Sẽ mạnh tay cấm kết hôn với người nước ngoài cùng giới
Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân vàgia đìnhcó yếu tố nước ngoài.
Một điểm khiến Nghị định này thu hút sự chú ý của dư luận là việc cấm đăng ký kết hôn với người nước ngoài sẽ bị từ chối nếu các bên kết hôn cùng giới tính. Nghị định sẽ được thi hành kể từ ngày 15/05/2013.
Mạnh tay với hôn nhân đồng tính với người nước ngoài
Luật Hôn nhân và Gia đình (HNGĐ) của người đồng tính hiện thu hút được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Cuộc sống xã hội ngày một phát triển, con người sống ngày một cởi mở hơn. Nhưng tình hình kết hôn có yếu tố là người nước ngoài diễn ra khá phức tạp.
Chính vì vậy, cách đây vài ngày, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HNGĐ về quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài, trong đó quy định việc đăng ký kết hôn sẽ bị từ chối nếu các bên kết hôn cùng giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ).
Việc cấm kết hôn đồng tính với người nước ngoài sẽ khiến người Việt sang quốc gia khác để kết hôn. (Ảnh chỉ mang tính minh họa).
Luật sư Phạm Văn Phúc, Giám đốc văn phòng luật Phúc & Đồng sự cho biết Nghị định nêu rõ, việc đăng ký kết hôn sẽ bị từ chối nếu thuộc trong các trường hợp: Một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam Bên kết hôn là công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú đối với người không quốc tịch Việc kết hôn không do nam, nữ tự nguyện quyết định Có sự lừa dối, cưỡng ép kết hôn Một hoặc cả hai bên kết hôn là người đang có vợ, đang có chồng Một hoặc cả hai bên kết hôn là người mất năng lực hành vi dân sự Các bên kết hôn là những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời.
Luật sư Phạm Văn Phúc cho biết thêm, các bên kết hôn đang hoặc đã từng là cha, mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng và con dâu, mẹ vợ và con rể, bố dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng Các bên kết hôn cùng giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ).
Đặc biệt, việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Một số chuyên gia nghiên cứu các văn bản pháp luật cho biết theo Nghị định, UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn.
Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn.
Theo thạc sỹ Nguyễn Thành Nam, chuyên gia nghiên cứu các văn bản pháp luật tại TP.HCM, cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì cơ quan đại diện thực hiện đăng ký việc kết hôn, nếu có yêu cầu.
Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại sở Tư pháp (nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam) hoặc cơ quan đại diện (nếu đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện). Nghị định nêu rõ thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày, kể từ ngày sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Video đang HOT
Một đám cưới đồng tính được tổ chức tại Việt Nam gây xôn xao dư luận
“Người Việt Nam kết hôn đồng tính với người nước ngoài là thực tế đã diễn ra”
Nhiều chuyên gia nguyên cứu xã hội học tại Việt Nam cho biết xã hội ngày một phát triển, ngày một hội nhập với thế giới. Giao lưu người trong nước với người nước ngoài ngày một gia tăng một cách tự nhiên và điều tất yếu cũng sẽ tự nhiên nảy sinh nhiều mối quan hệ tình cảm đặc biệt.
Trong đó, quan hệ tình cảm, yêu đương nam nữ là một hệ quả tất yếu, là chuyện thường ngày và được xã hội thừa nhận trong thế giới ngày nay. Nhưng một mặt khác không thể không nảy sinh và không thể không tính tới là việc quan hệ tình cảm, yêu đương của người trong nước với người nước ngoài mà đặc biệt là quan hệ tình cảm, yêu đương giữa nam với nam, giữa nữ với nữ và có thể dẫn tới kết hôn khép kín.
Thạc sỹ Nguyễn Thành Nam, chuyên gia nghiên cứu các văn bản pháp luật tại TP.HCM cho biết quan hệ HNGĐ có yếu tố người nước ngoài bắt đầu phát sinh và phát triển ở Việt Nam vào khoảng thập niên 90 của thế kỷ 20 như hệ quả tất yếu của sự phát triển, hội nhập sâu rộng của nước ta. Trước đó, hiện tượng này chỉ mang tính chất cá biệt. Trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để kịp điều chỉnh các quan hệ này.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, tình hình kết hôn có yếu tố là người nước ngoài diễn ra khá phức tạp. So với hiện nay thì giới đồng tính ở trong nước có kết hôn với người cùng giới là chưa có, nhưng việc kết hôn đơn thuần giữa người Việt Nam với người nước ngoài thì đang ngày một biến tướng. Quá trình đi tới hôn nhân đó thường rất nhanh chóng, vội vàng, đơn giản, hầu hết là được môi giới sắp xếp… và kết hôn chỉ vì mục đích chính là kinh tế.
