Sẽ hoàn thành nâng hạng thị trường trước năm 2025
Đó là khẳng định của ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) tại Diễn đàn thị trường vốn ASEAN tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 9/12.
Gắn với chủ đề quốc gia ASEAN của Việt Nam năm 2020 là “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, trong vai trò Chủ tịch ACMF, UBCK đã ưu tiên thúc đẩy sáng kiến “Tài chính bền vững” là chủ đề xuyên suốt của năm 2020. Đồng thời, đặt ra 5 mục tiêu mới cho nhiệm kỳ 2021-2025.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các cơ quan quản lý thị trường vốn ASEAN hoan nghênh các nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu hội nhập thị trường vốn trong khu vực ASEAN, làm sâu sắc hơn sự gắn kết của khu vực với cộng đồng quốc tế vì phát triển bền vững, đồng thời nâng cao khả năng thích ứng và năng lực thể chế của ASEAN.
Kết quả đầu ra của sáng kiến là “Lộ trình Phát triển bền vững thị trường vốn ASEAN” đã được hoàn thiện và báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN tổ chức vào đầu tháng 10/2020 với các định hướng chiến lược cho việc xây dựng lớp tài sản bền vững trong ASEAN để hỗ trợ chương trình nghị sự phát triển bền vững của ASEAN trong 5 năm tới. Brunei sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch Diễn đàn thị trường vốn ASEAN năm 2021.
Diễn đàn thị trường vốn ASEAN tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 9/12
Video đang HOT
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCK chia sẻ, năm 2020 là năm rất đặc biệt, đại dịch làm ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển của kinh tế toàn cầu, đứt gãy các chuỗi cung ứng, thay đổi các dòng chảy vốn trên thế giới. Trong bối cảnh đó, sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý về thị trường vốn trong ASEAN được chú trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và đóng góp vào sự thịnh vượng chung của ASEAN.
“Trong năm 2020, các nhóm kỹ thuật của ACMF đã hoạt động tích cực với các kết quả cụ thể. Lãnh đạo cơ quan quản lý thị trường vốn ASEAN nghe báo cáo và hoan nghênh kết quả trong lĩnh vực tài chính bền vững, sáng kiến quỹ đầu tư tập thể, sáng kiến thẻ điểm quản trị công ty ASEAN và hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp trong ASEAN”, ông Dũng nhấn mạnh.
Trong giai đoạn sắp tới 2021 – 2025, ông Dũng cho biết, Diễn đàn thị trường vốn ASEAN sẽ tập trung vào 5 ưu tiên chính: Thúc đẩy cao hơn mức độ minh bạch và công bố thông tin trên các TTCK khu vực; thúc đẩy hài hòa hóa quy định trong các thị trường vốn ASEAN; tăng cường xây dựng năng lực của các cơ quan quản lý thị trường; tăng cường trao đổi nhận thức về thị trường vốn và phát triển thị trường vốn; tăng cường sự hợp tác và phối hợp giữa các thị trường ASEAN để hướng đến mục tiêu liên kết toàn diện.
“Trên cơ sở 5 mục tiêu trên, năm 2021, các nước sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết và cùng trình lên Hội nghị ACMF thứ 34 do Brunei chủ trì, để làm “kim chỉ nam” trong hoạt động chung của các thị trường vốn khu vực 5 năm tới”, ông Dũng nói.
Ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, UBCK cho biết, ngày 10/12, Việt Nam tổ chức công bố kết quả thẻ điểm quản trị công ty của Việt Nam, thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến nâng cao chất lượng quản trị, hướng đến phát triển bền vững.
Trong khuôn khổ ASEAN, trình độ phát triển là khác nhau, có nước phát triển, có nước kém phát triển. Chuẩn mực khác nhau, việc xây dựng các chuẩn mực chung cho một khối là tương đối thách thức. Đó là lý do Diễn đàn lần này chọn chủ đề là “chủ động thích ứng”.
Khi thị trường vốn bị tác động bởi đại dịch Covid, UBCK có nhiều giải pháp thích ứng để thị trường hoạt động trong trạng thái bình thường mới. UBCK chỉ đạo các sở giao dịch và các công ty chứng khoán chuyển 100% hoạt động giao dịch sang Online, tránh tối đa tiếp xúc với nhà đầu tư.
Chủ tịch UBCK cũng cho biết thêm, vị thế của TTCK Việt Nam được đánh giá cao hơn sẽ là một nhân tố thuận lợi cho tiến trình nâng hạng thị trường. Ông Dũng khẳng định, câu chuyện nâng hạng TTCK luôn được UBCK quan tâm thực hiện và sẽ hoàn thành trước năm 2025 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh sự tăng trưởng về điểm số và thanh khoản, ông Vũ Chí Dũng còn chỉ ra một trong những điểm sáng trên TTCK Việt Nam năm 2020, như việc lần đầu tiên có doanh nghiệp niêm yết xếp vào Top 100 doanh nghiệp có điểm quản trị công ty tốt nhất ASEAN là Vinamilk.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách: GDP 2020 trong khoảng 2,6 - 2,8%
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 của Việt Nam nằm trong khoảng 2,6 - 2,8%, khi việc kiểm soát hoàn toàn dịch Covid-19 trong các tháng còn lại của năm diễn ra thuận lợi như hiện nay. Tuy nhiên, nếu có những diễn biến bất lợi đột ngột xuất hiện trong những tháng cuối năm, nền kinh tế có thể chỉ tăng trưởng 1,8 - 2% hoặc thấp hơn cho cả năm 2020.
