Sẽ có thêm nhiều hãng hàng không nhờ quy định mới?
Theo quy định mới, tỉ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư ngoại được tăng từ 30% lên 34% trong các hãng hàng không.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 89/2019 ngày 15-11-2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016 và 30/2013 về các hoạt động kinh doanh ngành hàng không. Nghị định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Trong Nghị định mới này, mức vốn tối thiểu cho các hãng hàng không được giảm xuống cho các hãng có khai thác đường bay quốc tế với 10 tàu bay là 300 tỉ đồng; 11 đến 30 tàu bay là 600 tỉ đồng và trên 30 tàu bay là 700 tỉ đồng.
Trong khi đó, quy định cũ yêu cầu hãng hàng không nếu khai thác đường bay quốc tế phải có vốn tối thiểu 700 tỷ đồng để khai thác 10 tàu bay; 1.000 tỷ đồng với 11-30 tàu bay và 1.300 tỷ đồng với số lượng trên 30 tàu bay.
Với quy định mới này, hai hãng hàng không đang chờ cấp phép bay như Vietravel Airlines, Kite Air đủ điều kiện về vốn để khai thác trên 30 tàu bay ngay khi hoạt động.
Video đang HOT
Nghị định 89 cũng nới trần sở hữu của nhà đầu tư ngoại tại các hãng hàng không Việt. Theo đó, tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại ở doanh nghiệp hàng không Việt Nam sẽ tăng từ 30% lên 34%.
Với các quy định có sự nới rộng điều kiện vốn sở hữu máy bay, đặc biệt sự tham gia nhà đầu tư ngoại với gia tăng tỉ lệ sở hữu sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thị trường hàng không.
Theo đánh giá Công ty chứng khoán Bản Việt, quy định trên đem lại lợi ích cho các hãng hàng không như Vietnam Airlines, VietJet… khi các hãng này có thể tăng vốn bổ sung nhằm gia tăng việc mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, điều kiện vốn thấp sẽ tạo thêm cơ hội thâm nhập vào ngành hàng không, dẫn đến cạnh tranh gia tăng.
“Nghị dịnh mới còn đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà vận hành cảng hàng không. Theo đó, các công ty này không cần tìm kiếm phê duyệt về nguyên tắc của Bộ Giao thông Vận tải khi thành lập doanh nghiệp và khi chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp cảng cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, mức vốn yêu cầu tối thiểu là 100 tỉ đồng cho cả cảng hàng không quốc tế và trong nước so với mức 100 tỉ đồng cho sân bay trong nước và 200 tỷ đồng cho sân bay quốc tế trước đây”, Bảo Việt nhấn mạnh.
Phương Minh
Theo PLO.vn
Chứng khoán ngày 12/11: Khối ngoại "xả hàng" mạnh
Chứng khoán ngày 12/11: Áp lực bán gia tăng, riêng khối ngoại "xả hàng" mạnh trong phiên giao dịch ngày 12/11.
Chứng khoán ngày 12/11: Khối ngoại "xả hàng" mạnh
Áp lực bán đã khiến VN-Index không giữ được mức tăng của phiên sáng và chốt ở 1.018,33 điểm (tăng 1,58 điểm, tương đương tăng 0,16%). Trên sàn HoSE có 185 mã tăng và 150 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch sàn này đạt 223,16 triệu đơn vị (tăng hơn 6%), giá trị 4.569,94 tỷ đồng (giảm nhẹ 1,54%). Phiên này, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 1.085 tỷ đồng giá trị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng chỉ tăng nhẹ 0,2 điểm (tương đương 0,19%) lên 106,96 điểm vào thời điểm chốt phiên. Sàn này có 42 mã tăng và 38 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 20 triệu đơn vị, giá trị hơn 211 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,81 triệu đơn vị, giá trị 69,71 tỷ đồng.
Phiên này BIDV đưa thông tin mạnh ra thị trường khi chính thức có nhà đầu tư ngoại chiến lược đầu tiên. Trong phiên sáng, cổ phiếu BID của ngân hàng này dẫn đầu đà tăng với mức tăng 1,69% lên mốc 42.000 đồng. Mức đỉnh lên tới 42.200 đồng và có xu hướng tái lập đỉnh cao lịch sử thiết lập hồi tháng 4/2018. Đến khi chốt phiên chiều, cổ phiếu này tăng được 1,94%.
Đáng chú ý, phiên này khối ngoại rất tích cực bán ra với giá trị bán ròng 180 tỷ đồng trên toàn thị trường. Đây là mức bán ròng cao nhất kể từ phiên ngày 15/10.
Trong đó, tên HoSE, phiên này khối ngoại bán ròng 151 tỷ đồng sau ba phiên mua ròng liên tiếp trước đó. Ngược lại, trên HNX, khối này trở lại mua ròng 5,4 tỷ đồng. Tình trạng bán ròng trên UPCom đã diễn ra 5 phiên liên tiếp. Riêng phiên ngày 12/11, khối này bán ròng 33,83 tỷ đồng.
Một số mã bị khối ngoại bán ròng mạnh là: VNM (173,3 tỷ đồng), VIC (53,8 tỷ đồng), SSI (12,2 tỷ đồng), POW (9,9 tỷ đồng), E1VFVN30 (7,7 tỷ đồng)...
C.Sơn
Theo baogiaothong.vn
Nghịch lý có thật, bỏ tỷ USD mua tàu bay nhưng chưa có người lái Phi công, giám sát viên, nhân viên kỹ thuật,... là những đối tượng dễ bị lôi kéo nhất khi hàng loạt hãng bay mới ra đời. Trong bối cảnh thiếu nhân lực hàng không trầm trọng, các hãng đổ xô tìm kiếm nguồn bù đắp. Bị tố "chơi xấu" vì giành giật phi công Gặp gỡ báo chí mới đây, Tổng giám đốc...