Sẽ là thảm họa khi dầu mỏ của Nga không sang được châu Âu
Khủng hoảng Nga-Ukraine gửi cảnh báo cao độ tới thị trường năng lượng về khả năng đứt gãy nguồn cung năng lượng của Nga sang châu Âu.
Nga là nhà cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu thô hàng đầu cho châu Âu. Ảnh: EPA
Các cuộc thảo luận, thông tin trên truyền thông vừa qua dường như mới chỉ tập trung vào khía cạnh dòng khí đốt của Nga sang châu Âu có khả năng bị đứt gãy. Nhưng xuất khẩu dầu thô cùng các sản phẩm dầu từ khu vực phía Tây của Nga sang châu Âu giảm mạnh cũng gây ra hệ quả khốc liệt về nguồn cung năng lượng cho châu Âu – khu vực vốn đang phải đối mặt với khủng hoảng khí đốt và giá điện.
Nhưng giới phân tích nhận định đứt gãy lớn về xuất khẩu dầu khí từ Nga sang châu Âu là điều ít có khả năng xảy ra ở thời điểm hiện tại. Bởi kịch bản này sẽ tạo ra thiệt hại thảm khốc cho cả hai bên. Bất kỳ lệnh trừng phạt mạnh tay nào nhằm vào xuất khẩu dầu của Nga sang châu Âu sẽ khiến nhiều nước tại châu lục mất đi một nhà cung ứng dầu mỏ lớn nhất, ở chính thời điểm nhiều nước đang phải vật lộn xử lý vấn nạn giá năng lượng, điện năng tăng cao, cùng với mức lạm phát lớn.
Gần 50% dầu thô xuất khẩu của Nga có điểm đến là châu Âu và tạo ra mức đóng góp lớn vào tổng thu ngân sách của Nga. Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia, với sản lượng xuất khẩu đạt mức 5 triệu thùng/ngày. Theo số liệu của Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong năm 48% xuất khẩu dầu thô của Nga trong năm 2020 là sang châu Âu, với các nhà nhập khẩu hàng đầu là Đức, Hà Lan, Ba Lan.
Khủng hoảng Nga-phương Tây trong vấn đề Ukraine một lần nữa làm nổi bật mức độ phụ thuộc lớn của châu Âu trước Nga trong cung ứng năng lượng. Mấu chốt nằm ở chỗ không dễ để châu Âu tìm kiếm nhà cung ứng thay thế tức thời, dù Mỹ và một số đối tác đưa ra cam kế sẽ hỗ trợ châu Âu về nguồn cung khí hóa lỏng trong trường hợp khủng hoảng Ukraine leo thang. Ngay cả trong năm 2021, Nga vẫn giữ vị thế là nhà cung ứng số một về khí đốt, dầu thô và sản phẩm xăng dầu sang châu Âu.
Châu Âu là thị trường chủ chốt của Nga về xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt và cũng là khu vực tạo ra nguồn thu ngân sách chủ yếu cho Moskva. Theo EIA, doanh thu từ xuất khẩu mặt hàng năng lượng chiếm 43% tổng ngân sách của chính phủ Nga trong giai đoạn từ 2011-2020. Xuất khẩu dầu chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu và 30% giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga. Khả năng Nga chủ đích cắt giảm xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt sang châu Âu là không cao, bởi điều này khiến Moskva chịu thiệt hại lớn về tài chính.
Mức độ phụ thuộc lẫn nhau quá lớn giữa Nga và châu Âu về dầu mỏ, khí đốt cho thấy leo thang khủng hoảng Ukraine đi kèm kịch bản nguồn cung năng lượng của Nga cho châu Âu bị đứt gãy mạnh sẽ khiến cả hai bên đều phải gánh chịu mức giá rất đắt. Chính vị vậy mà giới phân tích cho rằng việc “khóa van” dầu mỏ, khí đốt của Nga sang châu Âu là điều khó có thể diễn ra, ít nhất là ở thời điểm hiện nay.
Bất chấp các nỗ lực chuyển đổi cán cân năng lượng, thế giới hiện vẫn phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch về trung hạn. Trong bối cảnh nguồn cung dầu mỏ bị giới hạn, việc xử lý cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine mà không gây ra áp lực đối với các thị trường hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là dầu thô và khí đốt, sẽ là thách thức lớn đối với Nga và phương Tây.
