Sẽ có “siêu ủy ban” quản lý cả SCIC và Sabeco…?
Toàn bộ 9 tập đoàn nhà nước và 21 tổng công ty nhà nước sẽ được điều chuyển về cho “siêu ủy ban” này quản lý.Đáng chú ý, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ( SCIC) cũng dự kiến được điều chuyển về trực thuộc Ủy ban này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì xây dựng Nghị định về thực hiện quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – đơn vị được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định đang lấy ý kiến về bản Dự thảo Nghị định quan trọng này.
Theo đó, dự thảo Nghị định là khung pháp lý để thành lập một cơ quan chuyên trách có tên gọi Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Dự thảo Nghị định đang được xây dựng dự tính đưa khoảng 30 “ông lớn” nhà nước nằm dưới sự quản lý của “siêu ủy ban”. Theo đó, toàn bộ 9 tập đoàn nhà nước và 21 tổng công ty nhà nước sẽ được điều chuyển về cho “siêu ủy ban” này quản lý.
Cụ thể, những cái tên đáng chú ý dự kiến được đưa vào là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính -Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Rượu- Bia – Nước giải khát Sài Gòn…
Tổng công ty Rượu- Bia – Nước giải khát Sài Gòn là một trong những cái tên dự kiến được đưa về siêu ủy ban
Đáng chú ý, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC – Bộ Tài chính) cũng dự kiến được điều chuyển về trực thuộc Ủy ban và sẽ là đơn vị chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đầu tư tài chính. Qua đó, trực tiếp thực hiện các quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp được giao quản lý.
Một điểm đáng lưu ý khác, đó là theo dự thảo Nghị định, các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an vẫn do các bộ này quản lý. Ngân hàng Nhà nước cũng có thể tiếp tục được giao trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước….
“Siêu ủy ban” này được thiết kế là cơ quan thuộc Chính phủ, do Chính phủ thành lập. Lãnh đạo Ủy ban gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Video đang HOT
Một trong những vai trò của “siêu ủy ban” này là giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp; thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước…
Chức năng quan trọng của siêu ủy ban này là đầu tư và quản lý toàn bộ danh mục tài sản, vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp nhằm hợp lý hóa danh mục đầu tư, tối đa hóa giá trị tài sản, vốn đầu tư nhà nước tại các doanh nghiệp…
Theo báo cáo của Bộ Tài chính năm 2015, tính riêng 781 doanh nghiệp nhà nước đã có tổng giá trị tài sản là hơn 3,1 triệu tỷ đồng, vốn chủ sở hữu nhà nước là trên 1,2 triệu tỷ đồng.
Theo Lương Bằng (Tiền Phong)
Soi 4 dự án của Sabeco nguyên BT Công thương xin hoãn thanh tra
1. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Sài Gòn - Kiên Giang công suất 50 triệu lít/năm.
Ngày 7/2/2014, Tổng Công ty CP Bia Rượu NGK Sài Gòn (Sabeco) đã khởi công xây dựng Nhà máy Bia Sài Gòn - Kiên Giang với công suất 50 triệu lít/năm tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc (xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang). Đây là một trong những dự án xây dựng của Sabeco được xem là trọng điểm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại thị trường tỉnh Kiên Giang nói riêng và khu vực Tây Nam Bộ nói chung.
Nhà máy được xây dựng trên diện tích 3,99 ha, với tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng, từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Sabeco, vốn của các cổ đông và vốn vay.
Nhà máy Bia Sài Gòn - Kiên Giang được trang bị dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại, các thiết bị chính được nhập khẩu từ EU, kết hợp với một số thiết bị chế tạo từ trong nước. Công suất sản xuất của nhà máy khi hoàn thành là 50 triệu lít bia/năm. Thời gian từ lúc khởi công cho đến khi nhà máy đi vào hoạt động dự kiến là 12 tháng.
2. Dự án nâng công suất nhà máy bia Củ Chi lên 264 triệu lít/năm
Nhà máy Bia Sài Gòn - Củ Chi thuộc Công ty mẹ (Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO) tọa lạc trên khu đất rộng 50 héc ta, thuộc Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.
Tháng 9/2007, Nhà máy Bia Sài Gòn - Củ Chi chính thức đi vào sản xuất với 2 loại bia chai Saigon 355 và bia chai Saigon 450 và đến đầu tháng 08 /2012, Nhà máy nhận nhiệm vụ sản xuất thêm sản phẩm bia chai Saigon Special 330.
Đáp ứng nhu cầu nâng năng lực sản xuất của các nhà máy chính trong hệ thống sản xuất Bia Sài Gòn, ngày 9/12/2010, Tổng công ty đã khởi công nâng công suất nhà máy lên 264 triệu lít /năm và đã hoàn thành dự án giai đoạn 3 vào ngày 30/12/2011.
Ngay từ khi chính thức đi vào hoạt động, Nhà máy Bia Sài Gòn - Củ Chi đã nhanh chóng đáp ứng nhiệm vụ sản xuất của Tổng công ty. Từ sản lư ợng sản xuất năm 2007 là 25 triệu lít bia, đến năm 2011 nhà máy đã đạt sản lưng bia 249 triệu lít/năm, đạt doanh thu 2.439 tỷ đồng. Các sản phẩm bia của nhà máy luôn đạt chất lượng cao, ổn định và đạt tiêu chuẩn Bia Sài Gòn.
3. Dự án đầu tư thiết bị sản xuất bia cao cấp tại nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi
Nhà máy Bia Sài Gòn - Củ Chi được xây dựng trên diện tích 50 ha, được thiết kế và xây dựng bởi những nhà thầu có uy tín hàng đầu thế giới. Các thiết bị đồng bộ mới 100% được nhập từ EU với trình độ thiết bị công nghệ hiện đại và điều khiển hoàn toàn tự động, trong đó hệ thống xử lý nước thải bảo đảm xử lý nước thải ra khỏi nhà máy đạt tiêu chuẩn loại A , khâu xử lý khói đạt yêu cầu và âm thanh đạt tiêu chuẩn châu Âu.
4. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh công suất 50 triệu lít/năm
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh có công suất thiết kế 50 triệu lít /năm được khởi công xây dựng vào ngày 21/2/2011, với tổng mức đầu tư lên đến 479 tỷ đồng, thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Sài Gòn.
Trong đó, phần xây dựng 120 tỷ đồng, thiết bị 268 tỷ đồng, dự phòng 82 tỷ đồng; máy móc thiết bị hiện đại do Cộng hòa liên bang Đức chế tạo.
Tổng diện tích dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh là19.93,00 ha, tại xã Thạch Tân - Huyện Thạch Hà - TP. Hà Tĩnh. Công suất thiết kế nhà máy khi hoàn thành là 50 triệu lít bia/năm. Sản phẩm sản xuất chính là bia chai Sài gòn 355ml và bia lon 333.
Có thể nói Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh là một trong những dự án đầu tư trọng điểm của SABECO trên toàn quốc trong lĩnh vực sản xuất, phục vụ cho định hướng phát triển bền vững của SABECO, nhằm đáp ứng nhu cầu phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại khu vực.
Theo_Kiến Thức
Cảnh báo nguy cơ có cuộc "đảo chính" ngoạn mục ở Cienco 5 Nếu không yêu cầu hủy điều lệ trái pháp luật khi hết thời hạn, nhóm cổ đông Hải Phát sẽ được sử dụng luôn 40% cổ phần của nhà nước tại Cienco5. Lúc này, Bộ GTVT sẽ giải trình như thế nào với Chính phủ và nhân dân? Đại hội đồng cổ đông của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông...