Sẽ kiểm tra ôtô nhập khẩu theo kiểu loại thay vì theo lô
Chính phủ sẽ sớm ban hành văn bản sửa đổi quy định của Nghị định 116/2017 về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô, trong đó ôtô nhập khẩu sẽ được kiểm tra theo kiểu loại.
Nhập khẩu xe ôtô sẽ được kiểm tra theo kiểu loại – Ảnh: TL
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết như vậy tại cuộc làm việc với các bộ ngành về việc sửa đổi điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành.
Cụ thể, thay vì hình thức kiểm tra theo lô như quy định hiện hành, chính phủ sẽ sửa đổi Nghị định 116/2017 theo hướng các xe nhập khẩu sẽ được kiểm tra theo kiểu loại, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
“Đề nghị Bộ Giao thông vận tải có văn bản báo cáo Thủ tướng sửa nghị định theo hình thức rút gọn. Cố gắng đến cuối tháng 8, đầu tháng 9 sẽ ban hành nhanh” – bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo bộ trưởng Mai Tiến Dũng, việc sửa đổi Nghị định 116 là phù hợp trong bối cảnh thị trường ôtô, hoạt động nhập khẩu ôtô đã đi vào ổn định.
Thực tế trong 2 năm qua sau khi nghị định được ban hành, ngành ôtô trong nước đã có bước phát triển nhất định, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý nhà nước cũng chặt chẽ hơn, không còn tình trạng lộn xộn trong hoạt động nhập khẩu xe.
Bằng chứng là lượng xe nhập khẩu tăng, các hãng xe đều xác nhận nguồn gốc và kiểu loại, thực hiện nghiêm túc quy định của Nghị định 116. Vì vậy, với năng lực của các trung tâm đăng kiểm hiện nay, ông Dũng cho rằng việc cải cách trong quản lý, chuyển sang hậu kiểm là phù hợp.
Vấn đề sửa đổi quy định kiểm định ôtô nhập khẩu theo kiểu loại thay vì theo lô được đưa ra từ năm 2018. Bộ Giao thông vận tải từng có văn bản báo cáo Thủ tướng nêu quan điểm nếu không kiểm soát theo lô sẽ tiềm ẩn nhiều hệ luỵ.
Cụ thể, doanh nghiệp có thể nhập khẩu hàng loạt xe về và chỉ đăng ký cho một lô đại diện, có thể là một xe duy nhất. Dẫn tới, có thể doanh nghiệp sẽ chọn xe tốt nhất để kiểm tra, được cấp giấy chứng nhận và sau đó đăng ký kiểm tra cho các lô tiếp theo với số lượng không giới hạn.
Nhập khẩu tăng 650%, sản xuất trong nước giảm
Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến 30-6-2019, nhập khẩu ôtô đạt 75.438 chiếc trị giá 1,68 tỉ USD, tăng 513% về số lượng và tăng 413,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống 54.927 chiếc, tăng 652% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm đến 72,8% lượng xe nhập khẩu; ôtô tải 17.879 chiếc, tăng 662% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 23,7% lượng ôtô nhập khẩu cả nước.
Sản lượng sản xuất 6 tháng đầu năm 2019: ôtô 131.089 chiếc (giảm 2% so với cùng kỳ năm trước), xe máy 1.310.800 chiếc (giảm 4,7%).
Theo Tuổi trẻ
Xe tải hạng nặng sắp bị tăng thuế nhập khẩu
Việc tăng thuế nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp lắp ráp xe tải hạng nặng trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Xe tải nặng nhập khẩu hiện đang hưởng thuế suất 0%, sắp tới có thể bị đánh thuế lên mức 10%
Mới đây, trong văn bản xin ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội về một số nội dung sửa đổi tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017, Bộ Tài chính nêu quan điểm: "Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có thể sản xuất lắp ráp được dòng xe tải nặng. Nhưng trong năm 2018, sản lượng lắp ráp xe tải đã sụt giảm khá lớn, mức thuế suất trung bình của bộ linh kiện nhập khẩu để lắp ráp xe tải trên 20 tấn đang được quy định là 5-7% trong khi thuế suất MFN của xe nguyên chiếc trên 45 tấn là 0%, nên doanh nghiệp lắp ráp xe tải trong nước khó cạnh tranh được với xe nhập khẩu".
Do vậy, Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu mặt hàng xe tải nguyên chiếc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 45 tấn từ 0% lên 10% - bằng với mức thuế suất cam kết WTO của chủng loại xe tải tự đổ trên 45 tấn.
Hiện nay, thị trường Việt Nam chỉ có 3 đơn vị có đủ điều kiện sản xuất lắp ráp nhóm xe tải có khối lượng toàn bộ trên 45 tấn là THACO, HINO và TMT. Công suất lắp ráp của 3 doanh nghiệp trên đối với dòng nhóm xe tải nặng trên 45 tấn có thể đạt 2.000 xe/năm.
Số liệu thống kê của hải quan, năm 2018 mặt hàng xe tải hạng nặng (có khối lượng toàn bộ trên 45 tấn) nhập khẩu nguyên chiếc đạt 117 chiếc, trị giá đạt 19 triệu USD. Lượng nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2019 đạt 265 chiếc, trị giá 43,8 triệu USD - gấp 2 lần so với 2018, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Xe tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 45 tấn là dòng xe có công năng, cấu hình đơn giản hơn dòng xe trên 24 tấn mà đa số các doanh nghiệp trong nước đang lắp ráp.
Nhu cầu thực tế tại Việt Nam hiện đạt khoảng 500 - 700 xe/năm, chủ yếu là xe nhập khẩu với các thương hiệu (HOWO, BELAZ, VOLVO...) đến từ Trung Quốc, Thụy Điển, các nước Đông Âu.
Nguyên nhân khiến dòng xe này được nhập khẩu gần như 100% là do được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% (được quy định trong Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017), trong khi đó các doanh nghiệp trong nước nhập linh kiện về sản xuất lắp ráp với mức thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện bình quân 5,85%, điều này khiến xe sản xuất trong nước không thể cạnh tranh.
Vì vậy, để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước, các doanh nghiệp lắp ráp xe tải hạng nặng đề xuất tăng thuế nhập khẩu của nhóm xe tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 45 tấn từ 0% lên tối thiểu 50%.
Theo Giaothong
Tập đoàn Tan Chong bắt tay SAIC Motor (Trung Quốc) để sản xuất và phân phối ô tô tại Việt Nam Tan Chong Motor Holdings vừa ký một biên bản ghi nhớ với nhà sản xuất ôtô Trung Quốc là SAIC Motor về việc lắp ráp, nhập khẩu và phân phối xe cơ giới tại Việt Nam. Tan Chong Motor Holdings vừa ký một biên bản ghi nhớ với nhà sản xuất ôtô Trung Quốc là SAIC Motor về việc lắp ráp, nhập khẩu...