Sẽ hạn chế tín dụng nếu ngân hàng không giảm lãi suất thực chất
Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế tín dụng với những ngân hàng không giảm lãi suất, phí dịch vụ thực chất như cam kết.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Công văn số 5901/NHNN-TD về thực hiện giảm lãi suất và miễn phí dịch vụ ngân hàng để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đó, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng thực hiện cam kết đồng thuận giảm lãi suất cho vay theo kế hoạch đã đăng ký với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Điều này nhằm giữ uy tín của mỗi ngân hàng và toàn ngành trước người dân, doanh nghiệp và xã hội.
“Việc triển khai các chương trình giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ cần bảo đảm thực chất, hiệu quả, có kết quả cụ thể. Đồng thời, thông tin cụ thể về chính sách giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ để khách hàng biết và tiếp cận chính sách hỗ trợ của ngân hàng”, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú yêu cầu.
Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát việc thực hiện giảm lãi suất cho vay ở tổ chức tín dụng
Đáng lưu ý, các chính sách giảm lãi suất cho vay, miễn giảm phí dịch vụ của ngân hàng thương mại phải báo cáo kết quả thực hiện định kỳ mỗi tháng về Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố công khai kết quả thực hiện cam kết giảm lãi suất, giảm phí của từng ngân hàng và tăng cường công tác giám sát bằng nhiều biện pháp.
Trên cơ sở giám sát việc thực hiện giảm lãi suất, phí này và Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét và có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế một số nội dung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng vào năm 2022.
Video đang HOT
Trước đó, tại cuộc họp giữa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và 16 ngân hàng thương mại là hội viên, đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch Covid-19. Việc giảm lãi vay sẽ áp dụng đối với các khoản vay hiện hữu từ nay đến cuối năm 2021, tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp chịu tác động nặng nề của đại dịch.
Từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước cũng nêu rõ sẽ định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng trên cơ sở năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh, trong đó ưu tiên những ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Đến thời điểm hiện tại, theo ghi nhận, hàng loạt ngân hàng đã công bố những chương trình giảm lãi vay, miễn giảm phí dịch vụ, đồng thời tung ra các gói tín dụng lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh giai đoạn dịch Covid-19.
Giảm lãi suất chưa đủ cứu doanh nghiệp
Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, nhiều ngân hàng vừa đồng loạt giảm lãi để hỗ trợ doanh nghiệp.
Bên cạnh sự cố gắng lớn của hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp cũng mong mỏi được các ngành khác tháo gỡ khó khăn trong khâu vận chuyển hàng hóa, giảm thuế, phí...
Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chi Minh sản xuất giãn cách trong mùa dịch bệnh.
Giảm lãi cần thực chất, hỗ trợ đúng đối tượng
Hơn 1 năm dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã "đến giới hạn chịu đựng", không còn khả năng trả nợ gốc, lãi ngân hàng đúng hạn. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Vietravel Holdings cho biết: Các ngân hàng thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) giảm lãi vay thời điểm này là tín hiệu tích cực đối với doanh nghiệp. Nhưng chính sách cần rõ ràng để những cam kết của ngân hàng thương mại trở thành hiện thực. Nhóm doanh nghiệp du lịch đang gặp rất nhiều khó khăn, rất cần sự chia sẻ của đối tác, trong đó có ngân hàng. "Doanh nghiệp vay vốn tại một ngân hàng với lãi suất 9%/năm từ cuối năm ngoái đến nay. Mặc dù nhiều lần kiến nghị giảm lãi khoản vay hiện hữu nhưng chưa thấy ngân hàng phản hồi. Chúng tôi mong các ngân hàng đừng hô hào, cần giảm lãi thiết thực cho doanh nghiệp", ông Nguyễn Quang Toàn, Giám đốc công ty TNHH xây dựng Quang Toàn chia sẻ.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp ngành du lịch, Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN), UBND TP Hồ Chí Minh và các bộ, ngành cần sớm có chính sách đặc thù về thời hạn trả nợ, lãi vay. Theo đó, không chỉ giảm lãi, ngân hàng không nên áp dụng chuyển nhóm nợ; ân hạn gốc và lãi toàn bộ dư nợ hiện hữu.
Công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động '3 tại chỗ' tại khu vực phía Nam.
Theo kết quả khảo sát nhanh hơn 100 doanh nghiệp của Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (HUBA), hơn 84% các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) gặp khó khăn do đợt bùng phát lần thứ 4 dịch COVID-19. Trong đó, thiếu vốn kinh doanh chiếm 40%; thị trường bị ảnh hưởng, thu hẹp chiếm 80%; cắt giảm lao động chiếm 52%; bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu chiếm 14%; bị cản trở hoạt động kinh doanh do biện pháp cách ly xã hội phòng dịch chiếm trên 50%.
