Sẽ có thêm chứng quyền chạy theo chỉ số, ETF thay vì cổ phiếu riêng lẻ
HoSE đang nghiên cứu thêm các chứng quyền dựa trên các tài sản khác như chỉ số, ETF, nghiên cứu thêm chứng quyền bán để triển khai theo đúng lộ trình của Uỷ ban Chứng khoán.
Ông Hoàng Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh Chứng khoán, UBCKNN chia sẻ về sản phẩm CW.
Mới đây, tại HoSE đã diễn ra lễ tổng kết một năm vận hành sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW). Theo đại diện HoSE, HoSE hoàn thiện hơn khung pháp lý đối với sản phẩm này, đã có dự thảo và báo cáo Ủy ban Chứng khoán về Thông tư 107/2016/TT-BTC.
Để hoàn thiện cấu trúc sản phẩm, Sở đang nghiên cứu mở rộng thêm danh mục chứng khoán cơ sở, hiện đang dựa trên VN30 và cộng thêm một số tiêu chí khác, sẽ tiếp tục nghiên cứu để mở rộng danh mục, đồng thời có thêm các chứng quyền dựa trên các tài sản khác như chỉ số, ETF, nghiên cứu thêm chứng quyền bán để triển khai theo đúng lộ trình của UBCK.
Ông Hoàng Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh Chứng khoán, UBCK cho biết, việc đưa sản phẩm CW ra thị trường là đảm bảo đúng lộ trình đa dạng hoá sản phẩm trên TTCK. Đồng thời, đảm bảo vận hành sản phẩm an toàn.
Theo ông Cường, đến nay, đông đảo nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chào đón sản phẩm CW và kiếm được lợi nhuận trên sản phẩm này. Phía tổ chức phát hành đã thu hút được 8 CTCK hàng đầu Việt Nam có năng lực tài chính, quản trị tham gia CW. Sản phẩm CW cũng tạo nguồn thu nhất định cho CTCK và là môi trường thực tiễn để CTCK cải thiện, nâng cao năng lực về quản trị rủi ro.
Video đang HOT
Về phía cơ quan quản lý, đã có sự vận hành an toàn, từ khâu phát hành đăng ký, lưu ký, niêm yết đến giao dịch và thanh toán CW. Trên cơ sở đó, có thể đánh giá 2 mục tiêu chính khi ra CW đã hoàn thành tốt.
Cũng theo ông Cường, UBCK đang gấp rút hoàn thiện các văn bản, Nghị định sau khi Luật Chứng khoán sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2019 trong đó, dự kiến mở rộng danh mục chứng khoán cơ sở, thay vì chỉ dựa trên rổ VN30. Về chứng quyền bán, khi gói thầu của hệ thống mới đưa vào sử dụng, hệ thống vay và cho vay chứng khoán được áp dụng đại trà thì việc triển khai sẽ hoàn toàn khả thi.
Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng giám đốc CTCK TP.HCM (HSC) cho biết, CW đã hoạt động 1 năm, nhà đầu tư bắt đầu làm quen sản phẩm mới này. Thời gian đầu sản phẩm được nhà đầu tư đón nhận rồi chùng xuống sau đó gặp dịch bệnh. Bây giờ thị trường quay trở lại.
Ông Trịnh Hoài Giang, CEO HSC nêu đề xuất về sản phẩm CW.
“Tôi có niềm tin vận hành CW tốt hơn thời gian tới. Hiện sản phẩm này được nhà đầu tư chấp nhận, đã có khởi đầu suôn sẻ. Đứng về phía nhà phát hành, tôi thấy dần dần hoàn thiện hoạt động liên quan tới CW. Dù thị trường có biến động lớn, giảm mạnh chúng tôi vẫn vận hành tốt sản phẩm này”, CEO HSC cho biết.
Ông Giang cũng đề xuất để mở rộng cần có chứng quyền chạy theo chỉ số thay vì cổ phiếu riêng lẻ như hiện nay. Vị này cũng nêu, thủ tục cần giản lược bớt, hồ sơ thủ tục hiện rất dày, khi phát hành ra nhiều chứng quyền trong cùng một lúc thì hồ sơ phát hành gặp trở ngại.
Đồng thời, ông Giang đề xuất thời gian niêm yết nên được thực hiện ngay, tức niêm yết trực tiếp thay vì phải làm IPO như hiện nay. Vị này lý giải, chứng quyền không phải cổ phiếu nên việc IPO là không cần thiết, có giấy phép phát hành là niêm yết ngay, rút ngắn thời gian giao dịch lại, giúp nhà đầu tư liên tục hoạt động giao dịch của mình, CTCK cũng giảm bớt thời gian, công sức theo dõi.
Thị phần môi giới quý II/2020: CTCK nước ngoài "hụt hơi"?
Mirae Asset là CTCK nước ngoài duy nhất lọt top 10 tuy nhiên thị phần cũng bị thu hẹp đáng kể từ 5,5% trong quý trước xuống 4,33% trong quý này.
Ảnh minh họa.
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã công bố báo cáo thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền bảo đảm trong quý II và nửa đầu năm 2020.
Theo đó, SSI tiếp tục dẫn đầu thị phần môi giới HoSE quý II/2020 với 14,13%, bỏ xa các vị trí phía sau và là mức thị phần cao nhất CTCK này đạt được kể từ quý I/2019. VCSC vươn lên xếp xếp thứ 2 với 8,84%, đẩy HSC lùi xuống vị trí số 3 với 8,77%. Tuy nhiên, thị phần của cả 2 CTCK này đều ghi nhận sự sụt giảm so với quý trước đó.
VNDIRECT vẫn duy trì vị trí thứ 4 với thị phần 7,25% trong khi VPS và MBS đã lần lượt vượt qua Mirae Asset để leo lên vị trí thứ 5 và thứ 6 với thị phần tương ứng 5,87% và 4,42%.
Với việc Maybank KimEng bị thay thế bới TCBS, top 10 CTCK có thị phần lớn nhất quý II/2020 chỉ còn duy nhất một CTCK nước ngoài là Mirae Asset tuy nhiên thị phần của CTCK này cũng bị thu hẹp đáng kể từ 5,5% trong quý trước xuống 4,33% trong quý này.
Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền quý II/2020
Tính chung nửa đầu năm 2020, 4 cái tên SSI (13,41%), HSC (9,67%), VCSC (9,18%), VNDIRECT (7,13%) tiếp tục dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền bảo đảm. Tuy nhiên, thị phần môi giới của cả 4 CTCK này đều có sự sụt giảm so với 6 tháng đầu năm ngoái.
Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền nửa đầu năm 2020 có sự xuất hiện của 3 cái tên mới là FPTS, BSC và KIS với mức thị phần lần lượt 3,8%, 3,61% và 3,32% thay thế cho BVSC, SHS và ACBS.
Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền 6 tháng đầu năm 2020
Về thị phần môi giới trái phiếu quý 2, TCBS tiếp tục dẫn đầu, tuy nhiên thị phần đã giảm đáng kể xuống còn 53,99%. Những cái tên tiếp theo lần lượt là TPS (10,89%), PHS (10,03%), KB Việt Nam (9,88%)...
Niêm yết, M&A, nới room sắp có luật chơi mới Trong số 22 điều của Luật Chứng khoán được Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ quy định chi tiết, có nhiều nội dung mới về luật chơi đối với hoạt động niêm yết, M&A, nới room kể từ ngày 1/1/2021. Mở đường cho doanh nghiệp ngoại lên sàn Với 135 điều của Luật Chứng khoán năm 2019, bức tranh luật chơi mới...