Sẽ mạnh tay hơn với vi phạm trong khai thác thủy sản
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, việc ban hành Nghị định 42/2019 xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản cho thấy quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ xây dựng một nghề cá có trách nhiệm.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến.
Dù Ủy ban châu Âu (EC) đã hoãn chuyến kiểm tra việc thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đến tháng 11/2019 thay vì đầu tháng 6 tới, nhưng rõ ràng những việc Việt Nam cần phải triển khai là rất nhiều để có thể gỡ “thẻ vàng” của EC về khai thác IUU. Xin Thứ trưởng cho biết, đến nay, chúng ta đã khắc phục được đến đâu?
Tàu cá có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng nếu vi phạm vùng biển nước ngoài (ảnh minh họa). Ảnh: tư liệu
- Chỉ trong thời gian ngắn, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành hai văn bản quan trọng, một là Quyết định 596/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và Nghị định 42/2019/NĐ-CP về vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác thủy sản đã cho thấy nỗ lực của Chính phủ, ngành chức năng, các địa phương trong việc thực hiện khuyến nghị này.
Trên thực tế, ngay khi EC áp “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam, ngay lập tức Chính phủ, ngành chức năng đã nỗ lực hoàn thiện khung khổ luật pháp quan trọng để xây dựng một nghề cá có trách nhiệm và minh bạch.
Luật Thủy sản 2017 nhanh chóng được thông qua sau khi đã có những điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế; Chính phủ cũng đã ban hành 2 nghị định, 8 thông tư, Bộ NNPTNT cũng đã có hàng loạt văn bản yêu cầu các địa phương tích cực vào cuộc. Tất cả các văn bản này khi ban hành đều có sự tham khảo ý kiến của EC.
Ngay sau khi ban hành các văn bản, Bộ NNPTNT, các địa phương đã triển khai nhiều hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, phổ biến, đưa luật vào cuộc sống. Bộ cũng thành lập nhiều đoàn kiểm tra đến 28 tỉnh, thành ven biển, xuống từng con tàu, lật từng quyển sổ nhật ký để kiểm tra tình hình thực hiện các khuyến nghị.
Quá trình thực hiện cho thấy, nhiều địa phương đã nỗ lực vào cuộc nhưng cũng có nơi làm chưa tốt, nói cách khác là vẫn “trên nóng dưới lạnh”.
Video đang HOT
Rất may là từ đầu năm 2018 đến cuối 2018, chưa phát hiện vụ việc tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép tại các quốc đảo Thái Bình Dương. Nhưng từ đầu năm 2019 đến nay tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn tiếp tục xảy ra và diễn biến phức tạp, đã xảy ra 16 vụ/26 tàu/96 ngư dân vi phạm. Lực lượng biên phòng đã tiếp nhận, điều tra, xác minh 155 ngư dân và 4 tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ được trao trả về nước; xử lý vi phạm hành chính 14 trường hợp tàu cá ngư dân ta vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác với số tiền là 586 triệu đồng.
Việc giám sát lộ trình hoạt động của tàu cá, phân loại thủy sản tại nguồn, ghi chép nhật ký khai thác phần lớn chủ tàu làm chưa tốt (số tàu ghi chép đầy đủ mới chỉ chiếm 21%). Rõ ràng, những công việc này đòi hỏi các địa phương, lực lượng chức năng phải nỗ lực hơn nữa mới có sự chuyển biến.
Theo đại diện nhiều địa phương, một trong những nguyên nhân tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là do khung hình phạt còn thấp, thậm chí dẫn đến hiện tượng nhờn luật khi đã có nhiều đối tượng bị nước ngoài bắt giữ do khai thác hải sản trái phép được Nhà nước bỏ tiền ra hỗ trợ cho về nhưng sau đó vẫn tái phạm nhiều lần. Những quy định mới trong Nghị định 42 có hiệu lực vào ngày 5/7/2019 liệu có chấm dứt được tình trạng này không, thưa Thứ trưởng?