Tiến sĩ Nguyễn Công Thoại, Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam
Theo ông Lê Quang Bình, Viện trưởng viện ISEE, con người sống “cởi” hơn xưa là do cuộc sống ngày một phát triển, xã hội tuân theo quỹ đạo của sự tôn trọng lẫn nhau, tự do, bình đẳng được khẳng định trong sự tiến bộ xã hội. Cho nên, người đồng tính có quyền lên tiếng để tiến tới hôn nhân.
“Tôi cho rằng tình yêu đồng tính hai người thanh niên mới tổ chức đám cưới tại Kiên Giang đã dám làm điều mà hầu hết số đông người giống mình không dám làm. Họ thực sự là những người dũng cảm! Nếu hai thanh niên kia không dám đối diện với sự thật và cố gắng tìm hiểu, yêu rồi cưới hai cô gái, chắc chắn họ sẽ không hạnh phúc, bản thân hai cô gái cũng không hạnh phúc. Do vậy, việc cấm hôn với người nước ngoài là điều cần phải được bàn tính lại”, ông Lê Quang Bình bày tỏ.
Nghệ sĩ hài X. (xin được giấu tên, ngụ TP.HCM) bày tỏ: “Ngay trong khoảng 5 năm trở về trước ở Việt Nam, vấn đề đồng tính luyến ái vẫn được cho là một “tệ nạn xã hội” cùng với các tệ nạn khác như: Mại dâm, ma túy… Đặc biệt, chỉ bàn luận về vấn đề đồng tính thôi cũng được xem là điều cấm kỵ. Vì thế, những người thuộc giới tính thứ ba chỉ có thể chia sẻ chuyện tình cảm của mình với bạn bè trong cộng đồng, không dám hoạt động công khai mà chỉ gặp nhau ở một vài địa điểm kín.
Tuy nhiên 5 năm trở lại đây, cách nhìn của cộng đồng đã dần dần thay đổi. Các phương tiện truyền thông đề cập nhiều hơn về người đồng tính. Đoạn video đám cưới đồng tính đầu tiên tại Việt Nam được công khai trên mạng vào năm 2010 đã lan nhanh một cách chóng mặt và thu hút sự chú ý của cộng đồng. Về chủ đề này đã có nhiều bài viết, chương trình được đăng tải trên báo chí, phát sóng truyền hình và đặc biệt được những người đồng tính đưa trên các trang mạng, trang cá nhân để công khai giới tính và mối quan hệ của họ.
Thậm chí có một chương trình truyền hình trực tiếp về đề tài này đã giành được giải thưởng cao trong một cuộc thi. Tôi cho rằng, thực tế xã hội đang thay đổi, vì vậy việc người Việt Nam kết hôn đồng tính với người nước ngoài là thực tế đã diễn ra. Việc cấm của cơ quan chức năng chắc chắn sẽ tạo ra làn sóng, người đồng tính Việt sẽ đến quốc gia công nhận hôn đồng tính để kết hôn với người nước ngoài”.
11 quốc gia hợp thức hóa hôn nhân đồng tính
Theo thống kê của AP, hiện nay trên thế giới đã có 11 quốc gia đã hợp thức hóa hôn nhân đồng tính, kể từ khi Hà Lan là nước đầu tiên công nhận vào năm 2001. Ở Mỹ chỉ có một vài tiểu bang cho phép. Tại các nước lân cận Việt Nam như Thái Lan, mặc dù hiện nay người đồng tính, song tính và chuyển giới hoạt động khá sôi nổi nhưng nó tồn tại chủ yếu như một ngành công nghiệp giải trí và vẫn bị kỳ thị. Còn ở Indonesia, một nước Hồi giáo thì luật pháp nghiêm khắc cấm vấn đề đồng tính luyến ái. Ở Malaysia, người vi phạm còn có thể bị phạt tù đến 20 năm và bị quản thúc. Tuy vậy, vẫn nhiều nhóm người vẫn tiếp tục đấu tranh đòi quyền lợi cho người đồng tính.
Pháp luật thừa nhận thì xã hội sẽ thừa nhận
“So với ngày xưa, việc một người mang tính cách của giới tính đối lập và ngay cả việc sinh hoạt hàng ngày cũng mang tính đối lập thì phần đa cho họ là người lập dị, là biến thái… Không được xã hội thừa nhận và nhất là việc tẩy chay trong quan hệ tình cảm đồng tính là rất lớn. Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, người đồng tính không được xã hội thừa nhận là một con người. Họ bị phân biệt đối xử, bị coi như là những kẻ bệnh hoạn có lối sống không lành mạnh.
