Sẽ nổ mìn phá đá tảng ‘treo’ trên mái Rú Nguộc ở Thanh Chương
Trước tình hình sạt lở núi ở Rú Nguộc (Thanh Ngọc – Thanh Chương) vẫn diễn biến phức tạp, Cục Quản lý đường bộ II (đơn vị quản lý giao thông trên QL 46 B) đã lên phương án nổ mìn để phá những khối đá treo gây sạt lở, nhằm bảo đảm an toàn giao thông.
Tại vị trí eo cua dốc Rú Nguộc, sau mưa hoàn lưu bão số 9 vừa qua, một khối lượng đất, đá lớn bị sạt lở lấp luôn lòng đường và tràn qua ta – luy khiến giao thông ách tắc hoàn toàn. Ảnh: Huy Thư
Theo báo cáo của Cục quản lý đường bộ II: Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân, ATGT, trong thời gian nổ mìn Cục Quản lý đường bộ II và Công ty CPQL và XDĐB 470 đã có thông báo thời gian nổ mìn trên các phương tiện truyền thông đại chúng và chính quyền huyện Thanh Chương.
Dự kiến thời gian nổ mìn từ ngày 10, 13, 15/11/2020, thời gian cụ thể từ 11 giờ đến 14 giờ. Vào các giờ trên khi đơn vị chức năng thực hiện nổ mìn tuyệt đối nghiêm cấm người dân, ngư dân đánh bắt cá trên sông, người dân đi rừng, đi làm rẫy trên núi, gia súc, máy móc thiết bị khác và phương tiện tham gia giao thông đi vào trong khu vực cấm.
Ông Nguyễn Thanh Hoài – Phó Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ II cho biết: Địa hình Rú Nguộc khá phức tạp, hiện còn rất nhiều đá treo, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện đi qua đây. Chúng tôi sẽ cho xử lý triệt để trên 1.200 m 3 đá cuội, và đá tảng đang treo trên mái Rú Nguộc. Sau khi xử lý đá treo xong sẽ tiến hành xây dựng rào chắn bằng lưới thép bao quanh con đường ven Rú Nguộc để đề phòng đá rơi.
Hiện trường sạt lở Rú Nguộc cuối chiều ngày 2/11. Ảnh: Khánh An
Ngoài việc thông báo thời gian nổ mìn trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Cục Quản lý đường bộ II còn có văn bản thông báo về việc nổ mìn tại Rú Nguộc cho UBND huyện Thanh Chương, Công an huyện Thanh Chương để cùng phối hợp.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Hiền – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết thêm: Huyện đã nhận được công văn của Cục Quản lý đường bộ II và Công ty CPQL và XDĐB 470 về việc thông báo nổ mìn phá đá tại Rú Nguộc. Trong quá trình nổ mìn phá đá, UBND huyện Thanh Chương giao Công an huyện phối hợp cùng thanh tra giao thông thuộc Cục Quản lý đường bộ II canh trực, cấm người và phương tiện đi qua.
Vụ sạt lở đất kinh hoàng ở Trà Leng: Lập làng, làm nhà mới cho dân mất nhà
Cùng với nỗ lực tìm kiếm 13 người ở thôn 1, xã Trà Leng đang mất tích, tỉnh Quảng Nam cũng khẩn trương lập các làng mới, làm lại nhà cho người dân bị sập nhà trong các vụ sạt lở núi.
Các vụ sạt lở đất kinh hoàng xảy ra trong bão số 9 vừa qua tại huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã vùi lấp 65 căn nhà người dân. Hàng chục gia đình lâm cảnh tang thương. Cha, mẹ mất con; vợ mất chồng; anh em mất nhau; những đứa trẻ bỗng chốc mồ côi.
Tang thương phủ lên gia đình ông Hồ Văn Đề ở thôn 1, xã Trà Leng với 8 người thiệt mạng và mất tích.
Cùng với nỗ lực tìm kiếm 13 người ở thôn 1, xã Trà Leng đang mất tích, tỉnh Quảng Nam cũng khẩn trương lập các làng mới, làm lại nhà cho người dân bị sập nhà trong các vụ sạt lở núi, phấn đấu hoàn thành trước Tết Nguyên đán sắp tới.
Đã 10 ngày sau vụ sạt lở đất kinh hoàng vùi lấp 11 ngôi nhà, 22 người thiệt mạng và mất tích tại nóc Ông Đề, thôn 1, xã vùng cao Trà Leng, huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam nỗi đau vẫn chưa nguôi. Những ngày qua, vợ chồng ông Hồ Văn Đề cùng cháu ngoại Hồ Thị Hòa dựng tạm nhà bạt bên 3 ngôi mộ của người thân.
Ông Hồ Văn Đề là cha, là ông và cụ của 8 người thân bị thiệt mạng và mất tích trong vụ sạt lở núi ở thôn 1, xã Trà Leng. 2 người con ruột, 3 người là dâu rể, 3 đứa cháu chắt nội ngoại đã biệt tăm.
Các đoàn thiện nguyện ủng hộ gạo, thực phẩm cho người dân xã Trà Leng, huyện Nam Trà My.
Ông Lê Hoàng Việt, Bí thư Đảng ủy xã Trà Leng là con rễ của ông Đề. Hàng ngày, vợ chồng ông Đề và đứa cháu ngoại đến làng cũ ngóng tin người thân còn mất tích, đêm về nghỉ nhờ trong nhà hàng xóm. Ông Đề năm nay 77 tuổi, chỉ mong sớm tìm được 5 người thân còn lại.
