Sẽ kiểm toán một số quỹ tài chính lớn trong năm 2020?
Sự vào cuộc của Kiểm toán Nhà nước được xem như một trong những giải pháp để cùng khắc phục những hạn chế, yếu kém.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu có thể được đưa vào kế hoạch kiểm toán năm 2020.
Ngày 21/10, trong ngày khai mạc kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, ý kiến về dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2020 của Kiểm toán Nhà nước từ Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã được gửi đến các đại biểu Quốc hội.
Tại đây, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã lưu ý một số vấn đề cụ thể tại một số lĩnh vực.
Trong đó, về kiểm toán lĩnh vực doanh nghiệp và các tổ chức tài chính – ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước dự kiến giảm số lượng đầu mối kiểm toán so với năm 2019 (16/25 nội dung, giảm 36% so với năm 2019).
Có ý kiến tại Ủy ban cho rằng, Kiểm toán Nhà nước cần cân nhắc thận trọng việc giảm mạnh đầu mối các đơn vị, nội dung được kiểm toán vì có thể ảnh hưởng đến tính toàn diện, đầy đủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước.
Đáng chú ý, bản ý kiến trên đề nghị cần cân nhắc, bổ sung nhiệm vụ kiểm toán một số quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách lớn như Quỹ bình ổn giá xăng dầu để khắc phục những hạn chế, yếu kém mà Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu vừa qua.
Video đang HOT
Cụ thể, về quỹ này, tháng 8/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 – 2018.
Khi đó, Đoàn giám sát của Quốc hội đã kiến nghị bãi bỏ ngay hoặc có lộ trình rõ ràng bãi bỏ nhiều quỹ, trong đó có Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Lý do, đoàn giám sát đưa ra nhận định, số tiền trích quỹ được để lại cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (mức trích hiện nay là 300 đồng/lít), thực chất là một khoản thu trước của người dân và doanh nghiệp.
Việc quản lý quỹ được thực hiện tại các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, khi đó các doanh nghiệp đầu mối có thị phần lớn sẽ có quỹ rất lớn, song những doanh nghiệp có thị phần thấp thì số dư quỹ thường nhỏ, dẫn đến việc khi thực hiện xả quỹ lớn (có thời điểm sử dụng bình ổn giá trên 2.000 đồng/lít) có thể dẫn đến các doanh nghiệp đầu mối có mức quỹ thấp sẽ âm quỹ và phải sử dụng tạm thời nguồn vốn kinh doanh của họ hoặc vay ngân hàng thương mại để bù quỹ, làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Báo cáo giám sát của Đoàn giám sát của Quốc hội cũng nói rõ “việc thu trước của người tiêu dùng 300 đồng/lít để tạo quỹ là nguyên nhân gây ra lạm phát thực tế và định kỳ điều chỉnh giá là nguyên nhân gây ra lạm phát kỳ vọng”…
Và Quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ là một trong 48 quỹ hiện có (gồm 28 quỹ ở trung ương và 20 quỹ ở địa phương), theo con số thống kê từ Bộ Tài chính đưa ra hồi tháng 8 vừa qua.
Bên cạnh lĩnh vực doanh nghiệp và các tổ chức tài chính – ngân hàng, dự kiến kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư cũng còn gây băn khoăn.
Có ý kiến đề nghị Kiểm toán Nhà nước rà soát, cân nhắc việc dự kiến kiểm toán dự án thành phần đầu tư xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trong tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 vì một số dự án hiện nay chưa triển khai thực hiện. Trong trường hợp dự kiến kiểm toán, cần làm rõ các nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán,… đồng thời rà soát lại danh mục các nội dung đề xuất kiểm toán để bảo đảm tính khả thi của các đề xuất.
LAM GIANG
Theo Bizlive.vn
Nguồn cải cách tiền lương: Nơi không dùng hết nơi chi không đúng
7/36 địa phương được kiểm toán sử dụng nguồn cải cách tiền lương năm 2018 để chi bù hụt thu 2.451,2 tỷ đồng...
Gửi ý kiến đến Quốc hội về dự toán và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020, Kiểm toán Nhà nước cho biết việc quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương ở nhiều nơi chưa nghiêm túc.
Cụ thể, có 7/36 địa phương được kiểm toán sử dụng nguồn cải cách tiền lương năm 2018 để chi bù hụt thu 2.451,2 tỷ đồng: tỉnh Bình Dương 1.313 tỷ đồng, Đồng Nai 807 tỷ đồng, Thanh Hóa 229,7 tỷ đồng, Hưng Yên 54,4 tỷ đồng, Kon Tum 20,5 tỷ đồng, Hậu Giang 10,4 tỷ đồng, Phú Yên (thành phố Tuy Hòa 10 tỷ đồng), Lâm Đồng (huyện Đam Rông 6,2 tỷ đồng).
Ngoài ra, một số địa phương có nguồn cải cách tiền lương dư lớn nhưng không sử dụng hết, Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc thông tin.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương và tinh giản biên chế năm 2020 là 61,5 nghìn tỷ đồng (năm 2019 là 16.200 tỷ đồng - PV).
Để thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương: "hàng năm, dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách Trung ương cho cải cách chính sách tiền lương", Kiểm toán nhà nước đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ đồng thời có chính sách hướng dẫn kịp thời, phù hợp trong việc quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương.
Về dự toán chi ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết, dự toán chi cân đối ngân sách năm 2020 là 1.747,1 nghìn tỷ đồng, tăng 113,8 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2019, bằng 25,7%GDP.
Cơ cấu chi có xu hướng chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi thường xuyên giảm còn 60,5% tổng chi ngân sách, thấp hơn mục tiêu đề ra dưới 64% giai đoạn 2016-2020. Chi đầu tư phát triển chiếm 26,9% cao hơn so với mục tiêu (25-26% tổng chi ngân sách) đề ra giai đoạn 2016-2020
Vẫn theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, Chính phủ dự kiến tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2020 là 1.512,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với ước thực hiện năm 2019, tăng 7,2% so với dự toán năm 2019.
Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước khoảng 22,2%GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 19,4%GDP. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí này là thấp nhất trong những năm gần đây, theo Kiểm toán Nhà nước.
Hà Vũ
Theo VnEconomy
Kiểm toán Nhà nước: Nhiều khoản thu sẽ biến động mạnh Chỉ riêng dầu thô, mức giảm thu có thể trên 19 nghìn tỷ đồng so với năm 2018, trong khi chênh lệch thu - chi của Ngân hàng Nhà nước cũng đáng chú ý. Trong một báo cáo vừa được gửi đến Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết Chính phủ ước thực hiện cả năm thu ngân...