- Đó là điều chúng ta đang kỳ vọng. Theo nghị định xử phạt mới, mức phạt sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Ví dụ, tàu cá từ 24m trở lên vi phạm một trong các hành vi sau có thể bị phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng: Khai thác tại vùng biển không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn, vùng biển nước ngoài; không trang bị giám sát hành trình; khai thác quá mức cho phép…
Ngoài việc tịch thu sản phẩm khai thác, tịch thu tàu cá, tước quyền sử dụng văn bằng, tước giấy phép khai thác thủy sản từ 6 – 12 tháng, chủ tàu còn phải bỏ ra toàn bộ chi phí đưa ngư dân bị bắt giữ do khai thác trái phép ở nước ngoài về nước. Điều từ trước đến nay Nhà nước vẫn làm, nhiều đối tượng được hỗ trợ đưa về nhưng sau đó vẫn tái phạm.
Bên cạnh đó, việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định sẽ được kỳ vọng tạo ra chuyển biến lớn trong công tác chỉ đạo, điều hành. Với sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực là Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, các thành viên ban chỉ đạo là lãnh đạo các bộ ngành liên quan và 28 địa phương, chắc chắn việc triển khai chống khai thác IUU sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Dù còn quá sớm để có thể biết EC có gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam trong lần kiểm tra tới hay không nhưng theo Thứ trưởng chúng ta có thể kỳ vọng gì vào điều này sau khi đã triển khai rất nhiều giải pháp vừa cấp bách vừa lâu dài?
- Với khuôn khổ pháp lý khá đầy đủ, cộng với quyết tâm của Chính phủ, ngành chức năng, chúng ta có thể hy vọng vào những đánh giá tích cực hơn từ phía EC. Để chuyển từ nghề cá nhân dân, đánh bắt manh mún sang một nghề cá theo chuỗi khép kín, theo tiêu chuẩn là việc không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Thay đổi nhận thức là cả một quá trình, vì vậy, phải đẩy mạnh tuyên truyền để ngư dân thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Danviet
Chuột, côn trùng là thủ phạm truyền lây làm 2 vạn lợn nhiễm dịch tả
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến tại cuộc họp bàn với 17 địa phương để tìm giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây lan.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, hiện nay dịch tả lợn Châu Phi đang lây lan với tốc độ nhanh. Từ thời điểm dịch phát sinh đến nay là một tháng rưỡi, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, từ khâu giám sát, phát hiện, khoanh vùng, xử lý, ngăn chặn...Chưa có chiến dịch nào được làm đồng bộ, thuận lợi như lần này.
Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt. Ảnh: IT
Hiện nay dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành, bao gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn và Nghệ An. Tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 23.442 con.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, Trung Quốc họ đang kiểm soát chặt, nội bất xuất ngoại bất nhập. Mông Cổ cũng làm rất chặt. Tôi đặt ra vấn đề là tại sao chỉ xảy ra ở hộ nhỏ lẻ. Nếu không giải quyết cặn kẽ an toàn sinh học thì rất khó kiểm soát. Ngoài vôi bột, ở các trang trại lớn người ta còn phun thuốc sát trùng. Rõ ràng 17 vừa rồi tỉnh nào ra quân đồng bộ, chặt chẽ thì dịch được khống chế tốt. Ví dụ như Hà Nội hay Nam Định.
Đánh giá tình hình dịch tả lợn châu Phi, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho hay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt; chưa xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi tại các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Đàn lớn nhất phải tiêu huỷ là 587 con tại Hải Phòng.
Cục Thú ý nhận định nguy cơ xuất hiện bệnh tại các địa phương trong thời gian tới là rất cao. Ảnh: IT
Theo ông Đông, nguy cơ xuất hiện bệnh tại các địa phương trong thời gian tới là rất cao. Nguyên nhân dịch xuất hiện ở các địa phương do một số người chăn nuôi, thương lái chưa nhận thức đầy đủ được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, vì lợi ích kinh tế trước mắt nên khi có lợn bệnh, lợn chết đã mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh, ở phạm vi rộng.
Vi rút dịch tả lợn Châu Phi có khả năng tồn tại lâu trong lợn bệnh, các sản phẩm lợn bệnh, trong môi trường và dụng cụ chăn nuôi. Trong khi đó, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh; tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh.
