Sẽ làm rõ đường sắt cao tốc Bắc – Nam chênh 32 tỷ USD giữa 2 Bộ
Ý kiến của Bộ KH-ĐT liên quan đến quy mô, tổng mức đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam… sẽ tiếp tục được Bộ GTVT có ý kiến, giải trình làm rõ.
Sau khi các cơ quan báo chí đăng tải việc Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam theo ý kiến của Bộ KH-ĐT chỉ 26 tỷ USD, rẻ hơn 32 tỷ USD so với phương án Bộ GTVT trình Thủ tướng, Bộ GTVT đã có thông tin về việc này.
Theo đó, kết quả nghiên cứu của Bộ cũng như ý kiến của Bộ KH-ĐT liên quan đến quy mô, tổng mức đầu tư dự án sẽ tiếp tục được Bộ có ý kiến, giải trình làm rõ trong quá trình thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước và thẩm tra của các cơ quan có liên quan trước khi trình QH thông qua chủ trương.
Trên cơ sở định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT đường sắt và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc rà soát, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, từ năm 2017, Bộ đã tổ chức rà soát các nghiên cứu trước đây về dự án và tổ chức nghiên cứu cập nhật, bổ sung.
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đang tiếp tục được Bộ GTVT lấy ý kiến
Quá trình triển khai, Bộ đã tổ chức 4 hội nghị, hội thảo chuyên đề và các báo cáo (đầu, giữa và cuối kỳ) để xin ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan và các chuyên gia. Đồng thời, Bộ cũng trực tiếp làm việc, có ý kiến chính thức với 20 địa phương có đường sắt đi qua.
Tính đến ngày 5/1, có 9/10 bộ, ngành cơ bản thống nhất với đề xuất hồ sơ Bộ GTVT trình Thủ tướng.
Video đang HOT
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tư vấn trong nước (được sự hỗ trợ của tư vấn nước ngoài) đã đề xuất tổng mức đầu tư dự án là 58,7 tỷ USD và trình Thủ tướng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Về phân kỳ và phân đoạn đầu tư, Bộ GTVT nói rõ, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cũng đã nghiên cứu khả năng huy động nguồn lực nhằm giảm áp nợ công của nền kinh tế.
2 phương án phân kỳ đầu tư
Phân kỳ theo chiều ngang: Đầu tư hoàn chỉnh và khai thác đồng bộ đường sắt tốc độ cao trên từng đoạn. Tốc độ thiết kế 350km/h. Giai đoạn 1 (từ 2020 – 2032) đầu tư đoạn Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang với tổng mức đầu tư dự kiến là 24,7 tỷ USD.
Giai đoạn 2 (2032 – 2050) đầu tư đoạn Vinh – Nha Trang để nối thông toàn tuyến, tổng mức đầu tư là 33,98 tỷ USD.
Phân theo chiều kỳ dọc: Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường sắt tốc độ cao và phân kỳ đối với việc đầu tư thiết bị, phương tiện vận tải và phương thức khai thác.
Cụ thể, giai đoạn 1 (từ 2020 – 2032) đầu tư hạ tầng toàn bộ tuyến Hà Nội – TP.HCM đảm bảo tốc độ thiết kế 350km/h nhưng chưa điện khí hóa, mua sắm đoàn tàu diezel để khai thác riêng tàu khách trên toàn tuyến với vận tốc khai thác tối đa 150 km/h, tổng mức đầu tư là 41,980 tỷ USD.
Giai đoạn 2 (2032 – 2050) tiến hành điện khí hóa, nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu, mua sắm đoàn tàu tốc độ cao thay thế tàu diezel để khai thác trên toàn tuyến, tổng mức đầu tư là 17,11 tỷ USD.
Quá trình nghiên cứu
Qua phân tích về khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải, khả năng huy động các nguồn lực cũng như hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT đã báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Trong đó, Bộ đề xuất phương án cũng như tiến độ đầu tư.
Cụ thể, giai đoạn 1 (dự kiến hoàn thành vào 2030 – 2032): Chuẩn bị đầu tư và tổ chức đầu tư xây dựng 2 đoạn (Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP.HCM). Cùng với quá trình đầu tư xây dựng là công tác chuẩn bị nguồn nhân lực, xây dựng thể chế để khai thác vào năm 2032.
