Sẽ có sàn giao dịch nợ xấu?
Để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, VAMC đề xuất thành lập Hiệp hội mua bán nợ xấu và hình thành Sàn giao dịch nợ xấu dự kiến vận hành trong giai đoạn năm 2020-2021.
Việc hình thành sàn giao dịch nợ xấu sẽ tăng tính minh bạch và công khai của thị trường. Nguồn: Internet.
Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vừa công bố kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2019-2023.
Theo đó, mục tiêu phổ quát 5 năm tới của VAMC là hoàn thành việc xử lý nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt; Đẩy mạnh hoạt động mua, bán xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường mở thành hoạt động chính của công ty; Thúc đẩy phát triển của thị trường mua bán nợ xấu, trong đó VAMC đóng vai trò trung tâm.
Bước đầu trong năm 2019, VAMC dự kiến sẽ mua 4.500 tỷ đồng nợ xấu theo giá thị trường, xử lý 50.000 tỷ đồng nợ xấu.
Video đang HOT
Đồng thời VAMC cũng lên kế hoạch đạt tổng nợ xấu mua lũy kế đến hết năm 2020 tối thiểu 330.000 tỷ đồng. Trong đó, giá trị nợ xấu mua theo cơ chế thị trường đến hết năm 2020 đạt tối thiểu 20.000 tỷ đồng theo giá mua nợ. Giai đoạn 2021 – 2023 sẽ tập trung triển khai mua nợ xấu theo giá thị trường.
Về xử lý nợ, đến hết năm 2020, hoàn thành về cơ bản xử lý số nợ xấu đã mua (không tính các khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt của các tổ chức tín dụng yếu kém, có thể gây rủi ro cho hệ thống). Trong giai đoạn 2021 – 2023, tập trung xử lý nợ xấu đã mua theo giá thị trường, đồng thời tiếp tục xử lý số nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt.
Đáng chú ý, VAMC cho hay sẽ thiết lập, vận hành sàn giao dịch nợ xấu, đẩy mạnh hoạt động của sàn giao dịch mua bán nợ xấu và thị trường mua bán nợ xấu tập trung, dự kiến vận hành vào năm 2020-2021.
Trước đó, theo một lãnh đạo ban Giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng cho rằng, nợ xấu làm ảnh hưởng tiêu cực đến an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính. Nợ xấu lớn làm tăng lãi suất cho vay, làm giảm vốn tín dụng cho nền kinh tế.
Vị này cho biết, cần phải phát triển thị trường mua bán nợ để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, hình thành sàn giao dịch mua bán nợ. Đây là nơi giới thiệu, cung cấp thông tin chính thức, đầy đủ nhất về các khoản nợ đến các nhà đầu tư.
Sàn giao dịch có nhiệm vụ phát triển hạ tầng giao dịch, thiết lập các chuẩn mực về niêm yết thông tin khoản nợ, quản lý và phát triển các trung gian tạo lập thị trường, tổ chức đầu tư, xây dựng cơ chế giám sát và quy định bảo vệ nhà đầu tư. Việc hình thành sàn giao dịch sẽ tăng tính minh bạch và công khai của thị trường.
Theo H.T/thoibaokinhdoanh.vn
Hệ thống tổ chức tín dụng xử lý 5.800 tỷ đồng nợ xấu mỗi tháng
Ngân hàng Nhà nước mới đây đã tổ chức cuộc họp thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2019 là 2,02%.
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, nhờ thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp, tín dụng đã tăng ngay từ đầu năm.
Tính đến ngày 31/5/2019, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,74% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tín dụng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên đều tăng khá.
Ngoài ra, sau gần hai năm thực hiện, Nghị quyết số 42 đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng trong việc duy trì và kiểm soát nợ xấu ở mức an toàn, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Tính từ năm 2012 đến tháng 3/2019, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 907,33 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó riêng năm 2018 xử lý được 163,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2019 là 2,02%.
Về xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống đã xử lý được 227,86 nghìn tỷ đồng, bao gồm xử lý nợ xấu nội bảng là 117,8 nghìn tỷ đồng.
Tính trung bình, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 5.800 tỷ đồng, cao hơn 4.000 tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ năm 2012 đến năm 2017, thời gian trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.
Kết quả xử lý nợ xấu này cho thấy, khách hàng trả nợ có xu hướng tăng, phần nào phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện khi tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết số 42.
Ngày 21/6/2017, Quốc hội thông qua Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, với mục tiêu pháp điển hoá những quy định cụ thể về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, nâng cao vai trò, năng lực của VAMC.
Bên cạnh đó, nghị quyết này hướng tới xử lý các vướng mắc, khó khăn liên quan đến hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ của tổ chức tín dụng, tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi, triệt để, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, đảm bảo các tổ chức tín dụng tiếp tục phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.
Theo vneconomy.vn
Đại gia Lê Phước Vũ "vượt khó": Chấm dứt hàng trăm chi nhánh, "xoá sổ" công ty con Trong bối cảnh kinh doanh bị suy giảm lãi mạnh, tập đoàn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ đã thực hiện cuộc đại cơ cấu, chấm dứt hoạt động và chuyển đổi hàng trăm chi nhánh trong hệ thống phân phối, và mới đây nhất là ra chủ trương "xoá sổ" một công ty con. Trải qua một phiên giằng co...