Trước đây, nhiều gia đình có con là người đồng tính phải hứng chịu búa rìu của dư luận, phải sống dằn vặt dày vò, không dám ra ngoài rất khổ sở. Gia đình nào có con cái như thế thì bị coi như là đồ bỏ đi, thậm chí có người phải tự tử. Quan niệm đó không còn phù hợp với xã hội ngày càng phát triển của ta cũng như của thế giới.
Tất nhiên trong quan hệ đồng giới, tình yêu đồng tính vẫn có những trường hợp không lành mạnh, nhưng đồng tính không phải là lỗi của họ mà là tự nhiên. Càng ngày người ta càng cho rằng, con người không chỉ có hai giới mà còn ba giới. Vấn đề mấu chốt hiện nay là Việt Nam không cho phép kết hôn đồng giới. Cho nên, nếu luật pháp thừa nhận thì xã hội cũng sẽ thừa nhận”. (Giáo sư, tiến sĩ văn hóa Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng viện Văn hóa cho biết).
Định nghĩa hôn nhân trong luật sẽ thay đổi
Tuy nhiên, quá trình đi tới hôn nhân và giải quyết tranh chấp sau hôn nhân lại là một vấn đề rất nan giải. Vì, ở Việt Nam chưa có những điều khoản nào cho trường hợp đồng tính. Đó là trường hợp đồng tính các nguyên lão ngày xưa không thể nghĩ rằng vấn đề đồng tính lại được chấp nhận, được mở rộng và phát triển như hiện nay. Bình luận về sự kiện này, tiến sĩ Nguyễn Công Thoại, hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng nếu hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa thì định nghĩa về hôn nhân trong luật Việt Nam hiện nay sẽ phải thay đổi. Mà sự thay đổi đột ngột này có thể gây ra một “cú sốc” với nhiều người, thậm chí gây ngạc nhiên cho những nhà hoạt động thâm niên về quyền lợi người đồng tính. Do vậy, việc cấm của cơ quan quản lý Nhà nước có lý do của nó.
Theo vietbao
"Mang thai hộ để duy trì nguồn gen quý"
Không còn khả năng sinh nở, chị H. chỉ còn biết trông vào cách tìm người mang thai hộ. "Nhưng giờ đây, pháp luật vẫn chưa cho phép, chưa có luật bảo vệ, mình lại sợ mất con lúc nào không hay. Mình từng chứng kiến trường hợp đẻ xong, người mang thai hộ không cần lấy tiền nữa, họ bế con chạy mất...", chị H đau xót nói.
Chế định cho phép mang thai hộ đã được đưa vào Dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Tuy nhiên, vẫn còn gặp nhiều ý kiến trái chiều.
Hy vọng từ tuyệt vọng
Mỗi lần nhắc tới chuyện luật pháp sẽ cho phép mang thai hộ, chị H. (Hạ Hoà, Phú Thọ) lại lấy đó làm hy vọng để an ủi trước hoàn cảnh trớ trêu của gia đình mình.
Giống như bao bà mẹ khác, khi mang thai, chị H. những mong sẽ sinh ra được đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, vào ngày trở dạ tại bệnh viện tuyến huyện, trường hợp của H lại là ca sinh khó. Sau khi bà đỡ đưa được con ra thì người mẹ trẻ bị băng huyết phải chuyển lên bệnh viện tỉnh cấp cứu. Khi lên được tới nơi đã là quá muộn, các bác sĩ đành cắt bỏ dạ con để cứu lấy tính mạng người mẹ.
Đẻ mướn không còn là chuyện hiếm (Ảnh minh họa)
Sinh được đứa con trai nhưng chị H. cơ cực không để đâu hết khi cháu bé lên ba mà vẫn bé như cái kẹo, không biết đi chỉ bò lê lết với khung xương toàn thân cong gù, không phát triển được. Vợ chồng chị H. mang con hết bệnh viện này tới bệnh viện khác, hỏi mãi bác sĩ mới kết luận cháu bị bệnh không hấp thụ Vitamin D, còi xương cấp độ cao.
Giờ đây, tháng nào vợ chồng chị H. cũng phải ôm con xuống Hà Nội để lấy thuốc điều trị lên tới tiền triệu. Trong khi đó, bác sĩ cho biết, nếu may mắn, thì tới năm 19 tuổi, con traichị H. mới biết đi nhưng cũng sẽ rất khó khăn...