Giai đoạn 2 (dự kiến từ 2032 – 2050): Tiếp tục đầu tư xây dựng đoạn Vinh – Nha Trang. Trong đó ưu tiên đoạn Vinh – Đà Nẵng để có thể khai thác vào năm 2040 và tiếp tục hoàn thành đoạn Đà Nẵng – Nha Trang vào năm 2050.
Bộ GTVT đang tiếp tục triển khai nghiên cứu, tham mưu và thực hiện các bước tiếp theo của dự án một cách cẩn trọng, khách quan và tuân thủ đúng quy trình và các quy định của pháp luật hiện hành.
Vũ Điệp
Theo VNN
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị thêm kịch bản cho đường sắt tốc độ cao 58 tỷ USD
Ông Nguyễn Văn Thể chỉ đạo đơn vị tư vấn làm rõ suất đầu tư, hiệu quả dự án đường sắt tốc độ cao trị giá hơn 58 tỷ USD.
Tại cuộc họp về tình hình lập dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam ngày 21/11, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nói, đây là dự án lớn của đất nước và đang vào giai đoạn cuối hoàn thiện nghiên cứu để trình Chính phủ.
Ông yêu cầu liên danh tư vấn Tedi-Tricc-Tedisouth và các đơn vị liên quan nghiên cứu thêm các kịch bản khác nhau, như phương án đầu tư trước hạ tầng toàn tuyến, rút ngắn lộ trình và phân tích kỹ tác động đến công nghiệp đường sắt.
"Vì sao báo cáo lần này có các hạng mục tăng - giảm khác nhau so với các nghiên cứu trước đây. Chúng ta phải xây dựng báo cáo toàn diện, so sánh và phân tích kỹ lưỡng các phương án, giải đáp được băn khoăn của các chuyên gia, bộ ngành, địa phương về phân kỳ đầu tư, số liệu, hiệu quả dự án", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tàu cao tốc Shinkansen ở Nhật Bản. (Ảnh: Long Ly)
Lãnh đạo ngành giao thông cũng chỉ đạo tư vấn làm rõ tác động của 23 ga trên tuyến đường sắt tốc độ cao đến sự phát triển của địa phương, cũng như các ngành kinh tế, dịch vụ khác.
Trước đó, ngày 12/11, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức hội nghị nghe liên danh tư vấn công bố báo cáo cuối kỳ về nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Liên danh này đề xuất phương án xây dựng riêng một tuyến đường sắt mới có khổ lớn chạy song song với tuyến đường sắt hiện hữu; tốc độ khai thác tối đa 320 km mỗi giờ. Giá vé giai đoạn đầu sẽ bẳng 50% vé máy bay, vé loại cao nhất bằng 75% giá vé máy bay.
Giai đoạn một năm 2020-2030, dự án sẽ đưa vào khai thác trước đoạn Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang. Giai đoạn hai 2030 - 2045 khai thác đoạn Vinh - Nha Trang để nối thông toàn tuyến. Về giải pháp thiết kế công trình, liên danh tư vấn nêu chủ yếu sử dụng cầu cạn kết hợp hầm (tỷ lệ chiếm khoảng 70%), nền đất khoảng 30%.
Tổng mức đầu tư dự kiến cho toàn tuyến là 58,71 tỷ USD (giai đoạn một 24,71 tỷ USD, giai đoạn hai 34 tỷ USD).
Dự kiến, dự án đường sắt tốc độ cao sẽ được trình Chính phủ vào tháng 12 tới và trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2019.
Nguồn: VnExpress
Bộ GTVT lên tiếng về 'hai phương án đường sắt cao tốc chênh nhau 32 tỉ USD' Trong thông cáo phát đi tối 9.7, Bộ GTVT cho biết, phương án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 58,7 tỉ USD đã được 9/10 bộ, ngành cơ bản thống nhất. Đường sắt cao tốc tại Nhật Bản . Ảnh Việt Hùng Theo Bộ GTVT, trên cơ sở kết quả nghiên cứu về phạm vi, quy mô, phương án công nghệ,......