Sẽ lấy ý kiến cộng đồng việc thí điểm cấm xe máy ở Hà Nội
Theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội, trong quá trình xây dựng đề án thí điểm cấm xe máy sẽ lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng.
Hai tuyến đường được chọn thí điểm để dừng hoạt động xe máy là đường Lê Văn Lương hoặc đường Nguyễn Trãi. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
“Việc thí điểm cấm xe máy không tiến hành nóng vội mà sẽ được nghiên cứu thấu đáo để khả thi, đảm bảo điều kiện đi lại, sinh hoạt bình thường của nhân dân ở khu vực liên quan. Trong quá trình xây dựng đề án, thành phố sẽ lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng”, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết như vậy trước sự quan tâm của dư luận khi Sở này đang nghiên cứu thí điểm dừng hoạt động xe máy trên đường Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi (Hà Nội).
Hai tuyến đường được chọn thí điểm để dừng hoạt động xe máy trong đề án của Sở Giao thông Vận tải là đường Lê Văn Lương hoặc đường Nguyễn Trãi.
Hai tuyến đường này đều là những tuyến đường có lưu lượng phương tiện giao thông cá nhân rất đông.
Mặt khác, trên tuyến đường Lê Văn Lương đã có xe buýt nhanh BRT còn đường Nguyễn Trãi sắp có tàu điện trên cao đi vào hoạt động.
Chính vì vậy, việc giảm phương tiện cá nhân lưu thông trên 2 tuyến đường này là cần thiết để phát huy hiệu quả của buýt nhanh BRT và tuyến đường sắt trên cao, vừa tránh lãng phí vừa giảm ùn tắc giao thông.
Nhưng vấn đề chọn thời điểm và công tác tổ chức thế nào để thuận lợi cho người dân đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Theo chuyên gia giao thông, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc, Tổng Biên tập NXB Giao thông Vận tải cho rằng, việc nghiên cứu thí điểm cấm xe máy trên 2 tuyến phố lớn, người dân đi qua tuyến đường đó chứ không phải đi hết đường đó rồi vào nhà.
Do vậy, nếu cấm 2 tuyến đường đồng nghĩa việc cấm hàng trăm tuyến đường khác. Từ đó, tạo ra luồng giao thông không liên thông, ùn tắc kéo dài.
Ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng đưa ra nhận định, trước hết cần áp dụng những giải pháp mềm, tuyên truyền để người dân nghiêm túc chấp hành luật giao thông.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng, nên chọn giải pháp hạn chế xe cá nhân ở một số tuyến, một số điểm quan trọng.
Hai tuyến đường Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương dài mười mấy cây số mà hạn chế phương tiện xe máy thì khó có thể chấp nhận.
Thường xuyên đi qua tuyến đường Nguyễn Trãi để về khu đô thị Linh Đàm, chị Nguyễn Mai bày tỏ lo lắng, một ngày chị phải qua lại tuyến đường này mấy lần vì đây là lộ trình ngắn nhất để đến cơ quan.
Nếu cấm xe máy chắc tôi phải đi vòng đường khác xa hơn và e rằng ùn tắc giao thông là khó tránh khỏi.
Anh Nguyễn Tuấn ở phường Thượng Đình thì e ngại, nếu cộng cả tiền gửi xe máy để chuyển lên tàu đường sắt, cả đi cả về ngày mấy lần chắc lương không đủ chi phí đi lại.
Theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội, trong quá trình xây dựng đề án thí điểm cấm xe máy sẽ lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng.
“Đề án hạn chế phương tiện cá nhân vào trong nội thành, chúng tôi cũng căn cứ theo lộ trình đã định sẵn trong Nghị quyết của HĐND Thành phố. Theo đó, thành phố sẽ cấm xe máy theo tuyến, theo khu vực như phố đi bộ hiện nay. Tuy nhiên, thành phố sẽ nghiên cứu thấu đáo và kỹ lưỡng, để khi triển khai thì người dân thấy chấp nhận được”, ông Viện nói.
Ông Vũ Văn Viện cho biết, Nghị quyết HĐND Thành phố đến năm 2030 phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận.
Thế nhưng, căn cứ vào điều kiện thực tế khu vực nào đủ điều kiện (vận tải hành khách công cộng) thì có thể cấm luôn chứ không đợi đến năm 2030 mới làm đồng loạt.
Trước nhiều ý kiến cho rằng, giao thông công cộng của Hà Nội còn chưa đáp ứng nhu cầu, do đó hạn chế xe máy sẽ gây khó khăn cho việc đi lại của người dân, ông Vũ Văn Viện cho hay, thành phố chỉ hạn chế hoạt động của xe máy khi đã có đủ các điều kiện cần thiết.
Cụ thể là, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải hành khách công cộng phải phát triển đến một mức độ tương ứng nhằm mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, cải thiện môi trường sống của thành phố.
“Trong lộ trình mà chúng tôi đang xây dựng sẽ thực hiện hạn chế xe máy từng bước theo tuyến, theo khu vực. Những tuyến đường, khu vực nào đủ điều kiện về phát triển cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải hành khách công cộng đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân thì sẽ hạn chế hoạt động của xe máy”, ông Vũ Văn Viện nói./.
Theo Tuyết Mai/TTXVN
Hà Nội: Cấm xe máy đường Lê Văn Lương hay Nguyễn Trãi thì tắc đường khác?
