Sẽ đăng ký bản quyền trang phục Công an nhân dân?
Bộ Công an cho biết sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về trang phục Công an nhân dân và tiến hành đăng ký bản quyền, làm cơ sở pháp lý bảo hộ trang phục Công an nhân dân.
Trang phục xuân hè của nữ chiến sĩ Công an nhân dân.
Mới đây cử tri tỉnh Bình Phước phản ánh với Bộ Công an về tình trạng mua bán quân trang, quân phục của ngành công an, quân đội công khai, dễ dàng trên thị trường, dẫn đến việc một số kẻ xấu lợi dụng, giả danh hai lực lượng này để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Chính vì thế Chính phủ chỉ đạo ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, quản lý và xử lý tình trạng trên.
Trả lời cử tri Bình Phước, Bộ Công an thừa nhận thời gian qua xuất hiện một số địa điểm trưng bày, mua bán trang phục Công an nhân dân trái phép, dẫn đến số đối tượng xấu lợi dụng, giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Trước tình hình trên, Bộ Công an đã tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2016 ngày 21/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2007 quy định Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân. Trong đó, tại khoản 5 Điều 1, Nghị định số 29/2016 quy định: “Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, tàng trữ, đổi, mua bán, sử dụng trái phép Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục Công an nhân dân. Trường hợp vi phạm thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Công an các đơn vị, địa phương tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về việc nghiêm cấm sản xuất, làm giả, mua, bán, sử dụng trái phép trang phục Công an, cảnh giác với các thủ đoạn giả danh Công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Quản lý chặt chẽ trang phục Công an nhân dân từ khâu sản xuất, cấp phát, sử dụng và thu hồi theo đúng quy định. Tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi sản xuất, làm giả, vận chuyển, mua bán và sử dụng trái phép trang phục Công an nhân dân.
Mẫu trang phục xuân hè của lực lượng cảnh sát.
Bộ Công an cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, tích cực tham gia phát hiện, tố giác các hành vi sản xuất, làm giả, tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép trang phục Công an nhân dân.
Video đang HOT
Quản lý chặt chẽ trang phục Công an nhân dân, tăng cường kiểm tra, khắc phục những sơ hở trong quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, các hành vi mua, bán trái phép trang phục công an.
Đáng chú ý, Bộ Công an cho biết sẽ nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về trang phục Công an nhân dân; tiến hành đăng ký bản quyền, làm cơ sở pháp lý bảo hộ trang phục Công an nhân dân.
“Phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh các hành vi sản xuất, làm giả, tàng trữ, mua bán trái phép và sử dụng trang phục công an để phạm tội, nhất là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân”- Bộ Công an nêu rõ.
Như Dân trí đã phản ánh, kể từ ngày 6/6/2016 khi Nghị định 29/2016 có hiệu lực thi hành, cán bộ, chiến sỹ trong toàn lực lượng Công an nhân dân và Công an các đơn vị, địa phương triển khai thi hành các quy định về trang phục Công an nhân dân mới. Các trang phục thường dùng được sửa đổi bao gồm trang phục xuân hè, trang phục thu đông, trang phục chống rét, chống mưa, nắng hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ; trang phục cảnh vệ bảo vệ mục tiêu, trang phục cảnh sát cơ động, trang phục cảnh sát phản ứng nhanh, trang phục cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, trang phục cảnh sát giao thông, trang phục chiến sĩ nghĩa vụ; trang phục nghi lễ Công an nhân dân; trang phục hoạt động nghệ thuật…
Thế Kha
Theo Dantri
Những hình ảnh ấn tượng của lực lượng Công an nhân dân năm 2016
Năm 2016, lực lượng Công an nhân dân đã nỗ lực không ngừng để đảm bảo sự bình yên cho nhân dân. Mời độc giả xem lại những hình ảnh đẹp, ý nghĩa về lực lượng CAND vì dân phục vụ trong năm 2016...
Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Long An sửa chữa nhà giúp dân
Cán bộ chiến sỹ Công an tỉnh Vĩnh Phúc giúp dân gặt lúa khắc phục hậu quả mưa lũ
Công an tỉnh Cà Mau giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai
Công an Hà Tĩnh giúp dân gặt lúa
CATP Hà Nội và Cảnh sát PCCC Hà Nội tham gia cứu hộ tại vụ sập nhà ở phố Cửa Bắc
Y, bác sỹ Bệnh viện CATP Hà Nội phối hợp cùng Báo An ninh Thủ đô tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí ở vùng bị ngập nặng tỉnh Quảng Bình
Công an Sơn La cùng dân gặt lúa trên những cánh đồng vùng cao
Công an Phú Yên giúp dân vùng ngập lụt
Giúp dân vượt lũ
Hướng dẫn người dân kê khai trực tuyến tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, CATP Hà Nội
Từ một ngã tư đường phố - hình ảnh thân thuộc với người dân Hà Nội
(Theo An Ninh Thủ Đô)
Lực lượng nào có thẩm quyền xử phạt tè bậy ngoài đường? Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-2-2017 quy định: Hành vi tè bậy ngoài đường sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng. Vậy lực lượng nào sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi này? Tè bậy ngoài đường có...