"Bây giờ, mất nhà, mất cửa rồi không có chỗ ở nữa, không có chỗ ở nữa. Phải tìm chỗ mà đi trốn thôi, sống nương tựa vào bà con hàng xóm. Sau này nhờ Nhà nước quan tâm hỗ trợ đất đai làm lại nhà sàn thôi. Mong Đảng, Nhà nước quan tâm giúp nhân dân về chỗ ở thôi", ông Đề nói.
Hàng ngày, bà Hồ Thị Hồng, vợ ông Hồ Văn Đề về làng cũ ngóng tin 5 người thân còn mất tích.
Sau bão số 9, nhiều nhà hảo tâm kết nối với Ủy ban Mật trận Tổ quốc Việt Nam, Hội chữ Thập đỏ huyện Nam Trà My mang theo tiền, hàng cứu trợ, áo quần, chăn ấm đến các bản, làng vùng cao Nam Trà My giúp đỡ bà con bị thiệt hại nặng. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam thường xuyên thăm hỏi, động viên bà con vượt qua tang thương này.
Đối với những gia đình nhà bị sập, chính quyền địa phương bố trí vào ở tạm trong nhà người thân, bà con hàng xóm, nhà văn hóa thôn, trụ sở UBND xã; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, bố trí người đến chăm sóc, phụ giúp các gia đình nạn nhân nấu ăn, giặt giũ trong thời gian này.
Hồ Thị Hòa có ba mẹ, con trai 4 tuổi, em gái thiệt mạng và mất tích cùng Lê Thanh Tú (con trai ông Lê Hoàng Việt, Bí thư Đảng ủy xã Trà Leng) là cháu ngoại của ông Hồ Văn Đề.
Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, tỉnh sẽ hỗ trợ làm lại nhà mới cho người dân bi sập nhà, trôi hết tài sản: "Sau đợt mưa này, chúng tôi chỉ đạo cho các địa phương, riêng đối với thôn 1, xã Trà Leng này sẽ làm lại làng mới, đồng thời kêu gọi hỗ trợ của nhà hảo tâm để xây dựng căn nhà kiên cố cho bà con an tâm".
Đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam xảy ra nhiều điểm sạt lở vùi lấp và cuốn trôi 65 ngôi nhà. Riêng địa bàn xã Trà Leng xảy ra 2 vụ sạt lở vùi lấp 29 căn nhà. Trong đó, vụ sạt lở kinh hoàng tại nóc Ông Đề, thôn 1, xã Trà Leng vùi lấp 11 ngôi nhà của 15 hộ với 22 người thiệt mạng và mất tích. Cùng thời gian đó, vụ sạt lở tại xã Trà Vân cũng vùi lấp 3 căn nhà, 8 người thiệt mạng.
Người dân ở nóc Ông Đề, thôn 11, xã Trà Leng bị sập nhà, may mắn sống sót được bố trí ở tạm Nhà văn hóa thôn 1, xã Trà Leng.
Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, chính quyền địa phương đang khẩn trương lập các làng mới, khu tái định cư để làm lại nhà mới cho 65 hộ dân nhà bị sập sớm ổn định chỗ ở. Riêng tại xã Trà Leng không còn quỹ đất và vị trí thuận lợi để làm khu tái định cư, UBND huyện lập làng mới tại khu vực giáp ranh giữa 2 xã Trà Leng và Trà Dơn, rộng 3 héc ta, qui mô 100 hộ dân. Trước mắt, 29 hộ dân ở xã Trà Leng nhà vừa bị sập, lũ cuốn trôi được hỗ trợ dựng nhà ở tại làng mới.
Người dân thôn 1, xã Trà Leng đến nhận hàng cứu trợ của các tổ chức thiện nguyện.
Dự kiến, mỗi căn nhà đầu tư khoảng 200 triệu đồng từ nguồn ngân sách và nguồn ủng hộ của các tổ chức, cá nhân. Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, chính quyền địa phương mong muốn các nhà hảo tâm hỗ trợ địa phương làm xong nhà mới cho bà con trước Tết nguyên đán sắp tới.
"Trên địa bàn huyện hiện nay sạt lở đất nhiều nơi. Riêng tại xã Trà Leng có 29 hộ bị sập nhà. Trước hết quy hoạch để giải quyết các hộ sập nhà, mất nhà đã. Chỗ này, sẽ dự trữ đất, sau này nhiều hộ có nguy cơ sạt lở sẽ di dời ra đó. Phải xây dựng nhà mới bàn bản có đầy đủ phòng ngủ, bếp, công trình phụ cho dân ở. Sau này, kêu gọi nhà hảo tâm mua sắm thêm đồ dùng sinh hoạt, trang thiết bị trong nhà cho dân vào ở", ông Dũng cho biết.
Nữ cán bộ y tế có tâm Dù không phải địa bàn công tác, nhưng với lòng tận tâm với nghề, hay tin xảy ra vụ sạt lở núi vùi lấp hàng chục người dân ở nóc Ông Đề (xã Trà Leng, H. Nam Trà My, Quảng Nam), chị Phạm Thị Thanh Thái (1979, trú xã Trà Dơn, H. Nam Trà My) - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Trà...