Sáng 21/10, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức tọa đàm "Công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III và 9 tháng đầu năm 2020". Chuỗi Báo cáo Kinh tế vĩ mô hàng quý được VEPR thực hiện dưới sự hỗ trợ của Viện Konrad-Adenauer (KAS).
Báo cáo của VEPR chỉ ra, trong quý 2/2020, nhiều nền kinh tế hứng chịu tăng trưởng âm. Kinh tế Mỹ tăng trưởng âm, kinh tế châu Âu tiếp tục suy giảm, kinh tế ASEAN tiếp tục suy giảm tăng trưởng, kinh tế Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề thêm từ đại dịch... Việc hầu hết các nền kinh tế lớn buộc phải đóng cửa trong các tháng đầu năm có tác động nghiêm trọng lên thị trường lao động và gây đình trệ chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Các gói kích thích kinh tế với quy mô lớn tiếp tục được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong 9 tháng đầu năm, PBoC đã 3 lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại, đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa mở rộng. Thu ngân sách nước này đã bắt đầu tăng trở lại từ tháng Sáu. Fed tiếp tục giữ lãi suất ở mức 0 - 0,25%, tiếp tục mua trái phiếu kho bạc và chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Các gói hỗ trợ tài khóa cũng tiếp tục được chính phủ thực hiện. Theo ước tính mới nhất vào tháng 9 của Ủy ban Ngân sách của Quốc hội Mỹ, thâm hụt ngân sách Mỹ trong năm 2020 có thể chạm mức 3,3 nghìn tỷ USD.
Tại châu Âu, ECB giữ nguyên lãi suất và chi thêm 120 tỷ EUR vào gói thu mua tài sản (APP) cho đến cuối năm và chi thêm 600 tỷ EUR cho PEPP, nâng tổng trị giá của chương trình này lên mức 1.350 tỷ EUR. Cuối tháng 9, Ủy ban châu Âu thông qua gói tài trợ 87,4 tỷ EUR cho các nước thành viên để bảo vệ thị trường lao động.
Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19 lên kinh tế toàn cầu, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng kinh tế dương trong quý 3/2020, đạt 2,62%. Tính chung 9 tháng đầu năm, GDP tăng 2,12%.
Trong 9 tháng đầu năm, cả nước có gần 99 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 3,2% về số doanh nghiệp, tăng 10,7% về vốn đăng ký và giảm 16,3% về số lao động so với 9 tháng đầu năm 2019. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 81,8% so với cùng kỳ năm trước. Covid-19 có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ lên lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý 3/2020 cho thấy: Có 32,2% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý 3/2020 tốt hơn quý 2/2020; 31,9% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 35,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Kết quả này kém hơn so với Quý 2/2020, cho thấy đợt dịch Covid-19 lần 2 ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ trong quý 3 có xu hướng gia tăng từ mức đáy ở tháng 4/2020 nhưng vẫn ở mức thấp. Cán cân thương mại quý 3 thặng dự 10,7 tỷ USD với vai trò tăng lên của khu vực trong nước. Tuy nhiên, thu ngân sách giảm do Covid-19. Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến quý 3/2019 ước tính đạt 975,3 nghìn tỷ đồng, bằng 64,5% dự toán, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 phụ thuộc vào khả năng khống chế dịch bệnh không chỉ trong nước mà trên thế giới. Những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng trong phần còn lại của năm bao gồm kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVFTA và IPA) đem lại; tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh như mong đợi; chi phí nguyên nhiên vật liệu duy trì ở mức thấp do suy giảm nhu cầu tiêu thụ và sản xuất; làn sóng dịch chuyển đầu tư nhằm phân tán rủi ro từ thương chiến Mỹ - Trung và tận dụng các ưu đãi đầu tư tại Việt Nam...
Cân nhắc những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đang tác động đối với kinh tế Việt Nam hiện nay, VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 của Việt Nam nằm trong khoảng 2,6 - 2,8% khi việc kiểm soát hoàn toàn dịch Covid-19 trong các tháng còn lại của năm diễn ra thuận lợi như hiện nay. Tuy nhiên, nếu có những diễn biến bất lợi đột ngột xuất hiện trong những tháng cuối năm, nền kinh tế có thể chỉ tăng trưởng 1,8 - 2% hoặc thấp hơn cho cả năm 2020.
Ông chủ Thái Lan bán 2 khách sạn gần 40 triệu USD ở quận 7, TP.HCM Doanh nghiệp Thái Lan tiếp tục kế hoạch bán khách sạn Ibis Saigon South, Capri by Frasers ở Việt Nam và Pullman Jakarta Central Park tại Indonesia sau khi đối tác hạ giá chào mua. HĐQT Tập đoàn Thái Lan Strategic Hospitality Extendable Freehold and Leasehold Real Estate Investment Trust (SHREIT) thông qua chủ trương chuyển nhượng 100% cổ phần của 2 công...