Sẽ không còn trẻ khuyết tật nhờ phẫu thuật bào thai trong bụng mẹ
Những khuyết tật ở trẻ sơ sinh sẽ không còn trong tương lai nhờ công nghệ phẫu thuật bào thai ngay từ trong bụng mẹ.
Rạn đốt sống là một trong những căn bệnh đang ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh trên toàn thế giới, với tỉ lệ trung bình cứ 2500 trẻ thì có 1 trẻ bị mắc bệnh.
Căn bệnh gây ra tổn thưởng ở tủy sống từ khi trẻ còn trong bụng mẹ và gây ra các khuyết tật phức tạp khác nhau, thậm chí dẫn đến tử vong.
Phương án tốt nhất là thực hiện phẫu thuật để khắc phục trước khi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên các phương pháp tiến hành rất phức tạp như hiện nay khiến quá trình chỉ được thực hiện ở 5 quốc gia trên toàn thế giới. Hầu hết các quốc gia khác đều phải thực hiện phẫu thuật sau khi trẻ sinh ra, nhưng nguy cơ sau mổ là rất cao.
Để giảm thiểu những nguy hiểm rủi ro cao, các nhà khoa học trường ĐH London (UCL) và KU Leuven (Bỉ) đã phát triển một cánh tay rô bốt rất nhỏ có thể đưa vào bụng người mẹ để phẫu thuật . Rô bốt này được phát minh để đối phó với bệnh rạn đốt sống, tuy nhiên nó có thể hỗ trợ truyền máu cho cặp song sinh trong trường hợp lượng máu truyền qua cặp đôi không đều nhau, và tắc nghẽn đường tiết niệu khi trẻ không thể đi tiểu trong bài thai và bàng quang của trẻ bị phình to.
Rô bốt phẫu thuật gồm có camera 3D và 2 cánh tay linh hoạt.
Phẫu thuật trong bào thai có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như điều kiện chăm sóc, nhưng riêng với bệnh rạn đốt sống, rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật của các chuyên gia ở các quốc gia tiên tiến.
Giáo sư Sebastien Ourselin, đến từ Trung tâm Đo lường Dược liệu, UCL, đang chịu trách nhiệm về dự án công nghệ mới, nói rằng: “Hầu hết các khuyết tật ở trẻ đều có thể tránh được nếu chúng ta can thiệp sớm hơn. Nhưng hiện nay, các hệ thống phẫu thuật chưa cho phép thực hiện điều này và phẫu thuật trong bụng người mẹ chỉ có thể dành cho các chuyên gia với nguy cơ rủi ro rất cao.”
Video đang HOT
Phẫu thuật cho trẻ tránh các khuyết tật sau khi sinh mang nhiều rủi ro cao.
Nhóm nghiên cứu của Ourselin đang phát triển cánh tay rô bốt nhỏ, rộng không quá 2cm để có thể tiến hành phẫu thuật bào thai . Đây là một phần của dự án lớn trong ngân quỹ 17 tỉ USD hỗ trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Vật lý & Kỹ thuật và tổ chức Wellcome Trust.
Thiết bị này bao gồm một máy camera cung cấp hình ảnh 3D của bào thai, giúp 2 cánh tay linh động có thể thực hiện thao tác tại xương sống của trẻ trong bụng mẹ. Nếu thành công, cánh tay này sẽ có thể phát triển để thực hiện kỹ thuật phức tạp hơn như phẫu thuật tim. Chúng cũng có thể vận thực hiện các hoạt động với tế bào gốc trong cơ thể. Do đó, chỉ cần kỹ thuật phẫu thuật trong bào thai thành công, tiềm năng ứng dụng của cánh tay rô bốt là rất lớn.
Cánh tay của thai nhi qua hình ảnh 3D của rô bốt.
Tại những nước đang thực hiện phẫu thuật truyền thống, bác sĩ phải mổ bụng của thai phụ trước khi bào thai 26 tuần tuổi, và điều này tạo ra nguy cơ khôn lường, gây ra hiệu ứng phụ cho sản phụ sau sinh
Tiến sĩ Jan Deprest, trưởng nhóm nghiên cứu ở KU Leuven, cho biết: “Các phẫu thuật ở châu Âu hiện nay khiến nhiều người e ngai về các hậu quả sau phẫu thuật. Phẫu thuật bằng cánh tay rô bốt sẽ trở nên phổ biến trong tương lai tới và chúng ta cần tận dụng kỹ thuật mới để giúp nhiều bệnh nhân có cơ hội lựa chọn phương pháp này.”
