Sẽ đào tạo 20 ngành nghề mới làm chủ những tiến bộ cuộc cách mạng 4.0
Từ năm 2021 – 2025, sẽ thí điểm đào tạo 20 ngành nghề mới cho 4.800 người đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; đào tạo lại và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho ít nhất 300.000 lượt người lao động bị tác động cách mạng 4.0.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 30/8/2021 Phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Chương trình có mục tiêu xây dựng mô hình đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp để có kiến thức, kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đồng thời gắn kết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới dịch chuyển vào Việt Nam.
Sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đang thực hành nghề Công nghệ ô tô.
Để thực hiện mục tiêu này, Chương trình đề ra kế hoạch, từ năm 2021 – 2025 sẽ đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới cho ít nhất 20 ngành, nghề ở trình độ cao đẳng và trung cấp ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao và các kỹ năng tương lai đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Số lượng người được đào tạo ít nhất ở mỗi ngành, nghề/trình độ là 120 người. Tổng số người học tham gia đào tạo thí điểm khoảng 4.800 người.
Video đang HOT
Cũng trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ đào tạo lại và nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động bị tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho ít nhất 300.000 lượt người với thời gian đào tạo, bồi dưỡng dưới 1 năm.
Học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ được tham gia các chương trình đào tạo ngành, nghề mới, các chương trình đào tạo bổ sung kỹ năng mới, kỹ năng tương lai đáp ứng yêu cầu của của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Người lao động trong các doanh nghiệp sẽ tham gia đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp do chịu tác động của cuộc cách mạng 4.0.
Người lao động trong các doanh nghiệp ở những ngành nghề công nghệ mới hoặc cần nâng cao kiến thức, kỹ năng để tiếp thu, làm chủ và khai thác hiệu quả tiến bộ khoa học và công nghệ ở các trình độ của giáo dục nghề nghiệp cũng thuộc đối tượng được đào tạo lại.
Sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đang thực hành nghề Cơ điện tử tại xưởng nhà trường.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Chương trình đã đề ra 6 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo, đào tạo lại. Theo đó nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trang kỹ năng của người lao động tại các doanh nghiệp theo các lĩnh vực, ngành nghề chịu tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhất là trong lĩnh vực dệt may, da giày và các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ ưu tiên phát triển đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Lựa chọn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp để đặt hàng đào tạo, đào tạo lại.
Nhà nước đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn tham gia đào tạo hoặc đào tạo lại trong Chương trình theo hình thức chính quy hoặc thường xuyên.
Hoạt động tổ chức đào tạo, đào tạo lại tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc tại doanh nghiệp hoặc kết hợp cả hai phương thức theo hình thức vừa học vừa làm, thời gian đào tạo phù hợp theo tính chất của kỹ năng và mức độ thiếu hụt kiến thức, kỹ năng. Đồng thời tăng cường việc gắn kết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học trong quá trình đào tạo và thực tập tại doanh nghiệp.
Thu hẹp khoảng cách về không gian trong giao tiếp giữa Chính phủ với nhân dân
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, hoạt động của Cổng TTĐT Chính phủ trong suốt 15 năm qua, góp phần quan trọng, thiết thực thu hẹp khoảng cách về không gian và thời gian trong giao tiếp giữa Chính phủ với nhân dân cũng như kiều bào ta ở nước ngoài, giữa Chính phủ với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Chiều 6/1, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ kỷ niệm 15 năm ngày Thủ tướng Chính phủ nhấn nút chính thức đưa Trang tin điện tử Chính phủ, tiền thân của Cổng TTĐT Chính phủ, hòa mạng Internet toàn cầu (10/1/2006-10/1/2021).
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, đóng góp của các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động của Cổng TTĐT Chính phủ trong suốt 15 năm qua, góp phần quan trọng, thiết thực thu hẹp khoảng cách về không gian và thời gian trong giao tiếp giữa Chính phủ với nhân dân cũng như kiều bào ta ở nước ngoài, giữa Chính phủ với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Cổng TTĐT Chính phủ luôn phát huy vai trò là cơ quan đầu nguồn của các dòng chảy thông tin, các thông tin đưa ra không chỉ nhanh, chính xác, mà còn bản sắc, có tính định hướng và dẫn dắt trong dư luận xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân.
Cũng theo Phó Thủ tướng, trong thời gian qua, Cổng TTĐT Chính phủ còn thực hiện công tác tham mưu tổng hợp thông tin báo chí dư luận, có những đề xuất, kiến nghị sắc sảo, thiết thực, nhất là các vấn đề từ thực tiễn cuộc sống đặt ra yêu cầu đối với công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trao bằng khen của Thủ tướng cho Cổng TTĐT Chính phủ
Nhấn mạnh, năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Phó Thủ tướng yêu cầu Cổng TTĐT Chính phủ không ngừng cải tiến, đổi mới, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao chất lượng thông tin truyền thông đa phương tiện, có tính dẫn dắt và định hướng cao, tiếp tục khẳng định vai trò cơ quan thông tin chính thống của Chính phủ trên internet.
Tại lễ kỷ niệm, Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ, Tổng Biên tập Báo Điện tử Chính phủ Nguyễn Hồng Sâm khẳng định: 15 năm qua Cổng TTĐT Chính phủ đã góp phần để nhân dân hiểu Chính phủ làm gì, làm tâm huyết như thế nào trong việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và thế giới biết Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã nỗ lực đóng góp vào ổn định và hòa bình, phát triển ở khu vực và trên thế giới như thế nào.
Cổng TTĐT Chính phủ cũng góp phần xây dựng được hình ảnh tốt đẹp của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên không gian mạng toàn cầu cùng với các quốc gia khác. Đồng thời là cầu nối ngắn nhất không kể không gian và thời gian giữa Chính phủ và người dân, doanh nghiệp, là kênh kết nối hiệu quả giữa người dân, doanh nghiệp với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Qua Cổng và Báo điện tử Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ có thêm điều kiện lắng nghe, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phục vụ nhân dân.
Lực đẩy cho phát triển thương mại điện tử Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những lực đẩy rất lớn để thị trường thương mại điện tử phát triển. Nắm bắt xu hướng này, tỉnh Ninh Thuận tập trung hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận và tham gia thương mại điện tử để mở rộng thị trường kinh doanh. Đưa sản phẩm...