Ba câu hỏi then chốt sau quyết định của Mỹ điều thêm quân đến Đông Âu
Tổng thống Joe Biden ngày 2/2 thông báo rằng Mỹ đang cử hàng nghìn binh sĩ đến châu Âu để hỗ trợ các đồng minh NATO, trong bối cảnh Nga tập trung lực lượng khổng lồ sát Ukraine.
Video đang HOT
Sĩ quan Mỹ hướng dẫn binh sĩ Ukraine sử dụng vũ khí phá boongke M141 tại trường huấn uyện Yavoriv, miền tây Ukraine vào tháng 1/2022. Ảnh: AP
Ước tính có khoảng 2.000 lính từ Mỹ đến Ba Lan và Romania, cả hai đều có biên giới với Ukraine. Số quân còn lại trong đợt triển khai sẽ điều chuyển từ lực lượng đóng tại Đức.
Động thái này diễn ra ngay sau khi chính quyền Tổng thống Biden thông báo họ đang đặt 8.500 binh sĩ trong tình trạng báo động cao để đối phó với việc Nga tăng cường 100.000 quân dọc theo biên giới Ukraine.
Washington tuyên bố sẽ không triển khai quân đội bên trong Ukraine, quốc gia không phải là thành viên NATO. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ gửi hàng nghìn binh sĩ đến gần Ukraine? Theo tờ Conversation, có một số yếu tố quan trọng cần xem xét vì động thái quân sự của Mỹ có thể làm gia tăng căng thẳng ở Đông Âu.
Tổng thống Biden có thẩm quyền này không?
Hiến pháp Mỹ quy định tổng thống là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của đất nước. Vai trò này mang lại cho Tổng thống Mỹ quyền điều chỉnh quân số ở nước ngoài, cả trong thời bình và khủng hoảng.
Tuy vậy việc tổng thống Mỹ sử dụng quyền lực này đã từng gây tranh cãi trong quá khứ. Quốc hội Mỹ đã cố gắng hạn chế triển khai quân đội đến những khu vực không có bom đạn ở nước ngoài. Ví dụ, Thượng viện đã tổ chức các cuộc điều trần vào năm 1951 về việc liệu tổng thống có thể triển khai thêm quân cho các thành viên NATO trong thời bình hay không.
Hơn 100 năm qua Quốc hội Mỹ - cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí cho quân đội và chính thức tuyên chiến - đã nhiều lần tranh luận về việc giới hạn ngân sách cho các hoạt động quân sự khác nhau. Và trên thực tế, một số biện pháp chính trị hoặc pháp lý đã hạn chế quyền kiểm soát của tổng thống Mỹ đối với quân đội.
Nếu muốn hạn chế quyền lực của tổng thống về vấn đề này, Quốc hội Mỹ có hai lựa chọn: Quốc hội có thể phân bổ con số 0 đô-la cho một kế hoạch của tổng thống hoặc có thể thông qua luật cấm chủ động cấp ngân sách cho kế hoạch đó.
Nhưng trên thực tế, việc cắt giảm ngân sách quân sự của Mỹ là rất khó. Tổng thống có quyền chuyển tiền từ các hoạt động quân sự hiện có sang những hoạt động không được cấp kinh phí đầy đủ. Chẳng hạn, Tổng thống Donald Trump đã chuyển ngân quỹ từ các nguồn quân sự khác để xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico vào tháng 2/2020 bằng cách ban bố tình trạng khẩn cấp.
Lính đặc công Ukraine bên ngoài một tòa nhà đổ nát ở Maryinka, Ukraine, vào ngày 2/2/2022. Ảnh: Getty Images
Ngoài ra, nếu Quốc hội thông qua một đạo luật tích cực ngăn chặn các khoản chi tiêu trong một lĩnh vực cụ thể, thì dự luật đó sẽ đòi hỏi phải có đa số tuyệt đối, tức 2/3 thành viên Quốc hội, ủng hộ để có thể vượt qua quyền phủ quyết của tổng thống.