Rô bốt có thể khắc phục tắc nghẽn đường tiết niệu khi trẻ không thể đi tiểu trong bào thai và bàng quang của trẻ bị phình to
Phẫu thuật đạt kết quả tốt nhất nếu thực hiện trước 26 tuần tuổi của bào thai để tránh nguy cơ khuyết tật cho trẻ. GS.Ourselin nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn có thể phẫu thuật vào lúc bào thai khoảng 16 tuần tuổi để đạt được hiệu quả cao nhất cho thai phụ nhưng chưa thể làm được. Điều quan trọng nhất là làm giảm quá trình xâm lấn của căn bệnh. Nếu làm được điều này, có thể mở rộng được khả năng chữa hầu hết mọi bệnh trước khi trẻ chào đời”.
Rô bốt phẫu thuật có thể khắc phục tình trạng lượng máu tryền không cân bằng giữa cặp thai nhi song sinh. Ảnh:CNN.
Theo Trí Thức Trẻ
Dấu hiệu cần uống nước dù chưa thấy khát!
Cơ thể mất nước đôi khi không có biểu hiện rõ ràng như bạn cảm thấy khát nước, nó không mang tính chất dữ dội và đột ngột như mất nước cấp tính. Nhưng tình trạng cơ thể thiếu nước thường xuyên lại khá phổ biến đối với những người không uống đủ nước.
Vậy làm sao để biết được cơ thể bạn đang thiếu nước? Hãy để ý những dấu hiệu dưới đây để bổ sung kịp thời lượng nước cho cơ thể nhé.
1. Giảm đi tiểu
Nếu bạn uống nước đầy đủ, nước tiểu của bạn thường có màu vàng nhạt, hoặc màu vàng rơm và bạn nên đi tiểu ít nhất 5 lần mỗi ngày. Nếu uống không đủ nước, nước tiểu sẽ trở thành màu vàng đậm và có thể sau 6 - 7 tiếng đồng hồ hoặc hơn mà không có nhu cầu đi tiểu.
Nước tiểu ít là một dấu hiệu rất rõ ràng cho việc cơ thể đang thiếu nước.
2. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu độc tố có trong nước tiểu không được pha loãng, nó sẽ gây hại cho niêm mạc đường tiết niệu, gây ra viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu. Triệu chứng phổ biến như đau rát khi đi tiểu, bạn muốn đi tiểu, và đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ đi được chút xíu một mà thôi.
3. Táo bón
Đi đại tiện không thường xuyên cũng là một dấu hiệu của sự mất nước. Trong quá trình ăn uống, thức ăn đi qua dạ dày đến ruột có chứa nhiều chất lỏng để tạo phân thành khuôn và giảm áp lực ở đại tràng. Nước sẽ giúp "bôi trơn" đường tiêu hóa để giữ cho mọi thứ chuyển động một cách trơn tru. Trong tình trạng mất nước thường xuyên, đại tràng mất quá nhiều nước để cung cấp cho các bộ phận khác của cơ thể. Việc thiếu nước khiến phân sẽ bị khô, cứng và dính chặt ở trong ruột già khiến bạn khó khăn trong việc đi đại tiện.
4. Khô miệng
Nếu không uống nước, chất lỏng bôi trơn màng nhẩy không có và kết quả là bạn cảm thấy khô miệng, nước bọt ít. Khi cơ thể đầy đủ nước, bạn sẽ thấy miệng dễ chịu, nhiều nước bọt được tiết ra trong khi ăn.
5. Khô mắt
Một trong những triệu chứng rõ ràng nữa cho việc thiếu nước là không có nước mắt khi bạn khóc. Nếu không uống nước, các chất lỏng trong ống dẫn nước mắt sẽ không được bổ sung gây ra tình trạng khô mắt hoặc khóc không có nước mắt. Uống đủ nước sẽ giúp bạn chảy được nhiều nước mắt hơn, gạn lọc được các bụi bẩn gây hại cho đôi mắt của bạn.
Minh Anh
Theo Life
Xem nước tiểu để biết bạn khỏe hay yếu Nước tiểu có bọt hay bong bóng, nghĩa là bạn có thể bị bệnh thận. Nếu nó nặng mùi, có thể bạn nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Thời xưa các bác sĩ nếm nước tiểu để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu có vị ngọt, có nghĩa cơ thể chưa lọc hết đường. Ngày nay chúng ta sử dụng công nghệ tiên tiến...