Sẽ lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố?
Dự thảo Luật Phòng, chống khủng bố quy định Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia…
Sáng 21/5, tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII đang diễn ra, các đại biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật phòng chống khủng bố.
Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật phòng, chống khủng bố của UB Thường vụ Quốc hội nêu rõ, trong những năm gần đây, tình hình khủng bố trên thế giới có những diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị của nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam, tuy chưa xảy ra khủng bố do tổ chức khủng bố quốc tế thực hiện, nhưng đã phát hiện một số âm mưu tiến hành khủng bố. Việc xây dựng và thông qua Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc phục vụ hoạt động phòng, chống khủng bố và hợp tác quốc tế.
Một nội dung quan trọng tại dự thảo Luật Phòng, chống khủng bố quy định Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và lực lượng chuyên trách chống khủng bố thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Về quy định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố đa số các đại biểu tán thành thành lập cơ quan này.
Diễn tập phòng chống khủng bố tại Việt Nam
Video đang HOT
ĐB Nguyễn Minh Kha (Cần Thơ) đề nghị thành lập 2 cấp ban chỉ đạo phòng chống khủng bố là cấp trung ương và cấp tỉnh. Trong đó, Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp trung ương do Thủ tướng làm trưởng ban, đại diện Bộ Công an là phó ban thường trực, đại diện Bộ Quốc phòng làm phó ban.
Có ý kiến đề nghị thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố ở 3 cấp (trung ương, tỉnh, huyện) hoặc 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã).
Đại biểu Phạm Hồng Hương (đoàn Hải Dương) nêu ý kiến: Khi thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố, cần quy định rõ công việc của Uỷ ban như: hướng dẫn các địa phương phòng chống khủng bố; tư vấn cho các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý các vụ việc khủng bố; huy động các phương tiện, tài sản để thực hiện các hành vi khủng bố, chủ động đối phó với các tình huống khủng bố bất ngờ.
Bên cạnh đó, cũng có một số đại biểu cho rằng chưa nên thành lập cơ quan này vì chưa thật cần thiết. ĐB Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) đề nghị không nên thành lập Ban chỉ đạo về phòng, chống khủng bố mà nên mở rộng chức năng, nhiệm vụ phòng, chống khủng bố cho Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.
Những ý kiến góp ý của đại biểu QH sẽ được cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý, trình QH xem xét thông qua tại kỳ họp này theo chương trình.
Về quy định người chỉ huy chống khủng bố, các đại biểu đề nghị cần làm rõ thẩm quyền của từng cấp. ĐB Nguyễn Văn Minh (Bắc Kạn) đề nghị, luật cần làm rõ cấp thẩm quyền quyết định người chỉ huy chống khủng bố là cấp nào, tránh trường hợp khi khủng bố xảy ra thì các lực lượng dẫm chân lên nhau, không có người chỉ huy và chịu trách nhiệm xử lý tình huống. ĐBQH Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đề xuất, trong trường hợp khẩn cấp, chưa có người chỉ huy chống khủng bố do cấp có thẩm quyền quyết định thì Luật nên quy định người đứng đầu cơ quan trực tiếp sẽ là người chỉ huy chống khủng bố. Đại biểu ví dụ, khi khủng bố xảy ra tại một trường học thì hiệu trưởng của trường học này sẽ là người chỉ huy chống khủng bố.
Theo 24h
Cắt nửa thời lượng bàn về lấy phiếu tín nhiệm
Ban Công tác đại biểu đề xuất giảm thời lượng thảo luận dành cho các đại biểu Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu đối với 49 chức danh tại Quốc hội. Văn phòng Quốc hội chỉ bố trí nửa buổi làm việc so với dự kiến 1 buổi trước đó.
Báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đến thời điểm này, Văn phòng đã nhận nhiều ý kiến góp ý về nội dung chương trình từ các đại biểu, Chính phủ và cơ quan hữu quan.
Về nội dung lấy phiếu tín nhiệm lần đầu với 49 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Ban công tác đại biểu đề nghị chỉ bố trí thảo luận ở các đoàn đại biểu khi UB Thường vụ thấy cần thiết, vì có thể đại biểu sẽ không có yêu cầu làm rõ hay xác minh các vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm hoặc nếu có thì sẽ không đủ thời gian để người được lấy phiếu tín nhiệm và các cơ quan có thẩm quyền giải trình, làm rõ.
Việc trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở các đoàn và báo cáo kết quả xác minh, giải trình về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm cũng chỉ thực hiện khi thấy cần thiết.