Nghị quyết Quyền lực Chiến tranh năm 1973 - còn được gọi là Đạo luật Quyền lực Chiến tranh - là một ví dụ về trường hợp Quốc hội cố gắng khẳng định lại quyền hạn chiến tranh của mình và hạn chế khả năng đơn phương quyết định triển khai quân sự của tổng thống.
Tuy nhiên, Đạo luật Quyền lực Chiến tranh dường như không gây cản trở gì khi Tổng thống Biden tăng cường triển khai quân sự tới các thành viên NATO.
Một lý do cho điều này là chính quyền ông Biden đã tuyên bố rõ ràng rằng các lực lượng Mỹ sẽ không chiến đấu bên trong lãnh thổ Ukraine và bảo vệ nước này nếu xảy ra xung đột với Nga.
Cho đến tận ngày nay, Quốc hội Mỹ vẫn chưa từng sử dụng thành công Đạo luật Quyền lực Chiến tranh để rút các lực lượng quân sự do một vị tổng thống triển khai ở nước ngoài.
Đại sứ Anh James Kariuki và Đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Ukraine hôm 21/1/2022. Ảnh: Getty Images
Các tổng thống khác của Mỹ đã làm điều tương tự chưa?
Các tổng thống Mỹ tiền nhiệm đã thường xuyên luân chuyển quân trên toàn cầu, và cũng đã triển khai quân đội đến các khu vực đang đối mặt với căng thẳng gia tăng.
Tổng thống George H.W. Bush đã triển khai quân đội đến Trung Đông trước khi Quốc hội phê chuẩn tiến hành Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất vào tháng 1/1991. Và trong lịch sử, không phải tất cả các cuộc triển khai như Iraq đều kết thúc bằng xung đột.
Mỹ đã thành lập và di chuyển các hạm đội hải quân để đối phó với diễn biến ở châu Âu và bán đảo Triều Tiên chỉ trong 5 năm qua.
Tổng thống Barack Obama đã tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Ba Lan vào năm 2016 để ngăn chặn cái mà họ cho là "mối đe dọa tiềm tàng" từ Nga.
Ông Obama cũng tăng cường hoạt động quân sự ở Philippines và Australia, thách thức các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực.
Vào năm 2019, Tổng thống Trump đã triển khai thêm quân đội đến Saudi Arabia sau khi căng thẳng gia tăng với Iran.
Xe tăng T-72B3 của Nga tập trận ở Rostov, miền nam Nga, ngày 12/1/2021. Ảnh: AP
Tại sao Tổng thống Biden gửi thêm quân đến châu Âu?
Quyết định của ông Biden gửi thêm quân đến châu Âu có thể phục vụ một số mục đích trong cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga hiện nay.
Việc bố trí lại binh sĩ và tài sản trước hoặc trong khi xảy ra các cuộc khủng hoảng quân sự là điều vẫn thường xảy ra. Quyết định của Tổng thống Biden có thể đảm bảo với các đồng minh hiện tại rằng Washington ủng hộ họ và cam kết bảo vệ châu Âu.
Việc phô diễn lực lượng quân sự cũng có thể là lời cảnh báo với Nga, và nhằm chuẩn bị năng lực để đối phó với một cuộc xung đột, nếu nó xảy ra.
Các cường quốc quân sự lớn như Mỹ thường phản ứng lại việc tăng cường quân sự của đối phương bằng các đợt triển khai riêng. Nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả khi đáp trả các hành động quân sự của các quốc gia khác, các cường quốc vẫn thận trọng trong việc duy trì các hoạt động triển khai này trong phạm vi ảnh hưởng của riêng họ - như cách Mỹ đang làm - để tránh khiêu khích đối thủ.
Nga chuyển dịch dòng năng lượng từ Tây sang Đông Căng thẳng với Ukraine đang thúc đẩy Moskva kinh doanh dầu khí nhiều hơn với Trung Quốc và có thể sẽ giảm bớt với châu Âu. Dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua Triều Tiên đến Hàn Quốc vẫn đang thi công. Ảnh: iStock Một cuộc xung đột quy mô lớn tiềm tàng ở Ukraine, hoặc thậm chí chỉ là...