Không còn khả năng sinh nở, chị H. chỉ còn biết trông vào cách tìm người mang thai hộ. "Nhưng giờ đây, pháp luật vẫn chưa cho phép, chưa có luật bảo vệ, không chỉ tốn kém mà mình lại sợ mất con lúc nào không hay. Mình từng chứng kiến trường hợp đẻ xong, người mang thai hộ không cần lấy tiền nữa, họ bế con chạy mất...", chị H đau xót nói.
Theo Luật sư Nguyễn Chiến (Liên đoàn Luật sư Việt Nam), việc pháp luật cho phép mang thai hộ là cần thiết bởi xuất phát từ nhu cầu bảo tồn nòi giống.
"Trường hợp gia đình có những vị giáo sư, chuyên gia giỏi... nhưng lại không có khả năng sinh con, lại càng cần được cho phép mang thai hộ để duy trì nguồn gen quý hiếm", Luật sư Chiến nói.
Ngược lại, nhiều ý kiến cũng tỏ ra băn khoăn có nên đưa chế định mang thai hộ vào luật pháp hay không bởi rất khó kiểm soát những trường hợp phức tạp phát sinh, trong khi khung pháp lý của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện.
Tuy nhiên, theo ông Tưởng Duy Lượng, Phó Chánh TAND Tối cao, xây dựng chế định cho phép mang thai hộ sẽ gặp nhiều khó khăn, song không phải vì khó mà cấm mãi. "Có cấm thì người ta cũng vẫn cứ làm. Luật pháp không thể né tránh mãi được, chắc chắn sẽ có chuyện người dân lợi dụng chính sách mang thai hộ để thực hiện mục đích thương mại, song đó lại thuộc về câu chuyện hậu pháp luật", ông Tưởng nói.
Cho phép, hàng loạt luật sẽ phải sửa theo
Theo Luật sư Trịnh Anh Dũng, pháp luật hiện đang nghiêm cấm hành vi mang thai hộ trong mọi trường hợp.
"Nếu chế định mang thai hộ được thông qua, Quốc hội cần ban hành đồng bộ các luật sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan khác như: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự... để điều chỉnh lại các nội dung có liên quan đến các quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa người mang thai hộ và đứa trẻ", Luật sư Dũng cho biết.
Dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình lần này đã đưa chế định mang thai hộ vào Luật. Theo đó, hành vi mang thai hộ chỉ được phép khi có mục đích nhân đạo.
Nhiều ý kiến băn khoăn làm thế nào phân biệt mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay vì thương mại
Bà Bùi Thị Thanh Hằng (Khoa Luật- ĐH Quốc gia HN) cho rằng, quy định như vậy là chưa hợp lý, thiếu tính chuẩn xác. "Quy định chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nghiêm cấm vì mục đích thương mại, nhưng Dự thảo lại không giải thích như thế nào là mục đích nhân đạo, như thế nào là mục đích thương mại? Trước mắt có vẻ nhân đạo nhưng sau nhiều năm, người mang thai hộ có thể "đòi" một phần tài sản mà đứa trẻ sẽ nhận được, thì sao?", bà Hằng phân tích.
Để tránh những rắc rối này, bà Hà Thị Thanh Vân - Phó Ban Chính sách pháp luật, TƯ Hội Phụ nữ Việt Nam, đề nghị: Đối tượng mang thai hộ cần phải có quy định trước hết phải là người thân trong gia đình, sau đó mới tính tới người khác...
"Tôi đã từng chứng kiến trường hợp gia đình nhờ một cô gái 25 tuổi mang thai hộ. Sau đó, người chồng lại nảy sinh tình cảm với cô gái kia và nhất định không muốn ở với vợ mình. Vậy vấn đề đặt ra là ai sẽ là người có quyền được nuôi đứa bé. Người vợ (người cho trứng) hay người mang thai hộ?", bà Vân nói.
Ngoài ra, Dự thảo cũng cho phép, trong trường hợp chính đáng, người phụ nữ mang thai hộ có quyền quyết định về việc tiếp tục mang thai hộ hay không. "Trường hợp này, nếu pháp luật không quy định chặt chẽ, người mang thai hộ có thể đưa ra nhiều yêu sách kiểu "tống tiền" đối với bên nhờ mang thai với lý do, nếu không đưa thêm tiền sẽ tìm cách phá thai...", bà Vân nói.
Theo 24h
Chỉ cấm bác sĩ nhận phong bì trước và trong điều trị Để xóa nạn phong bì, một số tỉnh phía Bắc, giám đốc Sở Y tế tiến hành ký kết với giám đốc các bệnh viện, giám đốc bệnh viện ký kết với trưởng khoa, điều dưỡng trưởng, cam kết cán bộ y tế không nhận quà biếu trước và trong quá trình điều trị. Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến...