp với diễn biến thực tế, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng phạm vi và kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất, phí và giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng.
Ông Lê Duy Hải – Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp VietinBank cho biết: Để hỗ trợ doanh nghiệp, VietinBank đã dành 20.000 tỷ đồng tín dụng, lãi suất từ 4%/năm, thấp hơn mức trần cho vay lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ doanh nghiệp ở các địa phương đang thực hiện giãn cách. Các khoản giải ngân mới hay vay cũ cũng được giảm đến 1%/năm so với lãi suất thông thường.
Video đang HOT
“Gói tín dụng ưu đãi này được áp dụng cho các doanh nghiệp có trụ sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại 19 tỉnh, thành phía Nam đang bị giãn cách hoạt động hoặc mục đích vay vốn thuộc các ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng như dệt may, da giày, vật tư y tế, thương mại phân phối, bán lẻ, lúa gạo, thủy sản, vật tư nông nghiệp”, ông Lê Duy Hải cho biết.
Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và lợi suất trái phiếu duy trì ở mức thấp, trong khi lãi suất huy động tăng nhẹ từ 10 – 30 điểm cơ bản ở một số ngân hàng ở kỳ hạn trên 12 tháng dưới áp lực của Thông tư điều chỉnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, có hiệu lực vào tháng 10/2021. Theo SSI, áp lực lạm phát thời gian tới chưa lớn, khi nhu cầu tiêu dùng vẫn ở mức yếu. Ngay cả trường hợp dịch được kiểm soát và mặt bằng giá tăng nhanh sau đó, Bộ Tài chính ước tính CPI mỗi tháng còn có dư địa tăng trên 1% so với tháng trước, đảm bảo kiểm soát theo mục tiêu đề ra là 4%. SSI dự báo: Lạm phát năm 2021 của Việt Nam ở mức 3%, thấp hơn nhiều so với lạm phát mục tiêu của Chính phủ đặt ra và tạo ra nhiều dư địa cho chính sách tiền tệ.
Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp bất động sản Thành phố (TP) Hồ Chí Minh đã kiến nghị NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 và Thông tư 03 về miễn giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ, theo hướng các NHTM xem xét giảm khoảng 2 điểm % lãi suất cho vay với khách hàng, gồm cả hộ gia đình, cá nhân vay mua nhà, do khó khăn vì dịch COVID-19 kéo dài.
Theo NHNN, tín dụng của toàn hệ thống vừa qua tăng gần 7% so với cuối năm trước. Mặc dù vẫn được đánh giá mức tăng là tích cực trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng theo dự báo của giới chuyên gia ngân hàng, việc tiếp tục thực hiện giãn cách tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sang tới tháng 9/2021 sẽ tác động không nhỏ đến tăng trưởng tín dụng.
Thủ tướng thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 1447/QĐ-TTg ngày 30/8 về việc thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái là Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Ảnh: TTXVN.
Theo Quyết định này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái là Tổ trưởng Tổ công tác; Tổ phó thường trực là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Các Tổ phó Tổ công tác bao gồm: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đào Ngọc Dung.
Thành viên Tổ công tác là lãnh đạo các bộ, cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Thủ trưởng các bộ, cơ quan có tên kể trên có trách nhiệm cử đại diện lãnh đạo bộ, cơ quan tham gia Tổ công tác và gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tùy thuộc yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ công tác có thể mời thêm lãnh đạo một số cơ quan trung ương và địa phương liên quan hoặc các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia để phối hợp, tham vấn thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác.
Tổ công tác là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Nhiệm vụ của Tổ công tác: Chủ động tiếp cận, nắm bắt, tiếp nhận thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và người dân; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để kịp thời chỉ đạo giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách, có tính chất liên vùng, liên ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương được thành lập tại Quyết định số 1242/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ để cùng tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề có liên quan.
Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch bệnh COVID-19.
Đề xuất hướng xử lý những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người dân thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cấp có thẩm quyền. Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc quá trình giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và người dân thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương; kịp thời đề xuất khen thưởng, kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Quyền hạn của Tổ công tác: Yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh cung cấp thông tin, phối hợp thực hiện, cử cán bộ và giải quyết dứt điểm các vấn đề vướng mắc thuộc thẩm quyền của cơ quan đó. Mời lãnh đạo các cơ quan trung ương và địa phương liên quan hoặc các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia để phối hợp, tham vấn thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác.
Tổ công tác có trách nhiệm bảo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ hằng tháng, 3 tháng hoặc đột xuất theo quyết định của Tổ trưởng Tổ công tác hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả, tiến độ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Tổ công tác chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Quyết định này và Quy chế hoạt động của Tổ công tác. Tổ công tác làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, đề cao trách nhiệm cá nhân của từng thành viên và người đứng đầu; các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm về công việc được phân công theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; đảm bảo kịp thời giải quyết, tháo gỡ, xử lý khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp.
Tổ trưởng Tổ công tác được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Tổ phó thường trực, các Tổ phó Tổ công tác và thành viên Tổ công tác được sử dụng con dấu của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ được giao của Tổ công tác.
Tổ trưởng Tổ công tác ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ công tác. Thành viên Tổ công tác sử dụng bộ máy hiện có của mình, trong đó phân công một cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý làm đầu mối để giúp việc thành viên Tổ công tác trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo phân công của Tổ trưởng Tổ công tác...
Kinh phí hoạt động của Tổ công tác, nhóm giúp việc được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan theo quy định hiện hành. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Giá vàng hôm nay 27/8: Trên đà suy yếu Giá vàng hôm nay 27/8 tiếp tục suy giảm khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) phát tín hiệu cứng rắn đối với chính sách tiền tệ. Giá vàng hôm nay 6h sáng nay (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đang giao dịch ở ngưỡng 1.793 USD/ounce, giảm 2 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Giá vàng thế giới hôm...