Số đông bạn đọc lo ngại việc cấm xe máy ở tuyến đường này sẽ lại dẫn đến ùn tắc ở đường khác.
Trước việc Hà Nội đang xem xét lựa chọn 1 trong 2 tuyến đường là Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi để thí điểm dừng hoạt động xe máy, nhiều bạn đọc bày tỏ đồng tình.
Bạn Tuyen nói "ủng hộ hai tay". Bạn APG cũng chia sẻ "ủng hộ 100%".
Nhiều độc giả lo ngại cấm xe máy đường này thì lại tắc đường khác
Đồng quan điểm, bạn Tuấn Kiệt đề xuất thêm việc cần tính toán lộ trình để cấm ở tất cả các TP lớn trên cả nước.
Bạn Long cho rằng, trước mắt cần thực hiện nghiêm quy định cấm xe máy đi lên cầu vượt trong giờ cao điểm ở đường Lê Văn Lương để đảm bảo biển báo có hiệu lực. Sau đó mới tính đến các phương án khác.
Bạn Lê Quý Đức đề nghị nên cấm luôn cả 2 đường vì đường Lê Văn Lương đã có xe buýt BRT, đường Nguyễn Trãi có tàu điện trên cao.
"Thí điểm cấm xe máy tuyến này thì phải cấm ô tô ở các tuyến song song để xét lượng ô tô lưu thông chung hướng" là đề xuất của bạn đọc ký tên Minh.
Ủng hộ chủ trương thí điểm của TP Hà Nội, bạn Hai cũng cho rằng, nếu cấm thì phải thành một tuyến có giá trị như thành một mạch cho ô tô đi xuyên qua TP, nếu không xung đột sẽ kinh khủng hơn.
Nhiều lo ngại
Tuy nhiên, là người hiện đang sống ở đường Lê Văn Lương, bạn Minh Ánh phản đối đề xuất này. Theo bạn, hệ thống công cộng hiện không bảo đảm, làm như vậy gây khó khăn lớn cho người dân.
Bạn Nông Dền lo lắng, nếu cấm xe máy thì người dân ở Hà Đông và các tỉnh sẽ đi bằng gì.
Thường xuyên đi trên 2 tuyến đường này, bạn Hoàng Hà đặt ra hàng loạt câu hỏi thể hiện sự bất cập: Khi hết giờ xe buýt, tàu điện thì dân đi bằng gì? Xe máy ngoài là phương tiện đi làm còn là phương tiện đưa đón trẻ con đến trường, học thêm, cấm thì đưa đón ra sao?
Khi mua bao gạo hoặc cây cảnh thì chở bằng gì? Hàng cồng kềnh thì xe buýt không cho lên, hay vác bộ vài km? Chẳng nhẽ ship một cái bánh cũng phải dùng ô tô?
Theo bạn Phan Duy Hiệp, Trâm Phan và Tuấn Anh, nếu cấm 1 trong 2 đường trên thì sẽ làm đường còn lại thêm ùn tắc, vì hệ thống giao thông công cộng chưa hoàn chỉnh.
Bạn Nguyen Nha chỉ ra vấn đề hiện tại, đường Lê Văn Lương cấp đất làm kín nhà cao tầng, xây dựng tuyến BRT thì không hiệu quả, chiếm 1/3 đường đi. Đường Nguyễn Trãi dân "dài cổ" đợi đường sắt trên cao, nhà máy, xí nghiệp dọn đi thì nhà cao tầng lại mọc lên.
Lo ngại khác được bạn Hoàng Vinh nhắc tới là TP chưa tính được một ngày lượng hàng hoá, nhu yếu phẩm vận tải bằng xe máy lưu thông ở Hà Nội là bao nhiêu tấn. Nếu hỗn loạn thì ai chịu trách nhiệm?
Bạn Vui Qua đặt câu hỏi: Các hệ thống giao thông công cộng đã có đủ để kết nối với nhau không? Đi hết tuyến đường sắt thì sẽ phải đi bộ?
Bạn Thơ Trần nêu đề xuất cần nghiên cứu hệ thống giao thông, nếu hai tuyến song song gần nhau thì một đường chỉ cho xe máy chạy, một đường chỉ cho ô tô chạy, sẽ giải quyết được nạn tắc đường. In bản đồ hướng dẫn giao thông phát cho mọi người biết và thực hiện.
"Trên cùng một tuyến đường, đa số rất hẹp không thể chia hai làn xe ô tô và xe máy chạy được. Cũng không thể cấm ở một tuyến như Lê Văn Lương hay Nguyễn Trãi được vì người dân không chỉ đi đến các địa điểm trên hai đường đó.
Cấm đường đó, người ta vòng đường khác, sẽ gây tắc chỗ khác", bạn Thơ Trần lo ngại.
Bạn KhoaiVN cho rằng, cần có giải pháp đồng bộ, quy hoạch tổng thể để từng bước thay đổi tập quán sinh hoạt của người dân thì mới mong có hiệu quả.
Theo Vietnamnet
Cấm xe máy đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi: "Đề xuất phải từ lợi ích người dân" "Việc bố trí các phương tiện công cộng phải có lợi cho dân, dù không được tuyệt đối 100% nhưng phải được 80- 90% thì người dân mới tham gia, lựa chọn. Lúc ấy người dân sẽ nhận thấy việc cấm xe máy là hợp lý. Người làm quy hoạch phải nghĩ đến điều này", bà Bùi Thị An nói. Hà Nội đề...