Dù vẫn có ý kiến không tán thành, Văn phòng Quốc hội đã thống nhất giảm một nửa thời lượng phiên thảo luận trước lấy phiếu tín nhiệm.
Ban Công tác đại biểu cũng kiến nghị chuyển nội dung công bố kết quả kiểm phiếu tín nhiệm từ cuối buổi sáng, ngay sau khi Quốc hội bỏ phiếu sang cuối buổi chiều cùng ngày để tăng thời gian cho việc kiểm phiếu, vì số phiếu hợp lệ, không hợp lệ được tính cho từng đối tượng sẽ rất khác nhau.
Ý kiến khác đề nghị dời nội dung lấy phiếu tín nhiệm ra sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn để đại biểu có thêm thông tin, làm cơ sở cho việc lấy phiếu.
Từ những ý kiến này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã điều chỉnh giảm thời gian dự kiến bố trí cho việc thảo luận ở các đoàn đại biểu về việc lấy phiếu tín nhiệm cũng như lùi thời gian công bố kết quả vào cuối buổi chiều ngày bỏ phiểu. Đề xuất chuyển nội dung lấy phiếu ra sau phiên chất vấn không được tiếp thu.
Cụ thể, dự kiến, nửa đầu buổi chiều ngày làm việc thứ 2, 10/6, Quốc hội dành thời gian cho các đoàn đại biểu thảo luận về nội dung này. Nửa sau buổi chiều, các đoàn chuyển sang thảo luận về luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Thời gian bố trí cho nội dung này, như vậy, giảm nửa buổi so với dự kiến ban đầu.
Sau đó, sáng sớm ngày thứ 3 (11/6), UB nghe báo cáo tổng hợp thảo luận ở đoàn và 9h sáng bắt đầu các thủ tục bỏ phiếu và cuối buổi chiều hôm đó, sau phiên thảo luận tại hội trường về luật Phòng cháy chữa cháy sửa đổi, Ban kiểm phiếu sẽ công bố kết quả kiểm phiếu đánh giá tín nhiệm.
Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu sẽ được thông qua vào sáng hôm sau.
Không nhất trí về việc này, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị giữ nguyên thời gian thảo luận ở đoàn vì không thể phán đoán là đại biểu có yêu cầu hay không. Bà Mai đề nghị phải giữ thời gian thảo luận cho nghiêm túc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng trong việc lấy phiếu tín nhiệm thì quan trọng nhất là người bỏ lá phiếu, làm sao đại biểu công tâm, khách quan, không bị tác động, đánh giá tín nhiệm một cách chính xác.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý sự hài hòa khi đưa tin và bình luận về các bộ trưởng trên báo chí "để tránh dư luận lại bảo là lợi ích nhóm hay vận động gì đó phức tạp".
Ngoài ra, nội dung thảo luận về dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng được cắt giảm thời lượng từ 3 ngày làm việc xuống còn 2 ngày.
Kỳ họp thứ 5 sẽ khai mạc vào thứ 2 tuần tới (20/5), dự kiến kéo dài 33 ngày, trong đó có 26,5 ngày làm việc.
Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý khác, Văn phòng Quốc hội đề nghị UB thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung một số báo cáo gửi riêng các đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu. Có tổng cộng 9 báo cáo được gửi bổ sung như: báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch phát triển thủy điện giai đoạn 2011 - 2020 liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Vườn Quốc gia; Báo cáo về tình hình thực hiện Dự án khai thác bô xit tại Tây Nguyên; Báo cáo về việc quản lý, sử dụng các quỹ theo quy định hiện hành (quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bình ổn xăng, dầu, quỹ bảo trì đường bộ...); Báo cáo về công tác quản lý nhà nước đối với thuốc tân dược, giá thuốc tân dược và công tác đấu thầu thuốc tân dược tại các cơ sở y tế; Báo cáo về công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, bảo đảm lợi ích của người dân; việc thực hiện quy định không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán và việc Ngân hàng Nhà nước tổ chức bán vàng miếng thông qua đấu giá trong thời gian vừa qua...
Theo Dantri
Cân đức, đo tài cán bộ phải dựa trên thực tiễn Tại Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng đang diễn ra, trong 6 vấn đề thảo luận và quyết định, có một việc rất hệ trọng, đó là cho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp lựa chọn nhân sự vào quy hoạch cán bộ cấp chiến lược của đất nước. Ngày 20.5 tới, kỳ họp thứ năm Quốc...