Vi rút có thể có thể lây lan từ khu vực có dịch sang nơi khác qua phương tiện vận chuyển và con người. Đơn cử tại Sơn La, tại đèo Pha Đin, nơi có điểm tắm lợn, là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới lây lan dịch.
Để phòng chống dịch hiệu quả ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho rằng, cần phát hiện sớm, tiêu hủy ngay từ đầu; tăng cường tiêu độc khử trùng, lập nhiều chốt kiểm soát nhằm kiểm soát giấy tờ kiểm dịch, kiểm soát lâm sàng bệnh. Nếu làm tốt vấn đề này sẽ hạn chế dịch bệnh lây lan.
"Vắc xin không có, thuốc không có, hiện chúng tôi chỉ biết dựa vào tiêu độc khử trùng. Một hộ có lợn bệnh là chúng tôi phải phun thuốc cả xã, cả làng. Hiện Thanh Hoá đã tốn 7 tỷ đồng ngân sách chỉ cho việc phun thuốc".
Đồng tình với quan điểm đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, hiện nay chưa có vắc xin phòng dịch, nên biện pháp ưu tiên nhất đó là tiêu độc khử trùng, phải làm từ các hộ nuôi trở ra. Rắc vôi bột là biện pháp hiệu quả, các địa phương cần tích cực phổ biến người dân gia tăng biện pháp này".
Chia sẻ kinh nghiệm khống chế, ngăn chặn dịch bệnh, đại diện tỉnh Hải Dương cho biết khi có dịch, tỉnh lập tức trích nguồn ngân sách để hỗ trợ, chính vì thế dân không giấu dịch. Đồng thời xem xét các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bởi hiện nay dịch phát sinh tại các hộ nhỏ, chưa phát hiện tại các hộ chăn nuôi quy mô lớn.
Để ngăn chặn dịch lây lan từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung vào các tỉnh phía Nam, Cục Thú y đã đề nghị tỉnh Quảng Bình thành lập ngay 02 chốt kiểm dịch tạm thời, bố trí đầy đủ các lực lượng thú y, quản lý thị trường, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm lợn vận chuyển qua địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo cuộc họp Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị trên tinh thần kế hoạch của Bộ NN&PTNT, các địa phương rà soát lại phương án phòng chống dịch tả lợn châu Phi dựa trên thực tiễn địa phương mình, rà soát từ kế hoạch, biện pháp thực hiện, kế hoạch hỗ trợ.
Giải pháp an toàn sinh học là biện pháp quan trọng nhất đối với các hộ nhỏ lẻ; xử lý môi trường phải bắt đầu từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đi ra, cần rắc vôi bột thường xuyên liên tục. Thứ hai, xử lý, thức ăn triệt để; thứ ba, xử lý an toàn sinh học ngay cả đối với người chăn nuôi.
Đối với nhóm trang trại lớn, yêu cầu quán triệt bằng điện thoại, bằng mọi kênh, đừng đi đến trực tiếp chuồng trại, tránh để dịch bệnh lây lan. Phải áp dụng hình thức thông tin gián tiếp một cách hiệu quả. Về quy trình xử lý dịch, cần rà soát lại để bổ sung một cách hoàn thiện nhất, từ khâu lấy mẫu phù hợp thực tiễn; phân tích trả lời kết quả.
Vấn đề nữa là việc xử lý tiêu huỷ cũng phải tổng kết lại, hố tiêu huỷ được đào tại chỗ, nhưng phải đảm bảo mặt bằng, đảm bảo khoảng cách an toàn đến khu vực chăn nuôi, đảm bảo quy cách hố tiêu huỷ.
Theo Danviet
Giá heo (lợn) hơi hôm nay 2/3: Miền Nam giảm tới 5 giá, miền Bắc ổn định ở mức thấp Giá heo (lợn) hơi hôm nay 2/3 tại miền Bắc ổn định ở mức thấp, miền Nam có nơi giảm 5 giá do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi. Giá heo (lợn) hơi hôm nay 2/3 tại miền Bắc ổn định ở mức thấp, miền Nam có nơi giảm 5 giá Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc Theo ghi...