"Các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động tuy được ban hành kịp thời nhưng mức độ hấp thụ của doanh nghiệp rất thấp. Một số chính sách giãn thuế, bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất... thời gian áp dụng ngắn, số lượng không lớn nên chưa thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Lãi suất khoản vay mới phải có tài sản bảo đảm giảm hơn, nhưng vẫn cao so với lãi suất ngân hàng huy động từ tiền gửi tiết kiệm; nhu cầu vay trả lương giữ chân người lao động hầu như không khả thi", ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch HUBA cho biết. Theo ông Chu Tiến Dũng, ngành Thuế nên giãn thuế cho doanh nghiệp, không tận thu những khoản nhỏ mà dồn lực chống buôn lậu, chuyển giá để bù đắp hụt thu từ sản xuất, kinh doanh.
Trong những ngày qua, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) như: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, MBBank, VIB, ACB, Sacombank, TPBank... đã giảm lãi suất cho vay ít nhất 1%/năm từ nay đến cuối năm 2021. Bà Phạm Thị Trung Hà, Phó Tổng Giám đốc MB cho biết: Trước mắt, MB sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn không có doanh thu hoặc doanh thu giảm với lãi suất giảm 1% hoặc hơn, đối tượng được hỗ trợ lãi suất tiếp theo là sản xuất và khách hàng cá nhân (đối tượng trả góp từ lương). Dựa trên đánh giá tác động của dịch COVID-19, VIB vừa giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với mức giảm trung bình 1,5%, áp dụng từ nay đến hết ngày 31/12.
Theo ước tính, sẽ có hơn 8.500 khách hàng được giảm lãi suất là các doanh nghiệp thuộc ngành nghề ưu tiên của Chính phủ, DNN&V, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Khốn khổ về lưu thông hàng hóa
Bố trí công nhân khu công nghiệp lưu trú an toàn để ổn định sản xuất.
COVID-19 bùng phát đang khiến các doanh nghiệp vận tải hàng hoá "căng như dây đàn" vì yêu cầu ra - vào của nhiều tỉnh, địa phương phải có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, Giám đốc điều hành Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) - Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, bà Phạm Thị Ngọc Thủy than phiền: "Tối muộn nhận được tin đồng thời từ đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistic Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Doanh nghiệp kinh doanh hàng quá cảnh Việt Nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn than thở: Có nhất thiết phải như thế này không? Hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ như thế nào? Không công ty nào nào có đủ lái xe để chạy một cuốc và nằm chờ 14 ngày đâu".
VLA đã có văn bản khẩn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cùng một số bộ, ngành, địa phương có các giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp, đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 mà vẫn duy trì được lực lượng vận tải hàng hoá, thay vì duy nhất cách thức xét nghiệm như trên. "Nếu không, chuỗi vận tải sẽ đứt gãy, dẫn tới chuỗi hàng hoá bị ảnh hưởng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng", đại diện VLA cho biết.
"Đề nghị cần thêm thời hạn đối với giấy xét nghiệm COVID-19 vì thời hạn 3 ngày đủ thời gian cho tài xế hoàn thành 1 chuyến xe trong nội tỉnh và lân cận nhưng chuyến xe từ Nam ra Bắc cần thời gian tối thiểu 7 ngày kể cả thời gian giao nhận hàng", ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết.
Ông Nguyễn Văn Quyền kiến nghị các địa phương có thể bố trí điểm lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm tại trạm dừng nghỉ được xác định tại cửa ngõ của các tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lái xe, điều đó cũng tránh việc xảy ra ùn ứ tại các chốt kiểm dịch. "Các địa phương hoặc đơn vị vận tải nên bố trí nơi ở tập trung cho tài xế, ưu tiên ngay tại các bãi đậu để thuận tiện trong kiểm soát và hạn chế lái xe tiếp xúc khi trở về từ vùng dịch", ông Nguyễn Văn Quyền cho biết.
Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi các bộ, ngành liên quan và các địa phương "về việc xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hóa". Theo đó, không kiểm tra chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 với người đi trên xe chở hàng hóa lưu thông trong nội tỉnh đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Tuy nhiên ngày 20/7, nhiều tỉnh khu vực phía Nam đang thực hiện Chỉ thị 16 vẫn yêu cầu lái xe phải có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.
Trước việc mỗi địa phương thực hiện một kiểu, tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT vừa thống nhất cùng các địa phương không kiểm tra giấy chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa lưu thông trong nội vùng đang thực hiện Chỉ thị 16. Yêu cầu đặt ra là đảm bảo vận tải hàng hóa được lưu thông thông suốt, không bị gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng trong thời điểm 19 địa phương đồng loạt thực hiện giãn cách xã hội.
'Làn sóng' hạ lãi suất và giảm phí Nhiều ngân hàng vừa đồng loạt giảm lãi vay từ 1 đến 3%/năm; đồng thời giảm phí dịch vụ từ nay đến hết năm để hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp bị khó khăn bởi đại dịch COVID-19. Cần thêm gói tín dụng tiếp sức doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh: Phan T.Thu. Không chỉ 16 ngân hàng thuộc Hiệp hội Ngân hàng...